- Chi nhánh Thanh trì
đúng quy trình, thủ tục cho vay vốn, đảm bảo tất các các khâu của quy trình cho vay đều được kiểm soát chặt chẽ. Ngân hàng thường xuyên và chủ động trong việc nắm bắt thông tin về tình hình kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó có giải pháp xử lý phù hợp, kịp thời, giảm thiểu rủi ro.
Thứ hai, thành lập tổ chức chuyên trách xử lý nợ khó đòi thông qua hình thức mua, quản lý, tài trợ, tối đa hóa giá trị của khoản nợ hoặc tài sản để bán nhằm thu hồi vốn, giải quyết các khoản nợ hiệu quả hơn và linh hoạt hơn trong quá trình xử lý nợ.
Thứ ba, nâng cao trình độ, chất lượng và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý và CBTD, đặc biệt coi trọng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ.
Thứ tư, xây dựng cơ chế quản lý, giám sát, dự báo và cảnh bảo nợ xấu để lãnh đạo ngân hàng đưa ra quyết định xử lý đối với từng trường hợp cụ thể.
Thứ năm, điều chỉnh, sắp xếp lại các bộ phận, tổ chức trực thuộc đảm bảo bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương này, tác giả đã trình bày khái quát về các hoạt động và nợ xấu tại NHTM, trong đó nêu lên một số quan niệm về nợ xấu cũng như các phân
loại nợ xấu của Việt Nam, ảnh hưởng của nợxấu tới nền kinh tế, ngân hàng, các
dấu hiệu phát hiện nợ xấu và nguyên nhân dẫn đến nợ xấu..., đồng thời trình bày
một số giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu của hai NHTM ở Việt Nam.
Nội dung của chương này là cơ sở lý luận, là nền tảng để đánh giá, phân tích thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu tại ACB Thanh Trì để từ đó đề ra các giải pháp nhằm hạn chế và xử lý nợ xấu một cách hiệu quả.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU - CHI NHÁNH THANH TRÌ 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU - CHI NHÁNH THANH TRÌ
2.1.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu
ACB là một trong những NHTMlớn tại Việt Nam.Trong suốt hơn 20 năm tồn tại và phát triển,ACB luôn khẳng định vị thế của một Ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam với hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp và gần 9.000 nhân viên làm việc đã cung cấp cho xã hộinhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng, phong phú.
Định hướng phát triển:
- ACB tập trung nguồn lực trong các lĩnh vực sau: + Định hướng khách hàng;
+ Quản lý rủi ro;
+ Kết quả tài chính bền vững; +Năng suất và hiệu quả; +Đạo đức kinh doanh.
- Các giá trị cốt lõi của ACB đã được xác định là Chính trực, Cẩn trọng, Cách tân, Hài hòa và Hiệu quả, là nền tảng cho các nguyên tắc hành động cũng như chính sách đối với các đối tượng liên quan bao gồm cổ đông, nhân viên, khách hàng, cơ quan quản lý và cộng đồng.
- Định hướng phát triển kinh doanh trong giai đoạn 2015 - 2020 bao gồm:
+ Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính bán lẻ, ACB tiếp tục tập trung vào phân đoạn khách hàng có thu nhập cao và trung bình. Các tiểu dự án chiến lược sẽ chú trọng thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại.
+Trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cung cấp cho doanh nghiệp, ACB hướng đến khách hàng mục tiêu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp cận có chọn lọc với các doanh nghiệp lớn. Các tiểu dự án chiến lược liên quan đến thị trường doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ chú trọng thu hút và gắn kết khách hàng với ACB.
+ Trong lĩnh vực thị trường tài chính, ACB trước đây tập trung vào kinh doanh vàng và cho vay liên ngân hàng, đến nay chuyển sang hoạt động hỗ trợ khách hàng, bao gồm quản lý tài sản nợ và tài sản có; cung cấp dịch vụ bán hàng và bảo hiểm các dịch vụ cho khách hàng.
Quá trình phát triển: ACB luôn khẳng định vị thế của một Ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam trong suốt hơn 21 năm hình thành và tiếp tục phát triển trong những năm tiếp theo. Cụ thể:
- Giai đoạn 1993 - 1995: Đây là giai đoạn hình thành ACB. Những người sáng lập ACB có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ một nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn và hiệu quả.” Giai đoạn này, xuất phát từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực tư nhân, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng và cung ứng sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có.
- Giai đoạn 1996 - 2000: ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa.
- Giai đoạn 2001 - 2005: Ngân hàng Standard Chartered Bank (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; vàtrở thành cổ đông chiến lược của ACB. Triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng: nâng cấp máy chủ, thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện có, và lắp đặt hệ thống máy ATM.
+Đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động: Thành lập mới và đưa vào hoạt động 223 chi nhánh và phòng giao dịch, tăng từ 58 đơn vị vào cuối năm 2005 lên 281 đơn vị vào cuối năm 2010.
+ Thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB.
+ Phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng(2007); và tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng (2008).
+ Xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn ở tỉnh Đồng Nai. + Được Nhà nước Việt Nam tặng hai huân chương lao động và được nhiều tạp chí tài chính có uy tíntrong khu vực và trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
- Giai đoạn 2011 - 2014
+ Đưa vào hoạt động Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun (enterprise module data center), xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, với tổng giá trị đầu tư gần 2 triệu USD.
+ Trung tâm Vàng ACB là đơn vị đầu tiên trong ngành cùng một lúc được Tổ chức QMS Australia chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và Tổ chức Công nhận Việt Nam (Accreditation of Vietnam) công nhận năng lực thử nghiệm và hiệu chuẩn(xác định hàm lượng vàng) đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005.
+ Sự cố tháng 8/2012 đã tác động đáng kể đến hoạt động của ACB, đặc biệt là huy động và kinh doanh vàng. ACB đã ứng phó tốt sự cố rút tiền xảy ra trong tuần cuối tháng 8; nhanh chóng khôi phục toàn bộ số dư huy động tiết kiệm VND chỉ trong thời gian ngắn sau đó; và thực thi quyết liệt việc cắt giảm chi phí trong 6 tháng cuối năm.
+ Năm 2013, hiệu quả hoạt động không như kỳ vọng nhưng ACB vẫn có mức độ tăng trưởng khả quan về huy động và cho vay, lần lượt là 18% và 15%. Nợ xấu của ACB được kiểm soát dưới mức 3%. Quy mô nhân sự cũng
được tinh giản. Thực hiện lộ trình tái cơ cấu 2013 - 2015 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
+ Năm 2014, ACB nâng cấp hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi (core banking) từ TCBS lên DNA, thay thế hệ cũ đã sử dụng 14 năm. Hoàn tất việc thay đổi logo, bảng hiệu mặt tiền trụ sở cho toàn bộ các chi nhánh và phòng giao dịch và ATM theo nhận diện thương hiệu mới (công bố ngày 05/01/2015). Hoàn tất việc xây dựng khung quản lý rủi ro nhằm đáp ứng đầy đủ các quy địnhmới về tỷ lệ đảm bảo an toàn. Quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh của kênh phân phốiđược nâng cao.
2.1.2. Quá trình thành lập, chức năng nhiệm vụNgân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Thanh Trì
Đến thời điểm ngày 15/12/2014, ACB có 346 chi nhánh và phòng giao dịch đang hoạt động tại 47 tỉnh thành trong cả nước. Trong đó ACB Thanh Trì được thành lập từ tháng 10/2008 và hoạt động tới thời điểm hiện tại theo định hướng chính sách chung của ACB.Hoạt động chính của ACB Thanh Trì bao gồm:
a. Sản phẩm khối khách hàng doanh nghiệp
* Huy động vốn thông qua tiền gửi thanh toán không kỳ hạn bằng VND, ngoại tệ (bao gồm tất cả các loại ngoại tệ niêm yết trên bảng tỷ giá của ACB) và tiền gửi có kỳ hạn (VND, USD, EUR).
* Tín dụng bao gồm: Cho vay; bảo lãnh; bao thanh toán; các sản phẩm tín dụng đặc biệt.
- Cho vay bao gồm: Cho vay ngắn hạn như cho vay bổ sung vốn lưu động trong nước, cho vay thấu chi, cho vay cầm cố hạt nhựa, cho vay tài trợ nhập khẩu, cho vay tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng (tài trợ thu mua, sản xuất, gia công, chế biến, kinh doanh hàng xuất), cho vay tài trợ xuất khẩu sau khi giao hàng (chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu); cho vay trung dài hạn
như cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp, cho vay đầu tư tài sản cố định, cho vay dự án đầu tư.
- Bảo lãnh:Bảo lãnh dự thầu;bảo lãnh thực hiện hợp đồng;bảo lãnh thanh toán;bảo lãnh bảo hành;bảo lãnh vay vốn;bảo lãnh hoàn thanh toán;bảo lãnh thuế;
- Bao thanh toán:Bao thanh toán trong nước;bao thanh toán xuất khẩu; - Các sản phẩm tín dụng đặc biệt như: Chương trình tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa từ nguồn vốn của Nhật Bản; chương trình tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ từ nguồn vốn của Châu Âu; chương trình bảo lãnh tín dụng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hoa Kỳ.
* Sản phẩm dịch vụ khác như:
+ Chuyển tiền trong nước; thư tín dụng nội địa; dịch vụ thu chi hộ tiền mặt;
+ Các dịch vụ ngân hàng điện tử nhưInternet banking (dịch vụ ngân hàng qua mạng),Phone banking (dịch vụ ngân hàng), Home banking (dịch vụ ngân hàng tại nhà),Mobile banking (dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động); thẻ Visa Business Card.
b. Sản phẩm khối khách hàng cá nhân
- Huy động vốn:
+ Tiền gửi thanh toán (VND), tiền gửi thanh toán ngoại tệ (bao gồm tất cả các loại ngoại tệ niêm yết giá trên bảng tỷ giá của ACB);tiền gửi có kỳ hạn (VND, USD, EUR);
+ Tiền gửi ký quỹ đảm bảo thanh toán thẻ (VND, USD);
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (VND, USD, EUR);tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (VND, USD, EUR);tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (vàng).
- Tín dụng (cho vay, bảo lãnh):
Nam đối với Việt Kiều và thân nhân Việt Kiều;cho vay mua nhà Phú Mỹ, Vialla Riviera;cho vay xây dựng, sửa chữa nhà;
+ Cho vay sinh hoạt tiêu dùng;cho vay hỗ trợ tiêu dùng, cho vay đối với cán bộ công nhân viên;cho vay cầm cố cổ phiếu lưu ký;cho vay sản xuất kinh doanh;cho vay kinh doanh trả góp;cho vay mua xe cơ giới;cho vay du học;cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá;cho vay thấu chi...;
+ Phát hành thẻ tín dụng;phát hành thư, bảo lãnh trong nước;cho vay cầm cố cổ phiếu chưa niêm yết.
- Dịch vụ ngân hàng:
+ Cung ứng các dịch vụ liên quan đến việc mở và sử dụng tiết kiệm của ngân hàng: xác nhận số dư tài khoản, xác nhận ký, sao lục chứng từ;chuyển tiền trong nước;Bankdraft đa ngoại tệ;nhận tiền chuyển từ trong nước;nhận tiền chuyển từ ngoài nước;nhận tiền mua bán bất động sản;nhờ thu séc nước ngoài;thu đổi ngoại tệ.
c. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Thanh Trì
ACB Thanh Trì có 72 cán bộ trong tổng số 9.000 cán bộ trong toàn hệ thống ACB, trong đó 100% cán bộ có trình độ đại học trở lên. ACB Thanh Trì được chia thành 3 phòng ban riêng biệt và chuyên sâu là phòng quan hệ khách hàng, phòng kế toán và phòng hành chính tổng hợp. Riêng phòng quan hệ khách hàng được tách ra làm 2 mảng riêng là mảng khách hàng cá nhân và mảng khách hàng doanh nghiệp. Cơ cấu này tạo sự thuận lợi trong công tác quản lý, đồng thời tạo điều kiện cho việc quan hệ khách hàng ngày càng gắn bó hơn, nâng cao uy tín của chi nhánh trong lòng tin của mỗi khách hàng khi đến giao dịch và làm việc.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ mô hình tổ chức
Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Thanh Trì 2.1.3. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Thanh Trì
Ra đời trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng năm 2008, cộng với sự cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng khác đã đặt ra nhiều khó khăn, thách thức
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng nguồn vốn huy động 1.83 1 2.01 9 2.26 0
1. Theo đối tượng
lớn đối với ACB Thanh Trì. Nhiều đơn vị kinh tế, doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhưng với phương châm hành động “Tăng trưởng nhanh - Quản lý tốt - Hiệu quả cao”, ACB Thanh Trì quyết tâm, nỗ lực phấn đấu và từng bước phát triển hội nhập cơ chế thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, ngày càng ổn định trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tiền tệ ngân hàng.
Chi nhánh không ngừng đổi mới, phát triển ở tất cả các nghiệp vụ cùng với thái độ phục vụ nhiệt tình, nhanh gọn, thủ tục thuận tiện và chính xác đã thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch, giữ vững uy tín và niềm tin với khách hàng.
a. Tình hình huy động vốn
Có thể nói, công tác huy động vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của bất cứ NHTM mại nào, là tiền đề cho các hoạt động kinh doanh tiếp theo, là yếu tố quyết định mở rộng hay thu hẹp hoạt động tín dụng. Do vậy ngay từ khi thành lập, ACB Thanh Trì luôn chú trọng tới việc phát triển huy động vốn từ tổ chức kinh tế (TCKT) và trong dân cư.
Trong đó, nền kinh tế Việt Nam năm 2012 vẫn trong quá trình phục hồi chậm chạp và khó khăn do bị cuốn vào dòng suy giảm và bất ổn của kinh tế thế giới nói chung, lại phải ứng phó với nhiều thách thức bên trong tích đọng từ nhiều năm trước. Lạm phát năm 2011 lên tới 18,53% so với năm 2010, trong khi tăng trưởng giảm xuống còn 5,81%.
Sangnăm 2014, nền kinh tế Việt Nam nhìn chung có khả quan hơn năm 2013 nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, tăng trưởng chưa bền vững.
Mặc dù cán bộ ACB Thanh Trì luôn nỗ lực hết mình vượt qua mọi khó khăn, thử thách nhưng trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang bất ổn định nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động vốn tại ACB Thanh Trì.
Bảng 2.1 Nguồn vốn huy động của ACB Thanh Trì giai đoạn 2012- 2014
nhân 5 3 9 2. Theo kỳ hạn
- Tiền gửi không kỳ hạn 188 17
2 21 5 - Tiền gửi có kỳ hạn 114 28 7 43 8
- Tiền gửi tiết kiệm 1.52
9
1.56 0
1.60 7 3. Theo loại tiền tệ
- VNĐ 1.68 4 1.83 7 1.99 0
- Ngoại tệ (quy đổi) 147 18
2
27 0
Thanh Trì đã có sự khởi sắc. Năm 2012, tổng nguồn vốn huy động đạt 1.831tỷ đồng. Đến năm 2013,tổng nguồn vốn huy động tăng khá mạnh đạt 2.019 tỷ đồng, tăng188 tỷ đồng (10,26%) so với năm 2012. Đến năm 2014, tổng nguồn vốn huy động tiếp tục tăng trưởng đạt 2.260 tỷ đồng, tăng 241 tỷ đồng (11,9%) so với năm 2013.
Đơn vị: tỷ đồng
■Tổng nguồn vốn huy động ■Tiền gửi TCKT ■Tiền gửi KHCN
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổng nguồn vốn huy động theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2012 - 2014
“Nguồn: Báo cáo ACB - Chi nhánh Thanh Trì”
Biểu đồ trên cho thấy, tiền gửi khách hàng cá nhân chiếm hơn 80%