5. KẾT CẤU LUẬN VĂN:
1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc hạn chế và xử lý nợ
1.4.Kinh nghiệm về hạn chế nợ xấu của Ngân hàng thương mại một số nước trên thế giới
1.4.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc hạn chế và xử lýnợ xấu nợ xấu
Indonesia:
Trong giai đoạn khủng hoảng, Indonesia có tỷ lệ nợ xấu chiếm khoảng 50% tổng nợ. Để xử lý tận gốc khủng hoảng, duy trì tính ổn định và bền vững của hệ thống ngân hàng, Indonesia thành lập AMC để thu mua nợ xấu.
Tháng 01/1998, Chính phủ Indonesia quyết định thành lập Cơ quan tái cấu trúc ngân hàng (IBRA) với thời hạn hoạt động 5 năm. Chức năng chủ yếu của IBRA là thực hiện đóng cửa, hợp nhất, tiếp quản và tái cấp vốn cho các ngân hàng gặp khó khăn. Các ngân hàng được IBRA cấp vốn sẽ được bán lại trong giai đoạn sau đó. IBRA cũng có chức năng thu hồi các khoản nợ xấu của các ngân hàng đã bị tiếp quản hoặc đóng cửa, đồng thời giám sát và thực hiện việc bán lại các tài sản của các ngân hàng thương mại (NHTM) đã sử dụng để thế chấp cho ngân hàng trung ương nhằm có được những khoản vay đặc biệt.
IBRA được giao nắm giữ các khoản nợ của trên 250 nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ tại Indonesia. Về lý thuyết, phải tái cơ cấu trước khi bán ra, nhưng trên thực tế, IBRA đã bán ra các khoản nợ trước đó, do không còn thời gian để tái cơ cấu nợ. Với việc chấp nhận bán nợ với giá thấp hơn giá mong muốn, IBRA đã bán được hơn 70% tổng nợ.
Tháng 9/1998, Chính phủ Indonesia đã buộc 4 NHTM quốc doanh (Ngân hàng Exim, BDN, BBD và Bapindo) hợp nhất lại thành một NHTM mới có tên là Bank Mandiri. Tất cả các khoản nợ xấu của 4 NHTM quốc doanh này được chuyển tới IBRA. Việc sáp nhập ngân hàng chỉ giải quyết được một phần của vấn đề nợ xấu, khi tỷ lệ nợ xấu trên vốn hay trên tổng tài sản có thể giảm xét trên báo cáo kế toán hợp nhất của ngân hàng sau sáp nhập, nhưng số tuyệt đối nợ xấu vẫn tồn tại trên sổ sách.
Năm 2008, Indonesia đã ban hành Luật khẩn cấp về Mạng an toàn tài chính (FSN), hoạt động dựa trên 4 trụ cột chủ yếu: (1) Điều tiết và giám sát ngân hàng, ban hành các quy định liên quan đến hoạt động giám sát an toàn; (2) Ngân hàng Trung ương là người cho vay cuối cùng; (3) Bảo hiểm tiền gửi và xử lý ngân hàng đổ vỡ; (4) Xử lý khủng hoảng, điều phối việc ban hành chính sách xử lý.
Mặc dù vẫn còn những hạn chế trong cải cách cơ cấu ngân hàng ở Indonesia, tuy nhiên, chỉ hơn 7 năm sau khủng hoảng, việc xử lý nợ xấu đã cơ bản hoàn tất. Tính đến tháng 12/2016, tỷ lệ nợ xấu của Indonesia ở mức 2,93% tổng nợ.Kinh nghiệm xử lý nợ của Indonesia cho thấy, việc xử lý nợ xấu sẽ có tính khả thi cao nếu các khoản nợ được đảm bảo hoặc bên vay nợ có nỗ lực trả nợ. Đối với loại nợ này, sử dụng mô hình xử lý nợ tập trung sẽ mang lại thành công.
Nợ nần chồng chất nếu không được xử lý nhiều khi trở thành tai họa cho cả cường quốc kinh tế. Hàn quốc là một ví dụ điển hình. Từ những năm 1960, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển với tốc độ cao. Kèm theo đó là nợ tồn đọng của các Doanh nghiệp ngày càng chồng chất. Hậu quả là, các Ngân hàng Hàn quốc gặp nhiều khó khăn về tài chính: Nợ quá hạn, nợ khó đòi tăng cao. Trong khi đó, các khoản vay ngoại tệ của nước ngoài đến kỳ đào hạn. Hậu quả là, các Ngân hàng nước ngoài đồng loạt đòi nợ dẫn đến cuộc khủng hoàng tài chính năm 1997 tại Hàn quốc.
Để xử lý một khối lượng nợ tồn đọng khổng lồ, tháng 8 năm 1997, chính phủ Hàn quốc đã chỉ định cho công ty quản lý tài sản quốc gia Hàn quốc mua lại toàn bộ số nợ tồn đọng của các doanh nghiệp trong vòng 5 năm. Với hy vọng, sau khi xử lý nợ xấu, tình hình tài chính doanh nghiệp được cải thiện. Sau 10 năm hoạt động, công ty đã đưa nhiều doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất lớn của Hàn quốc từ bờ vực phá sản tiếp tục gặt hái được thành công. Công ty đã xử lý các món nợ mua lại bằng cách bán đấu giá tài sản tồn đọng, phát hành trái phiếu chuyển thành vốn giúp các ngân hàng nước ngoài. Mặt khác, công ty đã thực hiện tái cơ cấu các doanh nghiệp đó mua lại món nợ bằng giải pháp chứng khoán hóa. Đó là việc công ty sẽ chuyển khoản nợ thành cổ phiếu để bán ra công chúng, từ đó sẽ thu hồi được vốn. Vì vậy, công ty đã khẳng định được vai trò quan trọng, quyết định giải quyết các món nợ tồn đọng ở Hàn quốc trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế năm 1997.
Cơ chế hoạt động của công ty là mua nợ tồn đọng theo chính sách của chính phủ, chủ yếu thực hiện theo yêu cầu, chỉ định của Bộ tài chính - kinh tế hàn quốc. Cơ chế xử lý nợ của công ty cũng hết sức linh hoạt với nhiều phương thức như: bán tài sản để thu hồi nợ, thành lập các liên doanh AMC với các đối tác
nước ngoài với mục đích huy động nguồn lực và kinh nghiệm để quản lý, kh ai thác hoặc cho thuê tài sản.
Về cơ bản, Hàn Quốc đã thực hiện thành công việc giải quyết nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu khu vực tài chính, góp phần ổn định nền kinh tế. Chính phủ Hàn Quốc đã can thiệp nhanh chóng, kịp thời và toàn diện, triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu hợp lý khi đưa Công ty Quản lý tài sản Hàn Quốc vào hoạt động và phát triển thị trường thứ cấp cho các khoản nợ xấu, các chứng khoán được bảo đảm bằng nợ xấu được tiến hành giao dịch thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư.
Những nước chịu ảnh hưởng mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998 tại Thái Lan, Malaysia và Hàn quốc đều thành lập cơ quan giải quyết vấn để nợ khó đòi và hy vọng hoạt động của các cơ quan này sẽ sớm chấm dứt.