Nhóm các giải pháp liên quan

Một phần của tài liệu 0084 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thái bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 95 - 99)

3.2.3.1. Nhân sự

Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của NHTM và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của Ngân hàng .

Cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, kiến thức, khả năng nhanh nhạy trong xem xét, đánh giá các đề xuất tín dụng. Hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ thẩm định đánh giá các doanh nghiệp và các dự án của doanh nghiệp, chú

trọng nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hoá kinh doanh. Định kỳ, có những chương trình họp, học tập kinh nghiệm, trao đổi thực tế giữa lãnh đạo và nhân viên để bổ sung thông tin, kinh nghiệm.

Đặc biệt ở bộ phận quản trị rủi ro phải có một tiêu chuẩn rõ ràng về trình độ, kinh nghiệm thực tế, thời gian trải qua công tác tại bộ phận quan hệ khách hàng. Kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.

Bên cạnh đó, có chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đề bạt thích hợp với yêu cầu và trách nhiệm công việc,tổ chức các lớp học, tập huấn, đào tạo và đào tạo lại. Bổ nhiệm các chức danh khách quan, đúng quy trình, lựa chọn người đủ năng lực và phẩm chất. Đồng thời, có chính sách rõ ràng và phân quyền cụ thể liên quan đến cho vay, thu nợ và xử lý nợ (Sổ tay tín dụng) để từng nhân viên trong từng bộ phận hiểu rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình.

3.2.3.2. Thông tin

Trong công tác tín dụng, thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định giúp cho Ngân hàng ra quyết định có đầu tư hay không. Các thông tin từ phía khách hàng cung cấp nhiều khi lại thiếu đầy đủ, chính xác, do vậy cán bộ tín dụng không thể chỉ dựa vào các luồng thông tin do khách hàng cung cấp trong dự án mà cần phải nắm bắt, xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phương án, dự án từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác, tổ chức lưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng,. dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học. Đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác, khách quan hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tư. Bao gồm 2 dạng

thông tin: thông tin thu thập bên ngoài và thông tin quản trị trong nội bộ Ngân hàng.

Thông tin bên ngoài về khách hàng và thị trường: Hiện nay, nguồn thông tin chính thức Vietinbank Thái Bình chủ yếu lấy trên CIC. Tuy nhiên, nguồn thông tin CIC không đầy đủ, không thể hiện hết đuợc thực trạng tín dụng của khách hàng tại Việt Nam cũng chua có cơ quan nào cung cấp đuợc thông tin và các chỉ tiêu thống kê phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và xếp loại khách hàng cũng nhu khoản vay. Do đó, cần thu thập thêm các thông tin không chính thức nhu uy tín của khách hàng qua đánh giá của bạn hàng, đối tác, hiệp hội mà DN là thành viên để có cái nhìn toàn diện hơn. N gân hàng nên quan tâm đến việc mua thông tin từ các tổ chức chuyên cung cấp thông tin tín dụng, thông tin chuyên ngành, thông tin kinh tế, cũng nhu đặt hàng các đơn vị chuyên nghiên cứu, thu thập thông tin để có cái nhìn rõ ràng, toàn cảnh khi cấp tín dụng. Bao gồm các loại:

■ Thông tin tình hình tài chính của khách hàng: Tình hình tài chính, kinh doanh, quản trị của DN, vị thế và khả năng phát triển của DN, đặc biệt quan tâm đến năng lực, trình độ của đội ngũ lãnh đạo.

■ Thông tin về môi truờng hoạt động kinh doanh, chiều huớng phát triển ngành nghề.

Thông tin quản trị trong nội bộ ngân hàng: Cần xây dựng cơ chế trao

đổi thông tin hiệu quả, liên tục và cập nhật kịp thời thông tin quan trọng giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng. Định kỳ, cán bộ quản lý khoản vay cần thông báo tình hình thực hiện cam kết tín dụng, cũng nhu theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng và báo cáo lại cho lãnh đạo/ bộ phận quản trị rủi ro. Để từ đó, bộ phận quản trị rủi ro có phuơng pháp xử lý, tránh tình trạng chỉ khi phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu theo chuơng trình xếp hạng theo thời gian giải ngân mới tìm huớng giải quyết.

Mặc khác, bản thân Ngân hàng cũng cần nêu cao tinh thần minh bạch, công khai hoá thông tin làm cơ sở, động lực cho việc nâng cao chất lượng rủi ro. Việc minh bạch, công khai thông tin không chỉ thực hiện với NHNN mà còn giữa các bộ phận trong Ngân hàng.

3.2.3.3. Công nghệ quản trị rủi ro

Chú trọng đầu tư công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích đánh giá, đo lường rủi ro. Do các món vay của các DNNVV thường có giá trị nhỏ, nhưng số lượng món vay lại khá lớn nên việc quản lý các khoản vay của các cán bộ tín dụng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, NHCT phải nâng cao công tác giám sát khoản vay, tăng cường ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động Ngân hàng nhằm cập nhật thường xuyên mọi biến động về các khoản dư nợ của các DNNVV tại Ngân hàng mình. Ngân hàng đầu tư nâng cấp hệ thống máy móc tin học, truyền thông thích hợp, đồng thời nâng cao chất lượng các công cụ đo lường rủi ro và tiếp tục áp dụng các công cụ đo lường rủi ro mới.

■ Công nghệ thu thập, phân tích và truyền đạt thông tin

■ Công nghệ phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro, cho biết chính xác các trạng thái rủi ro khoản vay và danh mục để NH có chính sách phòng ngừa kịp thời

Việc đầu tư công nghệ trong công tác quản trị rủi ro tín dụng nên được tư vấn và thiết kế bởi một đơn vị cung cấp chuyên nghiệp các giải pháp tài chính. Các NHTM trong nước đặt hàng các công ty lớn trên thế giới trong việc thiết kế các chương trình riêng để phân tích, đánh giá rủi ro khoản vay. Công nghệ đem lại kết quả chính xác, khách quan, giảm thiểu thời gian, công sức cho cán bộ tín dụng khi quản lý số lượng lớn các khoản vay.

3.2.3.4. Tăng cường các mối quan hệ với các hiệp hội, ban ngành

nghề, hội liên hiệp phụ nữ... nắm bắt thông tin về khách hàng như tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu về vốn, dịch vụ, đồng thời chuyền tải thông tin

về hoạt động của NHCT tới các khách hàng, tạo ra mối liên hệ qua lại thường

xuyên, xâm nhập lẫn nhau giữa NHCT và Khách hàng. Thông qua các hiệp hội, NHCT tham gia cung cấp các dịch vụ đào tạo, tạo ra sự đa dạng về nguồn

vốn, đặc biệt là vốn trung, dài hạn ngoại tệ đầu tư cho các dự án sản xuất hàng xuất khẩu.

Mở rộng hợp tác, học tập kinh nghiệm về mô hình quản lý tín dụng, đầu tư cho các DN tại các TCTD trong khu vực và trên thế giới, tạo ra các cơ hội nhận tài trợ về đào tạo, học hỏi kinh nghiệm, góp phần nâng cao kỹ năng đầu tư cho DN. Kết hợp cới các cơ quan chính quyền, hiệp hội, hội doanh nghiệp, cơ quan quản lý kinh doanh, thuế các cấp tập huấn nâng cao quy trình quản lý cho các chủ doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 0084 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thái bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w