Môi trường kinh tế có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của bất kỳ cá nhân tổ chức nào. Ngân hàng hay khách hàng cũng đều chịu ảnh hưởng cả. Dưới một môi trường ổn định, việc kinh doanh chắc chắn sẽ thuận lợi hơn. Thị trường biến động quá nhanh và khó dự doán khiến cho hoạt động kinh doanh trở nên bấp bênh. Một khách hàng tiềm năng có thể trở thành khách hàng có nguy cơ rủi ro cao và ngược lại. Chính vì ảnh hưởng khách quan nên ngân hàng khó có thể nắm bắt được tình hình rủi ro thực tế của khách hàng để từ đó đề ra các biện pháp ngăn ngừa hay xử lý. Bên cạnh đó, việc đề ra các chiến lược cho công tác hạn chế rủi ro cũng bị tác động khi môi trường kinh tế thay đổi, ngân hàng có thể sẽ phải thận trọng hơn hoặc nới lỏng hơn trong việc phòng ngừa rủi ro tùy vào tình hình kinh tế từng thời kỳ .
Việc tham gia hội nhập quốc tế, tự do hóa tài chính đã khiến Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới thông qua việc thu hút được lượng vốn đầu tư rất lớn và tiếp nhận nền tảng công nghệ hiện đại từ các nước công nghiệp phát triển để mở rộng sản xuất kinh doanh và thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, mặt trái của việc này chính là môi trường cạnh tranh gay gắt, không những các ngân hàng thương mại phải cạnh tranh với nhau và còn phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài khác. Điều này dẫn tới các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị ngân hàng nước ngoài thu hút. Như vậy, để giữ chân khách hàng, ngân hàng có thể buộc phải thay đổi chính sách tín dụng như thay đổi một số điều kiện cho vay, đối tượng và lĩnh vực vay từ đó công tác hạn chế rủi ro tín dụng cũng phải thay đổi theo.
Môi trường pháp lý
Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại liên quan đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, mang tính xã hội cao, khi hệ thống pháp luật ổn định và lành mạnh thì môi trường kinh doanh của ngân hàng thương mại
sẽ có nhiều thuận lợi. Nguợc lại nếu môi truờng pháp lý thiếu đồng bộ, có nhiều khe hở thì rất dể bị lợi dụng gây ra tình trạng tham ô, chiếm đoạt tài sản... Trong việc hạn chế và phòng ngừa rủi ro tín dụng, hệ thống pháp lý đóng vai trò rất quan trọng bởi đây là căn cứ để ngân hàng xác định đâu là các khoản nợ xấu và biện pháp thu hồi nợ thích hợp. Nếu hệ thống pháp lý không chặt chẽ, ngân hàng dễ gặp phải sự chống đối của khách hàng, sự trì hoãn trong việc trả nợ và không tuân thủ theo các quy định của pháp luật.
Môi trường tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đoán, nó thuờng xẩy ra bất ngờ với thiệt hại lớn ngoài tầm kiểm soát của con nguời. Vì vậy khi có thiên tai dịch hoạ xảy ra khách hàng cùng các ngân hàng cho vay sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phuơng án, dự án kinh doanh không có nguồn thu ... Công tác hạn chế rủi ro cũng sẽ bị động khi không luờng truớc đuợc những thiệt hại mà khách hàng phải gánh chịu, từ đó khó tìm ra các biện pháp kịp thời để xử lý rủi ro và bản thân ngân hàng cũng dễ rơi vào tình trạng rủi ro giống nhu khách hàng.
Nguyên nhân từ phía khách hàng
Khách hàng vay vốn có thể không trung thực khi sử dụng khoản tín dụng từ ngân hàng. Điều này gây ra rủi ro mất vốn lớn cho ngân hàng bởi khách hàng cố ý lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Họ có thể làm giả chứng từ, sổ sách con dấu.. để tạo đuợc các giấy tờ hợp lý, đẹp mắt nhằm đuợc ngân hàng chấp thuận vay vốn. Trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng, khách hàng là một nhân tố ảnh huởng lớn bởi nếu khách hàng có thiện chí trả nợ, phối hợp với ngân hàng tìm ra các giải pháp thu hồi nợ thì ngân hàng sẽ dễ dàng xử lý rủi ro hơn và bản thân khách hàng cũng nhận đuợc sự hỗ trợ từ ngân hàng. Nguợc lại khách hàng chống đối, ngân hàng sẽ phải tìm các biện pháp cuỡng chế, những biện pháp này vừa gây tốn kém về chi phí nhân lực, thời gian vừa mang lại hiệu quả không cao và có thể tổn hại đến uy tín của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1: “ Những vấn đề cơ bản về công tác hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại” đã trình bày nội dung cơ bản về rủi ro tín dụng và công tác hạn chế rủi ro tín dụng. Chương 1 chỉ ra nguyên nhân của rủi ro tín dụng, các chỉ tiêu đo lường loại rủi ro này và hậu quả nghiêm trọng của nó. Để giải quyết vấn đề này, công tác hạn chế rủi ro tín dụng bao gồm việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trước và sau khi phát sinh. Có thể thấy, tại mỗi ngân hàng, việc phát triển công tác hạn chế rủi ro tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả chủ quan lẫn khách quan như: nhận thức về quản trị rủi ro tín dụng, hiệu quả bộ máy tổ chức, trình độ cán bộ công nhân viên.. .Do vậy, việc hoàn thiện và nâng cao công tác hạn chế rủi ro tín dụng chính là hoàn thiện và nâng cao những yếu tố đó. Chương 1 đã làm tiền đề đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng, đánh giá và tìm ra nguyên nhân những vấn đề còn tồn tại trong công tác hạn chể rủi ro tín dụng của Agribank Tam Dương trong chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM CHI NHÁNH TAM DƯƠNG - VĨNH PHÚC
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM
Ngân hàng No&PTNT Việt Nam được thành lập vào năm 1988 dưới tên gọi Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nước và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.
Trong suốt quá trình hoạt động, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam là một ngân hàng thương mại đa năng, và hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đã thành lập
nhiều chi nhánh, thay đổi mô hình quản lý và ban hành nhiều quy chế khích lệ cán
bộ nhân viên học tập và làm việc, nâng cao hiệu quả hoạt động. Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.
Trải qua 27 năm xây dựng và trưởng thành, Agribank đã nỗ lực không ngừng vươn lên thành ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam. Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến 31/12/2014, Agribank có tổng tài sản 762.869 tỷ đồng; vốn điều lệ 29.605 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 690.191 tỷ đồng; tổng dư nợ 605.324 tỷ đồng; đội ngũ cán bộ nhân viên gần 40.000 người; gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch, chi nhánh Campuchia; quan hệ đại lý với trên 1.000 ngân hàng tại gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ; được hàng triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn... Agribank cũng là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB). Agribank đảm nhận vai trò Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn châu Á- Thái Bình Dương (APRACA) nhiệm kỳ 2008 - 2010. Trong những năm gần đây, Agribank còn được biết đến với hình ảnh của một ngân hàng hàng đầu cung cấp các sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại.
Với những thành tích nổi bật, Agribank đã vinh dự nhận giải thưởng:
Năm 2009, Agribank vinh dự được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành ngân hàng, nhiều tổ chức uy tín trên thế giới trao tặng các bằng khen cùng nhiều phần thưởng cao quý: TOP 10 giải SAO VÀNG ĐẤT VIỆT, TOP 10 Thương hiệu Việt Nam uy tín nhất, danh hiệu “DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” do Bộ Công thương công nhận, TOP 10 Doanh nghiệp Việt Nam theo xếp hạng của VNR500.
Năm 2010, Agribank là Top 10 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Thực thi Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và triển khai Nghị định số
59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại.
Năm 2011, Agribank được bình chọn là "Doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ tốt nhất", được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trao tặng Cúp "Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động thẻ", ghi nhận những thành tích, đóng góp xuất sắc của Agribank trong hoạt động phát triển thẻ nói riêng và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nói chung.
Năm 2012, Agribank được trao tặng các giải thưởng: Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thương hiệu nổi tiếng ASEAN; Ngân hàng có chất lượng thanh toán cao; Ngân hàng Thương mại thanh toán hàng đầu Việt Nam.
Năm 2013, Agribank kỷ niệm 25 năm ngày thành lập (26/3/1988 - 26/3/2013). Tại Lễ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập, Agribank vinh dự được đón nhận phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao tặng - Huân chương Lao động hạng Ba về thành tích xuất sắc phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong thời kỳ đổi mới, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Năm 2014, Agribank, lần thứ 5 liên tiếp, là Ngân hàng Thương mại duy nhất thuộc Top 10 VNR500.
Những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn, kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông”. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngoài nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Ưu tiên đầu tư cho “Tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông
nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt trên 70%/tổng dư nợ. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích,
hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng, đồng thời tăng nguồn thu ngoài tín dụng, Agribank không ngừng tập trung đổi mới, phát triển mạnh công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại hóa...
2.2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TAM DƯƠNG - VĨNH PHÚC
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông
nghiệp và
Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tam Dương - Vĩnh Phúc
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Tam Dương - Vĩnh Phúc là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 1530/QĐ-HĐTV-TCTL ngày 29 tháng 7 năm 1999 do Hội đồng thành viên Agribank ban hành. Từ năm 1999 đến năm 2012, chi nhánh NHNo&PTNT Tam Dương là chi nhánh phụ thuộc của NHNo&PTNT Tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 2013, chuyển đổi chi nhánh NHNo&PTNT Tam Dương về phụ thuộc NHNo&PTNT Việt Nam.
Chi nhánh có trụ sở tại Thị trấn Hợp Hòa - Tam Dương - Vĩnh Phúc.
NHNo&PTNT Tam Dương được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là huy động nguồn vốn nhàn rỗi của nền kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; song song là các hoạt động cho vay và dịch vụ thanh toán đồng thời thực hiện một số dịch vụ ngân hàng khác. NHNo&PTNT Tam Dương chính thức đi vào hoạt động ngày 02/08/1999 với đội ngũ cán bộ công nhân viên ban đầu là 20 và cho đến nay là 54 cán bộ. Chi nhánh có mạng lưới các phòng giao dịch được
động và dư nợ liên tục tăng trưởng. Với thị phần mở rộng, NHNo&PTNT Tam Dương ngày càng chiếm ưu thế trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn. Thương hiệu Agribank cùng uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng lên, hiệu quả hoạt động kinh doanh càng được thế hiện rõ rệt, mức tăng lợi nhuận bình quân đạt từ 3% đến 5% hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, đời sống cán bộ nhân viên ngày càng được cải thiện.
Về mô hình tổ chức, ban lãnh đạo của NHNo&PTNT Tam Dương gồm có một Giám đốc và hai Phó Giám đốc phụ trách nghiệp vụ tín dụng và kế toán. Bộ máy tổ chức hành chính của chi nhánh được bố trí như sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Agribank Tam Dương
(Nguồn: [12])
- Phòng tín dụng
Phòng kinh doanh với chức năng là: thực hiện cho vay và đầu tư các dự án đối với các doanh nghiệp, cá nhân... nhằm đem lại kết quả kinh doanh có lãi.
- Phòng kế toán ngân quỹ
Số tiền Tỷ trọng so với NV (%) Số tiền Tỷ trọng so với NV (%) Số tiền Tỷ trọng so với NV(%)
chi nhánh xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính quỹ tiền luơng đối với các chi nhánh NHNN&PTNT trên địa bàn, trình NHNN & PTNT cấp trên phê duyệt.
- Phòng hành chính nhân sự
Xây dựng chuơng trình công tác hàng tháng, hàng quý và có trách nhiệm thuờng xuyên đôn đốc việc thực hiện chuơng trình đã đuợc Giám Đốc chi nhánh phê duyệt. Làm công tác tham muu cho Giám Đốc trong việc tuyển dụng, đào tạo nguồn lực, đề bạt luơng cho cán bộ công nhân viên.
Cũng nhu các NHTM khác, NHNN&PTNT Tam Duơng cũng đảm nhiệm 3 chức năng sau:
Là một tổ chức trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là chuyển tiền tiết kiệm thành đầu tu.
Tạo phuơng tiện thanh toán: khi ngân hàng cho vay, số du trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tăng lên, khách hàng có thể dùng để mua hàng và dịch vụ.
Trung gian thanh toán: Theo yêu cầu của khách hàng, ngân hàng thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Bên cạnh đó còn thực hiện thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng với nhau thông qua Ngân hàng Nhà Nuớc. NHNN & PTNT Tam Duơng với hoạt động là kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng, với chức năng của mình, luôn tăng cuờng tích luỹ vốn để mở rộng đầu tu đồng thời cùng các đơn vị kinh tế thuộc mọi thành phần phát triển sản xuất, luu thông hàng hoá, tạo công ăn việc làm góp phần ổn định luu thông tiền tệ và thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nuớc.
2.2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và