a. Nhận biết và phân loại nợ.
Căn cứ thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014, nợ xấu tại chi nhánh được nhận biết theo cả hai phương pháp là phương pháp định lượng và phương pháp định tính. Dựa vào kết quả phân tích tình trạng khoản nợ, ngân hàng sẽ phân loại khoản nợ đó vào nhóm nợ có mức rủi ro cao nhất.
Phương pháp định lượng là phương pháp ngân hàng sử dụng để phân tích,
đánh giá khoản vay dựa trên cơ sở thời gian quá hạn của khoản vay đó. Nói cách
khác, ngân hàng căn cứ vào độ tuổi của nợ để phân loại nợ thích hợp.
Bên cạnh đó, chi nhánh đang áp dụng việc phân loại nợ căn cứ vào kết quả XHTD nội bộ, hệ thống này bao gồm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, các quy trình đánh giá khách hàng trên cơ sở định tính và định lượng về mặt tài chính, tình hình kinh doanh nhằm phân tích, đánh giá tình trạng sức khỏe và khả năng hoàn trả vốn vay của khách hàng. Qua đó, ngân hàng có thể phát hiện các biểu hiện phát sinh nợ xấu, đồng thời xác định được nguyên nhân gây nên nợ xấu để đưa ra những giải pháp phòng ngừa kịp thời.
b. Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng
Hiện nay, ACB đang áp dụng hệ thống quản lý rủi ro tập trung, đây là cách thức quản lý rủi ro dựa trên nguyên tắc tập trung tại một bộ phận trong
đó quyền quyết định được tập trung tại Hội đồng quản trị. Điều này sẽ hạn chế rủi ro cho toàn hệ thống.
Theo hệ thống này, bộ phận tín dụng sẽ bao gồm ba bộ phận là bộ phận quan hệ với khách hàng, bộ phận quản lý rủi ro, bộ phận quản lý nợ phụ trách lần lượt các chức năng sau: chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro và chức năng tác nghiệp.
Việc tách bạch các chức năng của hoạt động tín dụng sẽ nâng cao tính chuyên môn hóa của từng bộ phận, đảm bảo cho việc thẩm định và đưa ra các quyết định một cách độc lập và chính xác, hạn thiểu tối đa rủi ro xảy ra.
c. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát
Trong mô hình quản trị ngân hàng thì hệ thống kiểm soát nội bộ là một yếu tố mang tính sống còn của ngân hàng. Hệ thống này bao gồm các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ được thiết lập để phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của ngân hàng.Nhận thức được tầm quan trọng này, ngân hàng đã thành lập bộ phận chuyên trách kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy chế, quy trình, quy định nghiệp vụ, quy định nội bộ và quy định của pháp luật và Ngân hàng nhà nước của các cán bộ tại ngân hàng.
d. Áp dụng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng
Hệ thống cảnh báo sớm RRTD được coi là một công cụ hữu hiệu đối với những người hoạch định chính sách cũng như những người giám sát tài hệ thống tài chính với nỗ lực nhằm nâng cao quá trình giám sát của mình. Việc áp dụng hệ thống cảnh báo sớm RRTD có ý nghĩa cực kì quan trọng, giú p cho chi nhánh kịp thời phát hiện những rủi ro và đưa ra những biện pháp phòng chống hợp lý, giảm thiểu tổn thất tín dụng cho ngân hàng.
Chính vì vậy, ACB đã nghiên cứu xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu để sử dụng nhằm xác định và cảnh báo sớm RRTD phù hợp với ngân hàng mình. Để nhận biết, phân tích, đánh giá thực trạng RRTD chính xác, kịp thời đòi hỏi ngân hàng không ngừng hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm RRTD đồng thời đào tạo/bồi dưỡng cán bộ nâng cao trình độ, nhạy bén nắm bắt thông tin, phân tích tình hình.