5. KẾT CẤU LUẬN VĂN:
2.3. Các giải pháp mà Ngân hàng thực hiện để hạn chế nợ xấu
Các năm qua, Ngân hàng cũng đã tích cực thu hồi nợ xấu thông qua các biện pháp xử lý nợ có vấn đề theo QĐ số 106 của TW như: bám sát tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, quản lý chặt dòng tiền, giảm dần dư nợ thông qua việc bán hàng tồn kho, bán tài sản bảo đảm, áp dụng biện pháp khởi kiện.
Hiện nay tại Ngân hàng VPBank có bộ phận xử lý nợ xấu chuyên biệt. Bộ phận xử lý nợ xấu này có nhiệm vụ chủ yếu là quản lý các khoản nợ vay trước hạn, đến hạn, quá hạn và nợ không có khả năng thu hồi, kết hợp với phòng khách hàng phân tích báo cáo các khoản nợ có vấn đề để tìm giải pháp xử lý hợp lý.
Ngoài ra, VPBank cũng đã rà soát các khoản nợ xấu đủ điều kiện cơ cấu theo QĐ 780 của NHNN và hướng dẫn của TW để cơ cấu nợ, gia hạn nợ, miễn giảm lãi quá hạn.. .cho khách hàng, tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng tiếp tục hoạt động, có nguồn vốn để trả nợ cho ngân hàng cũng như giảm nợ xấu cho ngân hàng.
Khi phát hiện các khoản nợ xấu, các cán bộ tín dụng và phòng quản lý nợ sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ và đồng thời, xem xét tùy thuộc vào tình hình tài chính thực tế của khách hàng, tình hình TSĐB và đánh giá khả năng thu hồi nợ của khách. Cụ thể những biện pháp hạn chế xử lý nợ mà chi nhánh đã sử dụng thời gian qua như sau:
❖ Đôn đốc thu hồi trực tiếp:
Đây là biện pháp được VPBank áp dụng đối với tất cả các khách hàng vay vốn. Cán bộ khách hàng thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở khách hàng khi đến hạn thanh toán lãi, trả gốc. Việc đánh giá xếp hạng tín dụng nội bộ đã giúp chi nhánh chủ động theo dõi tình hình khách hàng, kịp thời nhắc nhở và đôn đốc đối với các khoản nợ.
Việc đôn đốc thu nợ được thực hiện bằng cả phương thức liên lạc qua điện thoại và do cán bộ tín dụng trực tiếp thực hiện. Cán bộ tín dụng cũng trực tiếp gặp mặt khách hàng, tiến hành kiểm tra và đánh giá tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh để nắm bắt tất cả các nguồn thu của khách hàng để đảm bảo không bỏ sót nguồn thu hồi nợ.
Được VPBank áp dụng đối với các khoản nợ được xác định nguyên nhân không trả nợ đúng hạn là do khách hàng gặp khó khăn tạm thời, nhưng hoàn toàn có thể trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại (gia hạn nợ vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ).
- Gia hạn nợ vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: Đây có thể coi là biện pháp đem lại hiệu quả tương đối khả quan trong công tác xử lý nợ xấu của ngân hàng thời gian qua. Nó không chỉ giảm bớt áp lực trả nợ cho khách hàng mà còn cho khách hàng thấy được thiện chí phối hợp của ngân hàng, tác động tích cực đến việc thực hiện cam kết trả nợ của khách hàng. Điển hình, ngân hàng đã xử lý thành công rất nhiều các khoản nợ xấu nhóm 3 bằng biện pháp gia hạn nợ vay này trong năm 2016.
- Miễn/giảm lãi: Biện pháp này đã làm giảm gánh nặng trả nợ cho khách hàng tạo điệu kiện cho khách hàng khôi phục sản xuất trong điều kiện kinh doanh khó khăn, giúp tận thu nợ cho ngân hàng. Tiêu biểu năm 2016, tại miền Trung với sự cố môi trường biển Formosa dọc bờ biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc sản xuất kinh doanh, đánh bắt hải sản của các hộ kinh doanh, ngư dân tại đây. Ngân hàng cũng đã áp dụng biện pháp miễn giảm lãi cho các hộ kinh doanh, doanh nghiệp này, giúp các chủ thể trong thời kì khó khăn và cũng đã thành công trong việc xử lý khoản xấu của nhóm khách hàng này.
❖ Bổ sung tài sản đảm bảo:
Các khoản nợ xấu có khả năng thu hồi, tuy nhiên để giảm thiểu tổn thất trong trường hợp khách hàng không thể trả nợ, ngân hàng yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản đảm bảo.
❖ Xử lý tài sản đảm bảo:
Được VPBank áp dụng với các khoản nợ không có khả năng thu hồi, không thể tái cấu trúc, khách hàng không thể hoặc cố ý không trả nợ. Việc thanh lý áp dụng với các tài sản cầm cố, thế chấp của khách hàng hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Hiện nay, xử lý tài sản đảm bảo được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp ngân hàng thu hồi nợ với chi phí thấp, đặc biệt với các tài sản không phải là bất động sản thì việc xử lý không mất nhiều thời gian và thủ tục đơn giản. Qua số liệu tổng hợp được thì biện pháp này là một trong những biện pháp tương đối hiệu quả nhằm thu hồi nợ xấu.
❖ Yêu cầu bên bảo lãnh trả thay:
Áp dụng với các khoản nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ, nhưng có sự bảo lãnh của bên thứ 3 khi ký kết hợp đồng vay vốn. VPBank cũng triển khai áp dụng việc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, đặc biệt đối với các khoản vay tín chấp. Việc thu hồi nợ xấu bằng biện pháp này thời gian qua cũng mang lại những kết quả nhất định, hầu hết các khoản nợ xấu tín chấp đều đã được thu hồi. Đối với các khoản nợ xấu phát sinh mà đã được bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, chi nhánh cũng đã yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thông qua việc nộp tiền thanh toán hoặc bàn giao tài sản.
❖ Sử dụng quỹ Dự phòng rủi ro:
Ngân hàng tiến hành sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất của các khoản nợ xấu gây ra khi các biện pháp trên không sử dụng được. Biện pháp này có ưu điểm là xử lý nợ nhanh, chủ động nên được các ngân hàng sử dụng triệt để nhưng nhược điểm là sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng do nó sử dụng nội lực của bản thân ngân hàng để khắc phục hậu quả của nợ xấu.
❖ Khởi kiện khách hàng:
Dùng pháp luật để xử lý tranh chấp trong việc thu hồi nợ. Đây là biện pháp được sử dụng sau cùng trong trường hợp các biện pháp khác không thực hiện được, khách hàng chây ỳ hoặc tài sản đảm bảo đang thế chấp hoặc cầm cố tại ngân hàng được đánh giá là không đủ giá trị thanh toán. Tuy nhiên đây là biện pháp không đem lại hiệu quả cao và ngân hàng cũng ít khi sử dụng bởi thủ tục phức tạp, khách hàng thường không còn khả năng trả nợ.
Trên đây là một số biện pháp xử lý nợ xấu đã được ngân hàng VPBank áp dụng. Mỗi biện pháp có những ưu, nhược điểm riêng vì vậy tùy thuộc vào từng khoản vay, tùy từng khách hàng cụ thể và các điều kiện thực tế khác nhau mà ngân hàng thực hiện áp dụng linh hoạt để mang lại hiệu quả thu hồi nợ xấu cao nhất.
2.3.1. Đánh giá công tác hạn chế nợ xấu tại VPB 2.3.1.1. Những kết quả đạt được
Để có được những kết quả trong thời gian qua là nhờ sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ của NH. VPBank đã có sự tăng trưởng nóng trong thời gian qua nhưng đó cũng là điều hợp lý khi ngân hàng trải qua 3 năm xây dựng nền tảng, bộ máy và hệ thống công nghệ, quản trị rủi ro đã tạo đà, cho phép ngân hàng tăng trưởng và bảo đảm hoạt động an toàn. Trong khi tăng trưởng tín dụng tiếp tục ở mức tốt, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng đã giảm từ 2,43% trong năm 2015 xuống còn 2,03% tính đến cuối năm 2016. Nguyên nhân chủ yếu là do ngân hàng đã quyết liệt thực hiện một loạt các biện pháp xử lý nợ xấu và tăng cường các biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu.
2.3.1.2. Hạn chế và các nguyên nhân của hạn chế a. Hạn chế
Mặc dù ngân hàng VPBank đã chú trọng công tác hạn chế, xử lý nợ xấu và thời gian qua đã thu được một số kết quả khả quan tuy nhiên các giải pháp vẫn chưa được toàn diện và không thể tránh khỏi một số hạn chế, cụ thể:
Trong công tác nhận biết và đo lường nợ xấu
Hiện nay việc xác định và phân loại nợ xấu được VPBank thực hiện triển khai dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tuy nhiên chất lượng của kết quả chấm điểm chưa cao, các chỉ tiêu chấm điểm còn mang đặc điểm định tính nhiều hơn định lượng. Các chỉ tiêu đánh giá các khoản nợ có vấn đề dựa trên tiêu chí thời gian đáo hạn mà thiếu hẳn sự kết hợp các yếu tố đánh giá khả năng trả nợ thực tế của khách hàng khác như kết quả sản xuất, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc phân loại nợ hầu như chỉ phụ thuộc vào tình hình thanh toán nợ của khách hàng mà không dựa vào việc đánh giá khả năng trả nợ của người cho vay và giá trị thị trường của tài sản thế chấp. Điều này dẫn đến tình trạng đánh giá sai lầm, chưa chuẩn xác về việc xác định nợ xấu của ngân hàng.
Trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát tín dụng ngân hàng
Hoạt động kiểm tra, kiểm soát tín dụng của ngân hàng hiện nay vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Việc đánh giá kiểm tra hoạt động chưa thực sự hoạt động độc lập với các bộ phận nghiệp vụ.
Công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động tín dụng vẫn chưa được thực sự chú trọng, mặc dù được thực hiện thường xuyên nhưng còn mang tính chất hời hợt, chưa mang lại hiệu quả tốt nhất. Tính độc lập của các cuộc kiểm tra kiểm soát không cao, chưa đạt được mục tiêu an toàn trong hoạt động tín dụng, điều này sẽ dẫn đến tình trạng các thông tin rủi ro dù có được phát hiện nhưng chậm, thiếu tính thuyết phục, khó có thể ngăn chặn kịp thời các rủi ro.
Bộ phận quản lý và xử lý nợ chưa thực sự hiệu quả
Do KH tại VPBank chủ yếu có nhu cầu vốn vừa và nhỏ nên số lượng khách hàng rất lớn. Với đội ngũ cán bộ tín dụng như hiện tại, mỗi cá nhận sẽ quản lý nhiều khách hàng. Các cán bộ tín dụng sẽ phải thực hiện tất các quy trình từ lúc tiếp xúc, khai thác khách hàng cho đến khi giải ngân vốn, kiểm tra sau vay. Như vậy, công tác theo dõi, thẩm định, kiểm tra trước và sau khi cho vay sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên hiện nay VPBank đã triển khai hệ thống quản lý và xử lý nợ riêng biệt để giảm tải cho các cán bộ tín dụng tập trung làm nhiệm vụ chuyên môn. Bộ phận này có trách nhiệm quản lý tập trung kiểm tra hồ sơ sau vay, giảm thiểu rủi ro phát sinh nợ xấu của Ngân hàng.
b. Nguyên nhân
❖ Nguyên nhân khách quan
Ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô
Việt Nam là đất nước có nền kinh tế vừa và nhỏ, tuy không chịu những tác động quá nặng nề như các nền kinh tế lân cận: Trung Quốc , Singapore.. thế nhưng do sự bất ổn chính trị và kinh tế trên thế giới kéo dài cũng đã gây nên những hệ lụy trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chúng ta đối mặt với hàng loạt tiêu cực, sự biến động như tình hình lạm phát, lãi suất, hàng loạt các ngành, lĩnh vực kinh doanh gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp Việt Nam lâm vào tình trạng khó khăn, hàng loạt các doanh nghiệp phá sản. Hoạt động của khách hàng bị thu hẹp dẫn đến tình trạng tăng trưởng tín dụng gặp khó khăn, nợ xấu tăng cao trong toàn hệ thống ngân hàng. Có những trường hợp khách hàng có ý thức trả nợ nhưng do hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng không thể trả nợ cho ngân hàng, tuy nhiên cũng có những trường hợp lừa đảo, tìm mọi cách chiếm đoạt tài sản của ngân hàng, cố tình che giấu tình trạng kinh
doanh yếu kém, thua lỗ để được vay tiền. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay đang phụ thuộc rất lớn vào vốn vay ngân hàng, hiệu quả sản xuất còn thấp nên khi có biến động từ bên trong và bên ngoài thì đều tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vay vốn, do đó gián tiếp và trực tiếp đều gây ra nợ xấu.
Môi trường pháp lý chưa thuận lợi
Môi trường pháp lý hiện nay của chúng ta còn nhiều bất cập và thiếu đồng bộ. Các văn bản quy định về việc xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo, tài sản thế chấp liên quan đến đất đai còn chồng chéo, các văn bản pháp luật về quy chế cho vay còn nhiều bất cấp trong việc phân loại nợ, thiếu cụ thể về quy định xếp hạng tín dụng nội bộ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc xây dựng.
Thiếu quy định về xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, tạo sơ hở trong việc đánh giá, kiểm tra quản lý thị trường tài chính.
Hệ thống chuẩn mực kế toán của Việt Nam có nhiều điểm khác với chuẩn mực kế toán quốc tế, quy định của Nhà nước về chế độ kế toán, kiểm toán đối với doanh các nghiệp còn chưa đồng bộ, chưa đầy đủ và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam làm ảnh hưởng việc lập và kiểm tra kiểm sát các báo cáo tài chính.
Hiện nay, Nghị quyết 42/2017/QH14 ra đời và sẽ có hiệu lực trong 05 năm từ ngày 15/8/2017. Nghị quyết này đã cho phép áp dụng nhiều chính sách mới (so với pháp luật hiện hành) về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, góp phần tạo lập cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho việc xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán nợ xấu. Nghị quyết khi triển khai được kỳ vọng sẽ khắc phục các khó khăn, vướng mắc, bất cập về pháp lý đã nảy sinh trong quá trình xử lý nợ xấu, tài sản
bảo đảm của tổ chức tín dụng, cũng như của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Hệ thống thông tin thiếu minh bạch
Hiện nay tuy vấn đề công bố thông tin đã được cải thiện rất nhiều nhưng VN vẫn chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng, thông tin được công bố vẫn còn độ trễ nhất định, đặc biệt là các thông tin tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam. Thông tin luôn là yếu tố trọng yếu quyết định đến việc cho vay của các ngân hàng, tuy nhiên các thông tin này d o khách hàng cung cấp là chủ yếu mà các thông tin này đưa ra thường thiếu kiểm chứng và độ tin cậy không cao, khi đó sẽ các quyết định cho vay được đưa ra sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro và khi nợ xấu phát sinh, nếu không có đầy đủ thông tin về khách hàng và các thông tin có liên quan thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc xử lý nợ xấu. Hơn nữa, các doanh nghiệp thường cung cấp không đầy đủ hoặc thông tin theo hướng có lợi cho doanh nghiệp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định, quản trị rủi ro của ngân hàng. Mặt khác, trung tâm thông tin tín dụng CIC của ngân hàng nhà nước chưa đáp ứng được nhu cầu của các NHTM, thông tin về lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng tại tổ chức tín dụng không được cập nhật và còn thiếu chính xác, thời gian thu thập thông tin của CIC là khá lâu, việc phối hợp và xử lý thông tin chưa được chú trọng gây mất thời gian... Tất cả những điều này ảnh hưởng đến các quyết định cho vay và quá trình xử lý