Chính phủ cần xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán, có sự định hướng lâu dài nhằm tạo môi trường kinh tế ổn định.Trước hết Chính phủ cần có những chính sách, biện pháp nhằm đảm bảo một môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp, trong đó có ngân hàng và các TCTD khác. Chính phủ cần xây dựng được định hướng phát triển một cách đồng bộ, tránh tình trạng thường xuyên thay đổi. Chính phủ nên có những bước đệm hoặc có những giải pháp thiết thực nhằm tháo gỡ những khó khăn khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế chính sách liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có những biện pháp nhằm bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, điều chỉnh và tăng cường hiệu lực pháp lực của chính sách bảo vệ thuế, chính sách bảo trợ sản xuất trong nước, chính sách ngăn chặn hàng nhập lậu...
Thứ hai, can thiệp hợp lý vào các quyết định cho vay của NHTM Quốc doanh
Nhà nước chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô và bằng các biện pháp vĩ mô đối với hoạt động kinh tế nói chung và giao dịch thương mại của ngân hàng nói riêng; còn những hoạt động mang tính vi mô, vốn dĩ là công việc của các chủ thể kinh tế hay cụ thể là các ngân hàng thương mại thì để cho họ tự quyết định và tự chịu trách nhiệm, nhất là trách nhiệm kinh tế theo sự dẫn dắt của các quy luật thị trường. Tiếp tục giảm dần sự can thiệp của Nhà nước đối với hoạt động giao dịch của các ngân hàng trong huy động vốn và cho vay; tách bạch rõ ràng giữa tín dụng vì mục tiêu thương mại và chuyển nghĩa vụ cho vay theo chính sách ra khỏi chức năng kinh doanh của các ngân hàng thương mại Quốc doanh bằng cách trao nghĩa vụ đó cho các ngân hàng chính sách mới được thành lập bởi Chính phủ; đối xử công bằng, bình đẳng giữa các ngân hàng trong nước và nước ngoài trên cơ sở cho phép rộng rãi các ngân hàng nước ngoài được thực hiện những hoạt động dịch vụ tài chính - ngân hàng
trên lãnh thể Việt Nam theo lộ trình hội nhập cam kết trong các Hiệp định thương mại song phương và đa phương; khuyến khích và hỗ trợ các ngân hàng thương mại Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài bằng chính sách thuế và chính sách ngoại hối hợp lý....
Thứ ba, hoàn thiện các quy định pháp lý về quyền của NHTM đối với tài sản bảo đảm
Chính phủ cần có những biện pháp hoàn thiện môi trường pháp lý. Điều kiện về một môi trường pháp lý thuận lợi là rất quan trọng đối với hoạt động của các NHTM. Trong việc hoàn thiện môi trường pháp lý, cần đặc biệt chú ý tới việc hoàn thiện các văn bản pháp luật về tài sản thế chấp, các văn bản này còn nhiều bất cập, nhất là trong việc xác định quyền sở hữu các tài sản dung làm thế chấp. Chính phủ tạo sự dễ dàng hơn trong việc thanh lý tài sản thế chấp của các doanh nghiệp, tư nhân có nợ quá hạn không trả được.
Quốc hội cần thường xuyên đưa vào chương trình soạn thảo ban hành luật kế toán thống kê, kiểm toán phù hợp với nền kinh tế đa dạng nhiều thành phần. Cùng với việc hoàn thiện pháp lệnh này cần nghiêm minh xử lý các doanh nghiệp vi phạm pháp lệnh trên để tránh tái phạm.
Quốc hội cần có biện pháp tăng cường hiệu lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật, tránh tình trạng nhiều thủ tục rườm rà gây mất thời gian và tiền bạc cho phía ngân hàng trong việc khởi kiện.
Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban nghành hữu quan trong việc xử lý nợ tồn đọng. Về phía Chính phủ cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể hoặc có các cuộc hội thảo nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các ban ngành liên quan trong việc xử lý nợ tồn đọng đặc biệt là các đơn vị : Toà án nhân dân tối cao, viện kiểm soát nhân dân tối cao, B ộ công an, thanh tra nhà nước, Bộ tài chính, Bộ tư pháp để các ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
Trước hết, cần nhanh chóng chấn chỉnh việc cấp phép hoạt động và kinh doanh đối với các doanh nghiệp mới, đặc biệt là các công ty trách nhiệm hữu hạn. Doanh nghiệp được cấp phép phải đảm bảo được điều kiện về vốn, cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh, cán bộ điều hành có đủ năng lực phẩm chất và có phương án kinh doanh khả thi. Đồng thời không được buông lỏng việc kiểm tra, giám sát sau khi doanh nghiệp đã được cấp giấy phép thành lập.
Các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay đang trong giai đoạn được sắp xếp củng cố, nên còn nhiều bất cập, các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới hoạt động nên thông tin về hoạt động quá khứ chưa có, nguồn tiếp cận thông tin của ngân hàng còn rất hạn chế. Chính phủ cần có biện pháp yêu cầu các doanh nghiệp minh bạch tài chính, tuân thủ pháp lệnh kế toán thống kê, không chỉ vậy, các báo cáo tài chính phải được lập kịp thời, trung thực, có độ tin cậy cao chứ không