5. KẾT CẤU LUẬN VĂN:
3.1.2. Định hướng hạn chế nợ xấu của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
Dựa vào “Đề Án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 -2020 ban hành kèm quyết định số 1058/QD-TTG ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ” Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng đã triển khai những định hướng :
> Chú trọng tăng trưởng tín dụng đi kèm với nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và thu nợ. Chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tăng tỷ lệ cho vay có TSĐB, hạn chế cho vay ngành có rủi ro cao, cho vay chỉ định, lựa chọn khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, phương án kinh doanh khả thi, kết quả kinh doanh hiệu quả.
> Duy trì tỉ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ ở mức dưới 3%.
> Phát huy vai trò của AMC trong việc tập trung và xử lý nợ xấu.
> Đẩy nhanh quy trình xử lý nợ xấu, thanh lý TSĐB nhưng vẫn thực hiện đầy đủ các quy định các quy định của NHNN và chính sách của Ngân hàng. Tiếp tục tận thu và xử lý triệt để các khoản nợ xấu, đảm bảo giải quyết dứt điểm nợ xấu còn tồn đọng.
> Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng, chất lượng tín dụng đảm bảo tăng trưởng bền vững, chất lượng, hiệu quả và an toàn.
> Thực hiện nghiêm túc quy chế, quy trình về quản lý rủi ro tín dụng, trong đó nổi bật là quy trình tín dụng theo các thông tư, văn bản do VPBank và NHNN ban hành. Tiến hành thu thập thông tin khách hàng kịp thời, duy trì mối liên hệ
thường xuyên với khách hàng và thực hiện xếp hạng tín dụng đối với tất cả các khách hàng trước khi cấp tín dụng.
> Tích cực đề ra các biện pháp giải pháp, phương án xử lý nợ xấu khả thi, mang lại hiệu quả thu hồi cao mà không làm tốn kém chi phí. Tận thu tối đa các khoản nợ đã được xử lý.
3.2.Giải pháp hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPBANK
Các giải pháp mà Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng đang thực hiện đã đem lại những kết quả đáng khích lệ nhưng việc không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác hạn chế nợ xấu chính là nền tảng để Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng phát triển bền vững và ổn định. Trong điều kiện cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng lớn như hiện nay, bên cạnh việc tích cực thực hiện các chủ trương chính sách trong trong giai đoạn vừa qua, VPBank cần tích cực và chủ động phát huy các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác hạn chế và xử lý nợ xấu, đảm bảo hoạt cho động kinh doanh hiệu quả và vững bền.
3.2.1. Giải pháp hạn chế nợ xấu