Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu 0094 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tam dương vĩnh phúc luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 41)

Cấp tín dụng là cả một qui trình, ở mỗi qui trình đều quan trọng và dễ gây ra rủi ro cho ngân hàng nếu không tuân thủ đúng, công tác hạn chế rủi ro tín dụng từ đó sẽ càng gặp khó khăn. Các khâu thẩm định, phương án vay, tài sản bảo đảm, giám sát khoản vay... nếu cán bộ tín dụng vô tình hoặc cố ý làm không đúng nguyên tắc không những sẽ vừa vi phạm an toàn tín dụng, vi phạm nghiệp vụ và hơn nữa khoản vay không đáp ứng yêu cầu này có nguy cơ mất vốn cao. Nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng tới công tác hạn chế rủi ro tín dụng bao gồm:

- Chính sách cho vay: Nếu chính sách cho vay chỉ chú trọng tới lợi nhuận, nới lỏng điều kiện cho vay mà ít quan tâm tới hoạt động sản xuất kinh doanh khách hàng sẽ đẩy rủi ro lên cao, chất lượng tín dụng xuống thấp. Điều này khiến công tác hạn chế rủi ro tín dụng gặp phải khó khăn khi muốn giảm thiểu rủi ro bằng việc thắt chặt điều kiện cho vay và có thể phải đối mặt với việc các khoản nợ rơi vào tình trạng rủi ro sẽ xảy ra hàng loạt.

- Kỹ thuật cấp tín dụng: Nếu kỹ thuật cấp tín dụng chưa hiện đại, chưa đa dạng như: việc xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng còn quá đơn

giản, thời hạn còn chưa phù hợp, chủ yếu là tín dụng trực tiếp, sản phẩm tín dụng còn nghèo nàn thì việc cấp tín dụng sẽ gặp nhiều khó khắn, thiếu độ chính xác và tin cậy. Đối với cho vay doanh nghiệp nhỏ và cá nhân, quyết định cho vay của ngân hàng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, chưa áp dụng công cụ chấm điểm tín dụng. Những nguyên nhân này khiến cho công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng gặp khó khăn khi khó xác định được đối tượng khách hàng có tiềm ẩn rủi ro cao để kịp thời có biện pháp ngăn ngừa.

- Khâu kiểm soát nội: Nếu khâu kiểm soát nội bộ chưa nghiêm túc thì những sai phạm của cán bộ tín dụng hay của khách hàng sẽ không được phát hiện kịp thời, để xảy ra tổn thất nặng nề. Đây là khâu đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi thông qua việc kiểm tra giám sát kịp thời, những sai sót trong tín dụng được phát hiện và loại bỏ trước khi gây ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, hiện nay, các ngân hàng thực hiện kiểm soát chưa triệt để, mang tính hình thức. Chính vì vậy mà rủi ro hầu hết đã xảy ra rồi, ngân hàng mới đi lo xử lý. Trong khi việc phòng ngừa đơn giản hơn và tiết kiệm chi phí cho ngân hàng hơn là xử lý rủi ro đã phát sinh.

- Kiểm tra giám sát vốn vay: Nếu việc kiểm tra, giám sát sau vay sát lỏng lẻo thì sẽ tạo cho khách hàng có cơ hội lợi dụng để sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc cán bộ tín dụng không kịp thời phát hiện ra hoạt động kinh doanh của khách hàng đang gặp vấn đề. Từ đó khiến cho công tác hạn chế rủi ro không có hiệu quả do không nắm rõ được tình hình của khách hàng, nhận biết được các rủi ro có thể phát sinh mà tới khi rủi ro xảy ra rồi ngân hàng mới tập trung đi lo xử lý.

- Bảo đảm tiền vay: Nếu việc tuân thủ quy định về bảo đảm tiền vay chưa chặt chẽ dẫn tới khoản vay không đủ tiêu chuẩn và nguy cơ rủi ro mất vốn tăng

cao. Việc tuân thủ bảo đảm tiền vay rất quan trọng vì đây sẽ là động lực để khách hàng nâng cao trách nhiệm trả nợ, đồng thời hỗ trợ công tác hạn chế rủi

tín dụng bởi đây là một biện pháp để ngân hàng thu hồi nợ xấu. Việc tuân thủ không chặt chẽ, đến khi xảy ra rủi ro, công tác hạn chế rủi ro phải tìm các biện pháp khắc phục, đôn đốc và mất đi một nguồn thu từ tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, không phải khoản vay nào cũng cần có tài sản bảo đảm, chính vì vậy nếu cán bộ tín dụng phải xác định đúng đối tuợng đuợc vay theo hình thức này, tránh cho vay nhằm tăng du nợ mà không kiểm soát chất lượng.

- Thông tin khách hàng: Nếu thiếu thông tin khách hàng dẫn tới thiếu cơ sở tin cậy để ra quyết định tín dụng. Ngân hàng chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu về khách hàng một cách đầy đủ, điều này khiến việc ra quyết định tín dụng không chính xác, từ đó rủi ro càng phát sinh. Ngân hàng muốn phòng ngừa hay xử lý rủi ro cũng cần nắm được các thông tin khách hàng để tìm kiếm biện pháp phù hợp thu hồi nợ, tuy nhiên thông tin không đầy đủ khiến công tác hạn chế gặp rất nhiều khó khăn.

- Biện pháp xử lý rủi ro: Nếu các biện pháp xử lý rủi ro phát sinh còn nghèo nàn dẫn tới hiệu quả của công tác hạn chế rủi ro suy giảm bởi với các biện pháp đơn thuần như đốc thúc thu hồi nợ hay phát mại tài sản... thì nợ thu hồi thường rất thấp và nhất là khi gặp phải sự chống đối của khách hàng. - Chất lượng cán bộ: Nếu chất lượng cán bộ chưa cao có thể dẫn tới

một loạt sai phạm ngay từ đầu quá trình cho vay cũng như trong việc thực hiện công tác hạn chế rủi ro. Cũng như cấp tín dụng, hạn chế rủi ro yêu cầu cán bộ phải có trình độ cao, và so với việc cho vay thì tìm ra các biện pháp nhằm khắc phục và thu hồi nợ đòi hòi hơn nữa cán bộ am hiểu về các lĩnh vực cho vay, nắm chắc nghiệp vụ, nhạy bén và linh hoạt trong việc phối kết hợp các biện pháp.Và cực kỳ nguy hiểm khi một cán bộ tín dụng không đủ trình độ và đạo đức đảm nhiệm công việc này.

Một phần của tài liệu 0094 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tam dương vĩnh phúc luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w