Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu 0097 giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại NHTM CP á châu chi nhánh thanh trì luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 83 - 84)

Một là, cơ cấu lại triệt để các TCTD yếu kém, kiên quyết áp dụng các biện pháp mạnh bao gồm cả biện pháp can thiệp của Nhà nước (như mua cổ phần bắt buộc, chỉ định sáp nhập/hợp nhất bắt buộc, ngân hàng nhà nướctiếp nhận hoặc tham gia cơ cấu lại TCTD yếu kém...) để xử lý dứt điểm các TCTD yếu kém. Đây được coi là các bước đi quan trọng, thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ, ngân hàng nhà nướctrong việc loại bỏ các điểm yếu ra khỏi hệ thống.

Hai là, tích cực nghiên cứu, xây dựng và điều chỉnh, hoàn thiện khung pháp lý về tiền tệ, ngân hàng, trong đó tập trung hoàn thiện các quy định an toàn hoạt động ngân hàng và thanh tra, giám sát ngân hàng; các quy định liên quan đến quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn của Việt Nam và các thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

Ba là, ngân hàng nhà nước cần chú trọng trong việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng của NHTM theo hướng thông thoáng, linh hoạt, đơn giản; đưa ra cơ chế cho vay doanh nghiệp khác với các loại hình doanh nghiệp khác, giảm thiểu thời gian thẩm định tín dụng hợp lý; phối hợp với Bộ tư pháp và các bộ ngành liên quan để giảm bớt thủ tục hành chính, đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng tín dụng.

Bốn là,thực trạng cho thấy hoạt động giám sát của ngân hàng nhà nước Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc theo dõi thông tin từ các báo cáo định kỳ

của NHTM, việc xử lý và phân tích thông tin vẫn chỉ mang tính đơn giản, chưa thực sự đảm bảo theo đúng ý nghĩa của việc giám sát các NHTM một cách thường xuyên liên tục. Vì vậy, ngân hàng nhà nước phải tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, đảm bảo các ngân hàng tuân thủ các quy đúng pháp luật nhằm hạn chế RRTD.

Năm là, nâng cao hơn nữa chất lượng thông tin tín dụngtại CIC nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về khách hàng. Ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng cần có những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các NHTM nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng, tiến tới việc yêu cầu minh bạch và công khai thông tin trên thị trường tài chính.

Sáu là, ban hành các văn bản hướng dẫn việc xây dựng hệ thống XHTD ở từng ngân hàng cũng như việc thành lập và hoạt động của các tổ chức XHTD độc lập. Đối với các ngân hàng, ngân hàng nhà nước cần nêu rõ điều kiện tiên quyết để có thể xây dựng hệ thống XHTD độc lập. Những ngân hàng nào không đạt yêu cầu sẽ phải sử dụng kết quả XHTD độc lập của một tổ chức có uy tín do ngân hàng nhà nước chỉ định. Định kỳ, ngân hàng nhà nước cũng hướng dẫn các NHTM bổ sung kịp thời các tiêu chí xếp hạng dựa trên chuẩn mực Basel II. Đối với các tổ chức XHTD độc lập, NHNN cũng cho phép thành lập với nhiều hình thức sở hữu khác nhau nhưng cũng phải đặt dưới sự giám sát chặt chẽ để bảo đảm chất lượng của các kết quả xếp hạng tín nhiệm này.

Một phần của tài liệu 0097 giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại NHTM CP á châu chi nhánh thanh trì luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w