Bên cạnh việc phát triển hoạt động tín dụng cho vay, ACB Thanh Trì cũng luôn chú trọng tới việc đảm bảo chất lượng tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ được coi là chỉ tiêu phản ánh chất lượng chính xác nhất. Khi tỷ lệ này tăng đồng nghĩa với chất lượng tín dụng của ngân hàng trở nên xấu đi và ngược lại tỷ lệ này càng thấp thì hoạt động tín dụng của ngân hàng có chất lượng càng cao
Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu tại ACB Thanh Trì giai đoạn 2012- 2014
Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn 1 3 25 3 0 Nợ xấu 3 3 4 6 5 2 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ (%) 2,21 2,93 3,06
trên 2%, trong đó, năm 2012, tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,21%, năm 2013 là năm có tỷ lệ nợ xấu cao nhất gần 3% và năm 2014, tỷ lệ này đã vượt ngưỡng 3% và đang báo động tại ACB Thanh Trì.
Riêng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) đang chiếm tỷ lệ cao nhất trong nợ xấu. Năm 2012, nợ xấu nhóm 5 ở mức 13 tỷ đồng nhưng đến năm 2013, con số này đã tăng lên gần gấp đôi năm 2012, ở mức 25 tỷ đồng. Sang năm 2014, nợ nhóm 5 vẫn tiếp tục tăng lên đến 30 tỷ đồng. Ngân hàng cần phải rà soát, phân tích, đánh giá những khoản nợ ở nhóm 5 để đưa ra những giải pháp để giảm thiểu nợ xấu ở mức thấp nhất.
Tuy nhiên, ngân hàng phải đề phòng những khoản nợ thuộc nhóm 1 và nhóm 2, đây còn được gọi là những khoản rủi ro tiềm ẩn. Trong khi thị trường
chứng khoán, thị trường bất động sản và thị trường vàng.. .còn rất bất ổn định thì việc các khoản nợ nhóm 1, nhóm 2 có thể chuyển sang nhóm nợ 3 bất cứ khi nào. Chính vì vậy, mặc dù quy mô nợ xấu tại ACB Thanh Trì chưa cao nhưng với xu thế diễn biến xấu của thị trường Việt Nam có thể làm gia tăng khoản nợ xấu tại Chi nhánh.
2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU - CHI NHÁNH THANH TRÌ