5. KẾT CẤU LUẬN VĂN:
3.2.2.3. Thu hồi nợ xấu bằng các biện pháp phù hợp
Đối với các khoản nợ xấu cũ, trên cơ sở phân tích, đánh giá chi tiết ngân hàng tiếp tục thực hiện các biện pháp phù hợp với từng khách hàng cụ thể để tiến
hành thu nợ, xử lý nợ tồn đọng đảm bảo thu nợ đầy đủ trong thời gian ngắn nhất. Gồm:
❖ Đôn đốc thu hồi nợ
Công tác đôn đốc thu nợ trực tiếp phải được chú trọng đầu tiên, liên tục và chặt chẽ đảm bảo hiệu quả thu hồi cao nhất trong thời gian ngắn nhất. Ngoài việc gửi văn bản thông báo nợ quá hạn và kiểm tra tình trạng tài chính, tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng tiến hành thương lượng với khách hàng các biện pháp xử lý nợ xấu. Ưu tiên với với các khách nợ có tư cách đạo đức tốt, có thiện chí trả nợ tuy nhiên các biện pháp thương lượng phải gắn với cơ chế, chính sách. Đây được xem là biện pháp ít tốn kém chi phí nhất nhưng hiệu quả mang lại không phải là nhỏ.
Việc bố trí, phân công cán bộ thực hiện công tác xử lý nợ xấu cần được quan tâm chú trọng. Cần lựa chọn những cán bộ đủ nhiệt tình, quyết tâm và có kinh nghiệm, hiểu biết về công tác tín dụng và khách hàng. Đồng thời có chính sách động viên, đánh giá thích hợp để các cán bộ có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ.
❖ Tái cơ cấu các khoản nợ
Ngân hàng cần chủ động trong việc xem xét thực hiện cơ cấu lại nợ cho đối với các khách hàng gặp khó khăn tạm thời, tạo cơ hội để giúp họ giảm bớt sức ép trả nợ, tiếp tục sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên từng chi nhánh cũng cần chấn chỉnh việc cơ cấu lại các khoản nợ đảm bảo việc cơ cấu phải dựa trên khả năng thực tế của khách hàng.
Tiếp tục giảm lãi suất xuống để thực hiện các khoản vay mới, giúp DN giảm chi phí đầu vào, bán được hàng, mới có khả năng trả nợ ngân hàng. Đây hầu hết là những khách hàng chưa trả được nợ ngân hàng do chịu tác động trực
tiếp của sự thay đổi chính sách, cơ chế, môi trường kinh doanh. Ngân hàng chịu rủi ro phần loại trên khoản nợ xấu này, có thể xem xét để cấp thêm vốn để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho khách hàng hoặc giảm lãi để giúp khách hàng giảm bớt áp lực trả nợ trong giai đoạn khó khăn.
Đối với các khách hàng có dấu hiệu làm ăn kém hiệu quả, cần có biện pháp yêu cầu khách hàng sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp, giám sát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
❖ Xử lý, khai thác tài sản bảo đảm
Chủ động xử lý TSĐB, xác định TSĐB dựa trên các giá trị pháp lý, giá trị thị trường, và tính sở hữu của từng tài sản đảm bảo để lựa chọn hình thức xử lý phù hợp. Phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ, thủ tục đảm bảo tiền vay của các khoản nợ xấu, bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ còn thiếu tính hợp lệ, hợp pháp để tạo điều kiện tốt cho việc xử lý. Thực hiện đánh giá hiện trạng, giá trị của các tài sản đảm bảo và tiến hành phân loại các tài sản đó để có biện pháp xử lý thích hợp sau:
- Ngân hàng có thể cho khách hàng tự xử lý tài sản để trả nợ dưới sự giám sát của ngân hàng. Biện pháp này được áp dụng với các khách hàng có thiện chí trả nợ nhằm đơn giản hóa các thủ tục, giảm thấp chi phí và giải quyết nhanh, không mất nhiều thời gian.
- Đối với các khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố, tài sản gán nợ, tài sản giao cho Ngân hàng thì các chủ động xử lý theo hình thức đấu giá công khai trên thị trường hoặc bán cho công ty mua bán nợ của Bộ Tài chính...
- Đối với những tài sản chưa đầy đủ pháp lý và không có tranh chấp thì Ngân hàng - cụ thể là từng chi nhánh trong bộ máy tập hợp trình cơ quan có thẩm quyền.
- Đối với những tài sản chưa bán được thì cần cải tạo, sửa chữa, nâng cấp để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh góp vốn hoặc liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ.