Thứ nhất, hướng dân, chỉ đạo các NHTM thực hiện các chính sách của Nhà nước
Để tạo ra môi trường vĩ mô ổn định, Chính phủ cần ban hành các chính sách nhằm quy định hướng dẫn hoạt động cho các chủ thể trong nền kinh tế, theo đó NHNN cần nhanh chóng triển khai hướng dẫn thực hiện một cách rõ ràng các khuôn khổ pháp lý liên quan đến an toàn tín dụng theo Luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng. Dựa trên các chính sách của Nhà nước, NHNN phải có những quy định bắt buộc các NHTM phải đăng ký tài sản thế chấp, chấp hành quy định mới về phân loại nợ và trích lập dự phòng, quy định mới về đảm bảo an toàn .. nhằm góp phần giúp các ngân hàng kiểm soát RRTD một cách tốt hơn. Bên cạnh đó NHNN cũng cần chú trọng chủ động sự tăng cường phối hợp với Nhà nước trong việc ban hành các định chế phù hợp nhất đối với việc thực hiện biện pháp xử lý nợ tồn đọng và trích lập dự phòng rủi ro, qua đó tạo dựng khung pháp lý đồng bộ và có hiệu lực cao cho hoạt động phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng. NHNN chú
trọng đôn đốc và giám sát việc triển khai các chương trình xử lý nợ tồn đọng và tái cơ cấu các NHTM như theo kế hoạch đã đề ra
Thứ hai, xây dựng, hoàn thiện các hệ thống cần thiết để đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng ngân hàng
NHNN cần xây dựng hệ thống và các biện pháp kiểm soát luồng vốn quốc tế và nợ nước ngoài, trong đó tập trung vào cơ chế giám sát cho vay và vay bằng ngoại tệ của các NHTM để tránh rủi ro về tỷ giá, ngoại hối kỳ hạn, qua đó có những cảnh báo sớm cho các NHTM. Đồng thời, tăng cường hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà Nước. Mục tiêu công tác thanh tra của Nhà nước là phát hiện kịp thời, ngăn chặn và xử lý kịp thời vi phạm trong các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Trọng tâm thanh tra của NHNN trong lĩnh vực tín dụng là: việc kiểm tra việc chấp hành các quy định về cấp tín dụng, bảo lãnh về cấp L/C nhập hàng trả chậm; kiên quyết xử lý những khuyết điểm đã được xác định cụ thể qua kết quả kiểm tra. Kết hợp tốt công tác giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ, hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra từ TW xuống cơ sở. Ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động Ngân hàng của Ủy ban Basel.
Tiếp tục thực hiện một cách quyết đoán và kiên định các hình thức sắp xếp lại, đóng cửa, hợp nhất, sáp nhập hệ thống ngân hàng, đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các NHTM Quốc doanh đồng thời gắn liền với việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nhằm phân tán rủi ro. Các TCTD cần được đánh giá, xếp hạng chất lượng hoạt động mang tính khoa học và thực tiễn cao theo thông lệ quốc tế và phù hợp nhu cầu quản lý của NHNN. Trên cơ sở đánh giá, xếp hạng cho từng tổ chức tín dụng, NHNN cần tăng cường công tác giám sát tính tuân thủ, phân loại và xếp loại rủi ro.
NHNN cần ban hành quy chế chuyển nợ thành vốn góp thật cụ thể và chặt chẽ giúp các ngân hàng cải tổ được hoạt động của mình. Ngoài ra,
NHNN cũng nên xây dựng một công ty định giá tài sản sẽ giúp cho NHNN quản lý sát sao hơn các khoản cho vay về mặt chất lượng, nên ngay từ đầu các khoản vay đã được đánh giá độ an toàn.
NHNN cần hoàn thiện các văn bản về quy chế trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Đồng thời có những biện pháp điều chỉnh phù hợp hơn với diến biến của thị trường, giảm bớt khó khăn cho NHTM.
Thứ ba, hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng
Hiện nay hệ thống thông tin tại trung tâm tín dụng NHNN (CIC) chưa đáp ứng được nhu cầu của các NHTM bởi nhiều nguyên nhân, do ngân hàng chưa quen trao đổi thông tin về khách hàng cho nhau, do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng.. .Do đó cần tuyên truyền về tác dụng của CIC, đồng thời cũng cần nâng cao trách nhiệm của CIC trong việc nâng cao tính chính xác và kịp thời của thông tin. Bộ nhận thông tin tuyên truyền của ngân hàng cũng cần vươn lên giữ vai trò hướng đạo về thông tin tiền tệ, ngân hàng trong công luận, khắc phục tình trạng công chúng không hiểu rõ về ngân hàng dẫn đến các yêu cầu về lãi suất, xoá nợ. mà ngân hàng khó đáp ứng được.