Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Một phần của tài liệu 0097 giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại NHTM CP á châu chi nhánh thanh trì luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 84 - 88)

ACB cần thường xuyên rà soát các văn bản của ngân hàng để có những sửa đổi bổ sung phù hợp với văn bản hướng dẫn của NHNN. Bên cạnh nguồn thông tin CIC, Ngân hàng cũng cần tự xây dựng cho mình kho lưu trữ thông tin điện tử chung và hỗ trợ các chi nhánh trong việc vận hành và khai thác kho

lưu trữ này, điều phối chung trong việc vận hành kho lưu trữ thông tin đảm bảo liên thông giữa các đơn vị trong toàn hệ thống.

Mặt khác, Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, các buổi trao đổi về nghiệp vụ nhằm bồi dưỡng cán bộ, nâng cao trình độ nghiệp vụ tín dụng và nghiệp vụ xử lý nợ xấu. Quán triệt toàn thể CBTD thực hiện nghiêm chỉnh việc chấm điểm khách hàng đúng với thực tế. Ngân hàng nên có các chế độ ưu đãi, khuyến khích các CBTD và các cán bộ liên quan.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những định hướng phát triển chung của ACB, ACB Thanh Trì xây dựng những định hướng riêng phù hợp với tình hình phát triển thực tế, nhằm phát huy thế mạnh có sẵn và khắc phục những khó khăn. Định hướng hạn chế và xử lý nợ xấu được Chi nhánh rất quan tâm, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ xấu xuống còn 2%. Để thực hiện được mục tiêu đó, tác giả đưa những một hệ thống các giải pháp và đề xuất với NHNN, Chính phủ và ACB để góp phần tăng cường hoạt động quản lý nợ xấu, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì vấn đề giải quyết nợ xấu của các ngân hàng là bài toán nan giải nhất. Nợ xấu của ngân hàng được xem là nguyên nhân cơ bản gây tắc nghẽn sự lưu thông lành mạnh của nền kinh tế, gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng và cũng phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh ngày càng khó khăn của doanh nghiệp. Chính vì vậy, quản lý và xử lý nợ xấu nhằm từng bước lành mạnh hóa tài chính của các NHTM là một trong những trọng tâm lớn trong tiến trình tái cơ cấu hệ thống NHTM hiện nay. Với mục tiêu đề tài đặt ra là nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu và đề xuất biện pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại ACB Thanh Trì, luận văn đạt được một số kết quả như sau:

Một là, khái quát các lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại, rủi ro tín dụng và nợ xấu; nghiên cứu các phương pháp xử lý nợ xấu của các NHTM tại Việt Nam để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho ACB Thanh Trì .

Hai là, nghiên cứu thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu tại ACB Thanh Trì giai đoạn 2012- 2014, từ đó đi sâu vào phân tích, đánh giá tìm những hạn chế trong việc quản lý và xử lý nợ xấu và nguyên nhân để đưa ra các giải pháp sao cho phù hợp.

Ba là, từ những phân tích, đánh giá trên, tác giả đề xuất những giải pháp, kiến nghị cần thiết nhằm tăng cường quản lý và xử lý nợ xấu tại ACB Thanh Trì.

Mặc dù đã hết sức cố gắng trong việc nghiên cứu, thu thập tài liệu nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn và bị chi phối bởi nhiều yếu tố, luận văn chắc chắn khó tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả mong nhận được những góp ý của Thầy giáo, Cô giáo, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp và những người quan tâm đến vấn đề này để luận văn được hoàn thiện hơn.

1. PGS. TS Phan Thị Cúc (2010), Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.

2. PGS. TS Phan Thị Thu Hà (2010), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

3. Frederic S. Mishkin (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính,

NXB Khoa học kĩ thuật, Hà Nội.

4. PGS. TS. Nguyễn Thị Mùi (2012), “Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡ”, Tạp chí Tài chính, (11).

5. Nguyễn Thị Hoài Phương (2012), Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế.

6. Quốc Hội (2010), Luật các Tổ chức Tín dụng, Luật số 47/2010/QH12, ngày 16/02/2010.

7. Peter S Rose (2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân.

8. TS. Nguyễn Thị Kim Thanh (2012), Lựa chọn mô hình xử lý nợ xấu ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, (11).

9. PGS. TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Tài chính - Tiền tệ Ngân hàng,

NXB Thống kê.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt đông của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định vềphân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro

vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Quyết định số 20/VBHN- NHNN, ngày 22/05/2014.

13. Ngân hàng TMCP Á Châu (2010), Quy định về Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ tại ACB, Quyết định số 1227/NVQĐ- BCS&QLTD.10 ngày 29/11/2010

14. Ngân hàng TMCP Á Châu (2012), Quy định về việc xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ả Châu, Quyết định số 438/NVQĐ-PC.12 ngày 25/4/2012.

15. Ngân hàng TMCP Á Châu (2012), Hướng dân một số nội dung liên quan đến

công tác xử lý nợ, Công văn số 114/NVCV-BTGĐ. 12 ngày 14/5/2012.

16. Ngân hàng TMCP Á Châu (2012), Quy định về việc ban hành miên, giảm lãi đối với khách hàng, Quyết định số 429/NVQĐ-PC.12 ngày 26/5/2012.

17. Ngân hàng TMCP Á Châu (2012), Quy định xử lý tài sản bảo đảm tại Ngân hàng TMCP Ả Châu, Quyết định số 887/NVQĐ-CSQLTD.12 ngày 05/8/2012.

18. Ngân hàng TMCP Á Châu (2013), Định hướng chính sách và hoạt động tín dụng, Công văn số 96/NVCV-CSQLTD.13 ngày 28/01/2013.

19. Ngân hàng TMCP Á Châu (2013), Quy định chính sách nhận và thẩm định tài sản bảo đảm là bất động sản, Quyết định số 1371/NVQĐ- CSQLTD.13 ngày 10/12/2013.

20. Ngân hàng TMCP Á Châu (2014), Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý tín dụng trong hoạt động ngân hàng tại ACB,

Quyết định số227/NVQĐ-BCS&QLTD.14 ngày 29/03/2014.

21. Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Thanh Trì (2012), Báo cáo ACB - Chi nhánh Thanh Trì ngày 31/12/2012.

23.Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Thanh Trì (2014), Báo cáo ACB -

Một phần của tài liệu 0097 giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại NHTM CP á châu chi nhánh thanh trì luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 84 - 88)