Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình
2.3.1.1. Cơ cấu dư nợ theo thời gian vay
Trong giai đoạn 2013 - 2015, Vietinbank Thái Bình định hướng phát triển tín dụng là tập trung khai thác khách hàng mới, tăng trưởng tín dụng ngắn hạn, duy trì các khoản vay dài hạn. Kết quả hoạt động tín dụng trong giai đoạn này đã phản ánh đúng định hướng tín dụng của Ban Lãnh đạo Vietinbank Thái Bình đã đề ra ban đầu.
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ theo thời gian vay
3 5 6 - VNĐ 2.14 0 2.60 6 2.94 5 3.251 - Ngoại tệ quy đổi VNĐ 793 89 9 921 984
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013,2014,2015 và 6 tháng đầu năm 2016 của Vietinbank Thái Bình)
Từ năm 2013 đến thời điểm 30/6/2015, dư nợ của các khoản vay trung dài hạn gần như được duy trì ở quanh mức 1.100 tỷ đồng; trong khi đó dư nợ của các khoản vay ngắn hạn luôn tăng qua các năm, từ 2.933 tỷ đồng vào năm 2013 đã tăng lên 4.235 tỷ đồng vào thời điểm 30/6/2016. Quá trình thay đổi và tăng trưởng của các khoản vay ngắn hạn và trung dài hạn được thể hiện rõ hơn ở biều đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dư nợ theo thời gian vay
2.3.1.2. Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền
Là 1 trong những hệ thống NHTM lớn nhất của Việt Nam, hệ thống NHCT nói chung và Vietinbank Thái Bình nói riêng luôn tìm cách nâng cao và đa dạng các dịch vụ nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng, trong đó có việc định hướng phát triển tín dụng đối với các khoản vay ngoại tệ đối với các khách hàng có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu và/hoặc có nhu cầu vay ngoại tê.
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền
4 % 6 3 % 2014 1.16 5 3β %^ 1.04 7 30% 1.29 3 37 % 3.505 2015 1.17 5 30 % 1.28 8 33% 1.40 3 36 % 3.866 6 tháng đầu năm 2016 1.16 5 28 % 1.62 0 38% 1.45 0 34 % 4.235
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013,2014,2015 và 6 tháng đầu năm 2016 của Vietinbank Thái Bình)
Ngoài việc tập trung tăng trưởng dư nợ đối với các khoản vay VNĐ thì Vietinbank Thái Bình cũng chú ý đến việc tăng trưởng các khoản vay ngoại tệ. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa thực sự tương xứng với tiềm năng sẵn có đối với các hoạt động kinh tế ở Thái Bình là tỉnh có ngành dệt may xuất khẩu tương đối phát triển. Trong thời gian tới, Vietinbank Thái Bình có định hướng tập trung hơn nữa vào lĩnh vực này nhằm tăng dư nợ của các khoản vay ngoại tệ để thu hút nhiều hơn nguồn ngoại tệ do các doanh nghiệp xuất khẩu mang lại.
2.3.1.3. Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
Thời gian trước đây, hệ thống NHCT chủ yếu phục vụ khách hàng là doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn góp nhà nước, doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, chính sách của NHCT nói chung và Vietinbank Thái Bình nói riêng đã có một sự thay đổi nhằm mở rộng khai thác thị trường bán lẻ đầy tiềm năng phát triển, tăng cường mở rộng cung ứng dịch vụ, tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. Trên cơ sở bám sát chủ trương định hướng lại chính sách tín dụng của NHCT theo hướng tập trung mở rộng đầu tư cho khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm dần tỷ trọng đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước, cùng với tình hình thực tế tại địa bàn và tại chi nhánh; Vietinbank Thái Bình đã chủ trương dịch chuyển đầu tư sang nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp tại các làng nghề..., hạn chế cho vay các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả
Tại Vietinbank Thái Bình, việc mở rộng cung ứng dịch vụ, tín dụng cho đối tượng khách hàng thể nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có những chuyển biến rõ rệt, tỷ lệ dư nợ theo các đối tượng khách hàng này đã tăng
lên rõ rệt. . Điều này có thể thấy qua bảng số liệu trên, từ năm 2013 đến thời điểm 30/6/2016, dư nợ cho vay đối với khách hàng DNNVV tăng đáng kể từ 1.286 tỷ lên 1.620 tỷ, chiếm 38% tổng dư nợ tín dụng tại thời điểm 30/6/2016. Bên cạnh đó là cũng sự gia tăng lớn của khối KHCN và doanh nghiệp siêu vi mô, tại thời điểm 30/6/2016 dư nợ đạt 1.451 tỷ đồng chiếm 34% tổng dư nợ.
Biểu đồ 2.7: Sự biến động trong cơ cấu dư nợ vay theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng
Nhìn biểu đồ 2.7 ta có thể thấy rõ hơn định hướng phát triển tín dụng của Vietinbank Thái Bình trong những năm qua. Cùng với sự gia tăng của tổng dư nợ tín dụng thì dư nợ đối với khối KHDN NVVvà KHCN - KH khác cũng có sự biến động lớn, và khối KHDN lớn không có sự biến động đáng kể từ năm 2014 đến thời điểm tháng 6/2016.
Nhìn chung, cơ cấu cho vay hiện nay tuy đã có sự chuyển biến tích cực và phù hợp với định hướng phát triển tín dụng của Vietinbank Thái Bình, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số điểm chưa hợp lý. Dư nợ của khối KHDN lớn tại thời điểm tháng 6/2016 đạt 1.165 tỷ đồng, chiếm 28% tổng dư nợ tập trung chủ yếu vào mốt số khách hàng. Điều này tiềm ẩn rủi ro tín dụng khá lớn đối với Vietinbank Thái Bình trong trường hợp các khách hàng này xảy ra rủi ro tín dụng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới ngoài việc tăng trưởng dư nợ tín dụng chung của Chi nhánh thì Vietinbank Thái Bình cần có định hướng phát triển tín dụng theo hướng tập trung vào phát triển tín dụng khối KHDN NVV và KHCN nhằm san sẻ rủi ro tín dụng và ổn định chất lượng tín dụng.