Vĩnh Phúc
Agribank Vĩnh Phúc cần tăng cường hơn nữa sự kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với từng chi nhánh trực thuộc. Việc kiểm tra, giám sát cần tiến hành thường xuyên, toàn diện và chính xác để kịp thời xử lý rủi ro tiềm ẩn, đồng thời cần phải có sự chỉ đạo, hướng dẫn các chi nhánh phối hợp nhịp nhàng, tránh cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng tới xu thế phát triển chung của NHNN & PTNT VN.
Agribank Vĩnh Phúc cần chỉ đạo trung tâm công nghệ thông tin hỗ trợ chi nhánh Tam Dương cũng như các chi nhánh khác trên địa bàn tỉnh , giúp chi nhánh khai thác tốt dữ liệu trong quá trình tác nghiệp nâng cao hiệu quả
trong việc bảo đảm các biện pháp bảo đảm tín dụng trong ngân hàng.
Cần xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và các kiến thức về quản trị rủi ro cho các cán bộ ngân hàng. Cập nhật kiến thức và đào tạo nâng cao thường xuyên đối với các nhân viên, có chính sách đãi ngộ hợp lý.
Chú trọng và đẩy mạnh công tác xử lý thu hồi nợ trực tiếp, thường xuyên rà soát lại các khoản nợ, phân loại, đánh giá khả năng thu hồi để triển khai các biện pháp thu hồi nợ.
Cần ban hành thêm các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, chỉnh sửa và thống nhất nhiều mẫu biểu tín dụng như mẫu hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, bảo lãnh... nhằm hạn chế rủi ro về mặt pháp lý.
Xây dựng quy trình kiểm tra chặt chẽ để nâng cao tính chuyên nghiệp của công tác kiểm tra, tích cực cử bộ phận kiểm tra và kiểm soát nội bộ định kỳ tới các chi nhánh trong tỉnh để đánh giá tình hình thực hiện cấp tín dụng, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai sót tồn đọng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ thực trạng hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Tam Dương trong thời gian vừa qua, chương 3 đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạn chế rủi ro tín dụng. Giải pháp tập trung vào giải quyết những nguyên nhân khiến cho công tác hạn chế rủi ro tín dụng của Agribank chưa hiệu quả như những biện pháp mà chi nhánh sử dụng để xử lý rủi ro còn rất cơ bản, thông tin khách hàng không đầy đủ, mức trích lập dự phòng và trình độ cán bộ còn chưa đáp ứng với yêu cầu đặt ra.... Đồng thời, chương 3 đề xuất kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và đối với Agribank Tỉnh Vĩnh Phúc một số vấn đề tạo lập một môi trường kinh doanh và quản lý rủi ro có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn định và bền vững.
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng là lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận nhất nhung cũng là lĩnh vực có rủi ro lớn nhất trong hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín dụng là một thực tế khách quan, song hoạt động ngân hàng là một hoạt động nhạy cảm có tác động lớn đến tình hình kinh tế xã hội. Do vậy quản lý và giám sát các hoạt động kinh doanh ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng luôn là uu tiên của mọi quốc gia, của các cơ quan quản lý Nhà nuớc, Ngân hàng nhà nuớc, ngân hàng thuơng mại.
Rủi ro tín dụng có thể xảy ra với bất cứ ngân hàng nào và đối với Agribank Tam Duơng cũng không ngoại lệ. Trong thời gian qua, ngân hàng đã tiến hành nhiều biện pháp hữu hiệu cộng với sự nỗ lực, quyết tâm rất cao do đó đã đạt đuợc những kết quả rất đáng khích lệ trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng, góp phần đua hoạt động của ngân hàng đi vào ổn định. Mặc dù vậy, hậu quả của rủi ro tín dụng vẫn còn khá lớn, vẫn còn ảnh huởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Qua quá trình nghiên cứu, luận văn “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tam Dương - Vĩnh Phúc” đã giải quyết đuợc các vấn đề sau:
Thứ nhất, khái quát những nội dung cơ bản về rủi ro tín dụng, công tác hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thuơng mại (trình bày các nội dung và khái niệm, nguyên nhân tác động, nguyên tắc thực hiện, các chỉ tiểu đánh đía và nhân tố ảnh huởng tới công tác hạn chế rủi ro tín dụng).
Thứ hai, nghiên cứu và phân tích thực trạng về tình hình hạn chế rủi ro tín dụng của Agribank Tam Duơng trên cơ sở các chỉ tiêu đánh giá. Trên cơ sở đó, chỉ ra các kết quả đạt đuợc nhu tín dụng tăng truởng khá cao, tốc độ tăng đạt 8,64% năm 2014, các bộ phận đã đuợc chuyên môn hóa sâu hơn, bộ phận quản lý rủi ro độc lập, hệ thống xếp hạng tín dụng cơ bản phản ánh đuợc
chất lượng khách hàng. Bên cạnh đó, chỉ rõ các hạn chế như tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu quá cao (năm 2014 nợ quá hạn ở mức 8,3% và nợ xấu ở mức 3,05% so với tổng dư nợ, lớn hơn nhiều so với tỷ lệ an toàn hiện nay), xử lý nợ còn nhiều vấn đề...Đồng thời, luận văn đã xác định các nguyên nhân của hạn chế bao gồm những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía ngân hàng như kiểm tra giám sát vốn vay lỏng lẻo, chưa thực hiện bảo đảm tiền vay đầy đủ, trình độ cán bộ còn hạn chế...và nguyên nhân khách quan bên ngoài.
Thứ ba, trên cơ sở định hướng đối với công tác hạn chế rủi ro tín dụng và những nguyên nhân dẫn tới các tồn tại của Agribank Tam Dương, luận văn có đề xuất một số giải pháp cần thực hiện ngay như: thực hiện chính sách tín dụng hướng tới khách hàng, giám sát cho vay chặt chẽ, nâng cao chất lượng cán bộ...và một số kiến nghị trong thời gian tới nhằm hạn chế rủi ro tín dụng .
Hy vọng với những giải pháp đề xuất luận văn đưa ra, trong thời gian tới, tình hình rủi ro tín dụng tại Agribank Tam Dương sẽ có sự thay đổi tích cực hơn, phát triển và hoạt động an toàn hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu vẫn còn những hạn chế nhất định như chỉ nghiên cứu trong 3 năm, nội dung nghiên cứu về rủi ro trong cho vay, chưa sử dụng dữ liệu sơ cấp... rất mong sự đóng góp ý kiến của Thầy, Cô và các bạn. Qua đây em xin chân thành cảm ơn Cô giáo TS. Lê Thanh Tâm, người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thiện luận văn này.
1. Trần Huy Hoàng (2012), “Khủng hoảng kinh tế, quản trị ngân hàng và vấn đề nợ xấu””, Tạp chí Công nghệ ngân hàng số 73, tháng 4/2012, trang 4-9.
2. Lê Văn Hùng (2007), “Rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng - nhìn từ góc độ đạo dud”, Tạp chí Ngân hàng Số 16.
3. Tô Ngọc Hưng (2012), “Phân tích hoạt động kinh doanh ngân hàng''”,
NXB Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
4. Tô Ngọc Hưng (2009), “Ngân hàng thương mại””, NXB Thống kê, Hà Nội.
5. Tô Ngọc Hưng (2014), “Tín dụng ngân hàng”, NXB Lao động xã hội, Hà Nội.
6. Nguyễn Minh Kiều (2008), “Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng””,
NXB Thống kê, Hà Nội.
7. KPMG (2013), “Khảo sát về ngành ngân hàng Việt Nam 2013””
8. Lê Hoàng Nga (2005), “Bàn về nâng cao năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam””, Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học, NHNN Việt Nam, tr.168.
9. Ngân hàng Nhà nước (2013), “Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài””.
10.Ngân hàng Nhà nước (2014), “Thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.
12.Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Tam Dương - Vĩnh Phúc (2000), Mô hình tổ chức.
13.Nguyễn Thị Nhung (2002), “Thị trường tiền tệ”, NXB Thống kê, Hà Nội.
14.Trần Thị Nhung (2006), “Quản lý rủi ro tín dụng ở NHNN & PTNT Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương Số 47, trang 30-43.
15.Nguyễn Thị Quy (2005), “Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng Thương mại trong xu thế hội nhập”., NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
16.Quốc Hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng số: 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010.
17.Quốc Hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số: 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010.
18.Tôn Thanh Tâm; Nguyễn Thị Hồng Thúy (2005), “Bàn về các chữ "C" trong quản lý rủi ro tín dụng”, Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ, Số 20.
19.Huỳnh Thị Hương Thảo (2014), “Vận dụng nguyên tắc của Hiệp ước Basel để hạn chế nợ xấu”, Tạp chí Tài chính - Bảo hiểm.
20.Thủ tướng Chính phủ (2006), “Quyết định 112/2006/QĐ - TTg của - Đề án Phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.
21.Nguyễn Văn Tiến (2012), “Quản trị Ngân hàng Thương mại”, NXB Thống kê, Hà Nội.
22.Nguyễn Văn Tiến (2006), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng”, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
Tiếng Anh
23.The Basel Committee (2011), “Core Principles for Effective Banking Supervison”.