Hàng năm, trên cơ sở kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, ngân hàng chủ động rà soát, xây dựng phương án, biện pháp xử lý nợ xấu phát sinh, đồng thời kiểm soát sự gia tăng nợ xấu đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngày 25/4/2012, ACB đã ban hành quyết định số 438/NVQĐ-PC.12 “Quy định về việc xử lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Á Châu”. Quy định trên được ACB Thanh Trì áp dụng những biện pháp xử lý
nợ xấu như sau:
a. Cơ cấu lại nợ
Cơ cấu lại nợ là biện pháp được Chi nhánh sử dụng khi khách hàng không có khả năng trả nợ gốc và/hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng nhưng được ngân hàng đánh giá có khả năng trả được đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ cơ cấu lại. Cơ cấu lại nợ nhằm tạo điều kiện cho các khách hàng gặp khó khăn tạm thời về nguồn trả nợ tại thời điểm hiện tại nhưng có khả năng trả nợ trong tương lai, điều chỉnh lịch trả nợ mới phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, nguồn trả nợ của khách hàng.
Tùy vào loại TSBĐ của khoản nợ, kỳ hạn vay sẽ có phạm vi cơ cấu nợ khác nhau.
đối với các sản phẩm còn lại.
Cơ cấu lãi - Lãi vay cơ cấu tối đa 50% lãitrong hạn.
Các nhóm
còn lại, tín chấp
Chỉ cơ cấu vốn, không cơ cấu lãi. Khách hàng phải thanh toán toàn bộ lãi quá hạn trước khi cơ cấu nợ
Ngan hạn Tối đa 12 tháng.
Trung dài hạn
Tổng thời gian còn lại của khoản nợ cộng với thời gian gia hạn nợ không quá thời gian cho vay tối đa theo quy định của sản phẩm và không quá 84 tháng.
Điều kiện bổ sung: Khách hàng đồng ý thế thấp tất cả các nguồn thu còn lại (chưa thế chấp cho bên thứ ba) để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho ACB.
cấp tín dụng của khách hàng (cá nhân, tổ chức) đã bị quá hạn hoặc thu hồi trước hạn do vi phạm hợp đồng cấp tín dụng giữa ACB Thanh Trì và khách hàng nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho khách hàng đang tạm thời khó khăn về nguồn trả nợ do bị tổn thất về tài sản, suy yếu về tài chính có thể trả được nợ cho ACB Thanh Trì. Để được hưởng chính sách này, khách hàng phải bị tổn thất về tài sản và/hoặc suy yếu về tài chính dẫn đến khó khăn về
nguồn trả nợ cho ACB Thanh Trì, có thiện chí trả nợ và thực hiện đúng các cam kết với ACB Thanh Trì.
Tại điều 7 Quyết định số 429/NVQĐ-PC.012 ngày 26/5/2012 về việc ban hành miễn, giảm lãi đối với khách hàng quy định về hình thức miễn, giảm lãi như sau:
- Việc giảm lãi được thực hiện bằng hình thức giảm một phần lãi quá hạn, lãi trong hạn, lãi phạt, phí (nếu có).
- Việc miễn lãi được thực hiện bằng một trong những hình thức sau: + Miễn toàn bộ phần lãi quá hạn, lãi phạt và phí (nếu có).
+ Miễn toàn bộ phần lãi còn thiếu, bao gồm lãi trong hạn, lãi quá hạn, lãi phạt và phí (nếu có).
c. Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
Thực hiện theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 về việc sử đổi thông tư 02 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng ACB đã ban hành Quyết định số 227/NVQĐ-BCS&QLTD.14 ngày 29/03/2014 về việc “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý tín dụng trong hoạt động ngân hàng tại ACB”, Chi nhánh Thanh Trì căn cứ vào quy định này thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và chính xác theo quy định.
Khi tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân bị chết, mất tích hoặc các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 thì ACB Thanh Trì được phép sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro nhưng phải đảm bảo đúng các nguyên tắc sau:
Thông tư này để xử lý rủi ro đối với khoản nợ đó.
- Trường hợp dự phòng cụ thể không đủ để xử lý khoản nợ, ACB Thanh Trì phải khẩn trương tiến hành việc phát mại TSBĐ theo thỏa thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.
- Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ phát mại tài sản không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì ACB Thanh Trì phải sử dụng dự phòng chung để xử lý.
- Sau khi sử dụng dự phòng xử lý rủi ro, khoản nợ đó sẽ được đưa ra ngoại bảng để hạch toán, và ACB Thanh Trì đưa ra các biện pháp thu hồi nợ đầy đủ, triệt để và tiếp tục theo dõi, thu hồi nợ đối với khoản nợ được xử lý rủi ro theo hợp đồng tín dụng, cam kết đã thỏa thuận với khách hàng.
d. Xử lý tài sản đảm bảo
Khi khách hàng không có khả năng trả nợ bằng dòng tiền của phương án sản xuất kinh doanh thi ngân hàng sẽ sử dụng nguồn trả nợ bổ sung là thanh lý/phát mại TSBD để thu hồi nợ, bù đắp tổn thất mà khách hàng gây ra.
Hiện nay,TSBĐ được ACB Thanh Trì chấp nhận được chia làm 5 nhóm từ nhóm 0 đến nhóm 4 (sắp xếp từ mức thanh khoản cao đến thấp).
Căn cứ Quyết định số 887/NVQĐ-CSQLTD.12 ngày 05/8/2012 về việc Quy định xử lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng TMCP Á Châu, ACB Thanh Trì tiến hành xử lý TSBĐ trên bằng các hình thức: bán tài sản bảo đảm thông qua đấu giá; bán tài sản bảo đảm không qua đấu giá; nhận chính tài TSBĐ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm và nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ.
e. Biện pháp tố tụng
Việc xử lý nợ bằng biện pháp pháp lý thường là biện pháp được ngân hàng áp dụng cuối cùng, sau khi các biện pháp khác đã áp dụng nhưng việc xử lý thu hồi nợ không hiệu quả.
Nguyên nhân khiến ACB Thanh Trì hạn chế biện pháp tố tụng để xử lý nợ xấu do thủ tục tố tụng rườm rà, mất khá nhiều thời gian, kèm theo đó là những khoản chi phí không nhỏ.