Khó khăn lớn nhất phải kể ra đối với chi nhánh là khâu thu thập thông tin liên quan đến quá trình thẩm định như: thông tin về khách hàng, thông tin đánh giá giá trị tài sản đảm bảo, thông tin về tiềm năng phát triển của dự án.. .Thông tin tín dụng là khởi đầu cho hoạt động kinh tế và một quyết định đầu tư tín dụng. Nếu hệ thồng thông tin tín dụng không có đầy đủ dữ liệu hoặc không chính xác thì việc phân tích khách hàng của ngân hàng sẽ gặp khó khăn và không thực sự hoàn chỉnh. Trong thực tế hiện nay, công tác tín dụng tại chi nhánh hoạt động đang thụ động trong việc cập nhật thông tin từ đối tượng cho vay, nguồn gốc thông tin chủ yếu dựa vào hồ sơ cho vay, hồ sơ dự án.. .có chăng nguồn thông tin ở ngân hàng cũng chỉ là tổng quan không được chi tiết cụ thể nên tính chính xác, khoa học và khách quancòn nhiều hạn chế. Do vậy nguồn thông tin thu thập được để đánh giá và đưa ra quyết định cho vay là thiếu chính xác gây nhiều rủi ro và giảm lợi nhuận cho bản thân ngân hàng. Bên cạnh đó, khách hàng phải gặp nhiều khó khăn và bất lợi khi cán bộ tín dụng đánh giá thấp doanh nghiệp.
khách hàng đầy đủ, minh bạch, phục vụ cho công tác đánh giá khách hàng, bổ
sung căn cứ ra quyết định tín dụng. Công việc này cần đuợc ban lãnh đạo điều
hành, chỉ định các cán bộ tín dụng kết hợp với cán bộ kế toán thực hiện. Các nội dung của giải pháp bao gồm:
- Đầu tu chuơng trình máy móc để có thể thống kê nhanh và chuẩn xác các số liệu liên quan đến các hoạt động tín dụng, từ đó có cơ sở phân tích đánh giá những biến động nhằm phát hiện rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra một cách kịp thời. Để thực hiện đuợc điều này, Agribank Tam Duơng cần có kiến nghị lên Agribank Tỉnh Vĩnh Phúc để Tỉnh ra phuơng án và cung cấp ngân sách.
- Đa dạng hoá các nguồn thông tin, các nguồn thông tin phải đuợc thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, cụ thể nhu:
+ Từ hồ sơ vay vốn của khách hàng, cần phải có xác nhận của các kiểm toán các cấp tuỳ loại hình khách hàng vay vốn đồng thời đuợc bổ sung, cập nhật thuờng xuyên.
+ Điều tra qua việc thâm nhập thực tế, mua tin từ các tổ chức nhu trung tâm thông tin tín dụng CIC của NHNN hoặc thuê chuyên gia giúp tu vấn thẩm định về các chỉ tiêu thông số kỹ thuật. Ngoài ra còn có thể thu thập tin tức từ các đối tác của các khách hàng hay các ngân hàng bạn.
+ Thành lập tổ thông tin tín dụng, để bổ sung thêm một kênh thông tin giúp chi nhánh đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng nhằm hạn chế rủi ro.
+ Chi nhánh cũng nên chủ động xây dựng một mạng luới thông tin liên quan tới giá trị thị truờng của các tài sản đảm bảo nhu theo dõi diễn biến giá bất động sản, thiết bị máy móc...
nhỏ. Trong ngành tài chính ngân hàng hiện nay thì thông tin là yếu tố có vai trò quyết định sự thành bại của các trung gian tài chính. Chính vì vậy mà nâng cao và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng là một đòi hỏi tất yếu khách quan đối với Agribank Tam Duơng
3.2.5. Đa dạng hóa hơn nữa các biện pháp xử lý rủi ro tín dụng
Các món nợ của khách hàng ảnh huởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh, cần phải có các giải pháp giảm những khoản nợ tốn đọng, nợ quá hạn. Đó là thuờng xuyên định kỳ tiến hành phân tích đánh giá những khoản nợ tồn đọng, quá hạn, tìm rõ nguyên nhân để có giải pháp thu hồi nợ cho phù hợp.
Thực hiện các biện pháp thu hồi nợ quá hạn. Đối với các khoản nợ quá hạn bình thuờng, cán bộ tăng cuờng đôn đốc, thu hồi nợ kết hợp với việc kiểm tra tình hình xử dụng vốn, tình hình tài chính, tình hình tài sản đảm bảo. Đồng thời cần có biện pháp thích hợp để giúp đỡ khách hàng giải quyết khó khăn về tài chính, trả nợ ngân hàng, tạm hoãn thu lãi định kỳ các khoản nợ đã chuyển quá hạn do chậm trả một phần gốc hoặc lãi. Còn các khoản nợ khó đòi trên 6 tháng có nguy cơ rủi ro cần thực hiện việc đôn đốc thu hồi nợ qua nhiều buớc, kiểm tra quy trách nhiệm.
- Thực hiện các biện pháp xử lý nợ thích hợp đối với từng khoản vay. Các biện pháp xử lý nợ theo quy định của ngân hàng cấp trên bao gồm:
+ Điều chỉnh kỳ hạn nợ : truờng hợp khách hàng có nợ quá hạn hoặc không trả đuợc nợ đến hạn do các khó khăn khách quan, nếu xác định lại kỳ hạn nợ, khách hàng có thể ổn định đuợc sản xuất, trả đuợc nợ thì ngân hàng có thể xem xét điều chỉnh lại kỳ hạn nợ.
+ Miễn giảm tiền vay đối với khách hàng bị tổn thất tài sản hình thành từ vốn vay do các nguyên nhân khách quan nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính cho khách hàng có điều kiện lập lại quan hệ tín dụng bình thuờng.
+ Các khách hàng có nợ quá hạn do nguyên nhân bất khả kháng có khả năng trả nợ và cần vốn để khôi phục sản xuất kinh doanh, ngân hàng có thể xem xét tạm khoanh nợ cũ.
+ Các khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng tuỳ vào mức độ vi phạm ngân hàng có thể tam ngừng cho vay, chấm dứt cho vay hoặc khởi kiện truớc pháp luật.
- Khai thác các tài sản đảm bảo nợ vay. Truớc hết phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ, thủ tục đảm bảo tiền vay của các khoản nợ quá hạn, từ đó có biện pháp bổ sung, hoàn chỉnh, đảm bảo hợp lệ, hợp pháp, đầy đủ để tạo điều kiện cho việc xử lý. Tiến hành các buớc và biện pháp xử lý tài sản phù hợp với thực trạng từng truờng hợp cụ thể.
- Phối hợp với các ngành có liên quan, với cấp uỷ, với chính quyền địa phuơng để xử lý nợ khó đòi, nợ quá hạn.
- Sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh.
Tuy các công cụ phái sinh còn chua phát triển ở Việt Nam nhung trong những năm gần đây nhiều ngân hàng trên thế giới đã áp dụng công cụ tài chính mới này để hạn chế rủi ro, đồng thời tạo thêm thu nhập cho ngân hàng từ lệ phí thu đuợc. Công cụ phái sinh ở đây sẽ chỉ đề cập tới nghiệp vụ “Bán các khoản cho vay”là phù hợp với Agribank Tam Duơng hiện nay.
Hoạt động mua bán nợ không chỉ là một biện pháp xử lý nợ mà còn là một hình thức tín dụng mới nhằm đa dạng hoá các hoạt động tín dụng, tăng cuờng khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận. Mặt khác, các chủ thể tiến hành mua bán nợ trên thị truờng hoạt động chuyên nghiệp, có nhiều lợi thế về thông tin, quy mô, không chịu áp lực từ mối quan hệ với khách hàng nhu ngân hàng nên công tác xử lý nợ xấu sẽ hiệu quả hơn.
Để thực hiện tốt biện pháp này, Agribank Tam Duơng phải nhận thức rõ ràng vai trò tầm quan trọng, ích lợi của việc mua bán nợ, cụ thể hoá các
quy định của pháp luật nhằm đua ra quyết định đúng đắn để tiến hành việc mua bán nợ đúng pháp luật và hiệu quả.
Thành lập tổ chuyên trách về mua bán nợ để phân tích tình hình các khoản nợ và thị truờng mua bán nợ giúp đua ra các quyết định hợp lý.
3.2.6. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng
Nguời thực hiện tất cả các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng trên chính là các cán bộ tín dụng. Yếu tố con nguời luôn là yếu tố quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Cán bộ tín dụng là nguời liên quan trực tiếp đến khoản vay nên muốn ngăn ngừa rủi ro cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng.
Mục tiêu của giải pháp huớng tới đội ngũ cán bộ toàn diện về kiến thức nghiệp vụ cũng nhu phẩm chất đạo đức đồng thời cho thấy việc đề cao vai trò của cán bộ tín dụng đối với hoạt động tín dụng. Ban lãnh đạo của Agribank Tam Duơng cần thực hiện ngay từ bây giờ, phát triển con nguời bao giờ cũng cần thời gian dài để tích lũy kiến thức kinh nghiệm và phát triển con nguời để bắt kịp với xu thế phát triển của kinh tế. Một số nội dung của giải pháp này là: - Tăng cuờng tuyên truyền giáo dục tu tuởng chính trị, tu tuởng tác
phong làm việc chống lại các rủi ro đạo đức trong hoạt động cho vay. Về số luợng cán bộ tín dụng phải chiếm trên 50% số cán bộ trong chi nhánh. Điều này Agribank Tam Duơng đã đáp ứng đuợc. Tuy nhiên, về trình độ cán bộ tín dụng phải chuẩn hoá cán bộ có trình độ Đại học và hiểu biết về pháp luật, kinh tế chuyên ngành để phụ trách chú trọng nâng cao trình độ thẩm định dự án, chú trọng đạo đức phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp. Có cơ chế xử lý nghiêm minh đối với các cán bộ lợi dụng chức trách để tham ô, lợi dụng trong cho vay.
- Cử các cán bộ đi học các khoá đào tạo do trung tâm đào tạo của ngân hàng, các trung tâm đào tạo lớn có uy tín tổ chức. Định kỳ tổ chức các lớp bồi
dưỡng nghiệp vụ về chế độ kế toán mới , các phương pháp thẩm định dự án đầu tư, phân tích hoạt động kinh doanh...
- Tuyển chọn những cán bộ được trang bị hay đã tích luỹ kiến thức cơ bản về dự án có khả năng tiếp thu và hướng dẫn lại nghiệp vụ khi về cơ quan đi học các chương trình tập huấn có chỉ tiêu do NHNN, các cơ sở đào tạo có uy tín tổ chức. Mặt khác bản thân các cán bộ tín dụng cũng cần phải tự chau dồi thêm kinh nghiệm và kiến thức qua các sách báo, tài liệu liên quan tới ngân hàng.
- Mỗi cán bộ cũng cần phải được đặt trong môi trường cạnh tranh, tạo thêm ưu đãi hay thưởng phạt và được quy định rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi tạo động lực thúc đẩy tinh thần trách nhiệm, tính năng động sáng tạo của mỗi cán bộ.
- Bố trí đủ và phân công công việc hợp lý cho cán bộ, tránh tình trạng quả tải cho cán bộ để đảm bảo chất lượng công việc, giúp cho cán bộ có đủ thời gian nghiên cứu thẩm định và giám sát các khoản vay một cách hiệu quả. - Xây dựng chế độ đánh giá khen thưởng và kỷ luật, lương thưởng dựa
trên chất lượng tín dụng và hiệu quả công việc mà cán bộ đó thực hiện. Các quy định về khen thưởng và kỷ luật phải được sự thống nhất và phải được thực hiện nghiêm túc triệt để. Nhờ vậy mới nâng cao tính chịu trách nhiệm trong các quyết định tín dụng của cán bộ có liên quan.
- Thực hiện luân chuyển cán bộ trong quản lý khách hàng để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ được tạo lập quá dài, đồng thời giúp tạo điều kiện cho các cán bộ tiếp cận những khách hàng khác nhau sẽ có khả năng xử lý công việc được nhanh chóng, hạn chế sức ỳ và tạo cho các cán bộ tín dụng sự ham thích trong công việc.