Chú trọng công tác phân tích, nhận biết nợ xấu

Một phần của tài liệu 0059 giải pháp hạn chế nợ xấu tại NH việt nam thịnh vượng VPBANK luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 65)

5. KẾT CẤU LUẬN VĂN:

3.2.1.1. Chú trọng công tác phân tích, nhận biết nợ xấu

Việc phân loại nợ xấu cần được Ngân hàng xem là biện pháp trọng yếu trong công tác hạn chế nợ xấu. Việc phân loại nợ cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và định kỳ đồng thời thực hiện theo cả phương pháp định tính và định lượng theo quy định của NHNN. Như đã được đề cập ở trên, các khoản nợ xấu phát sinh từ rất nhiều các nguyên nhân như môi trường kinh tế, môi trường pháp lý, những nguyên nhân từ phía khách hàng... do vậy đối với từng khoản nợ xấu phát sinh cần đánh giá chi tiết về tình hình tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và đạo đức của khách hàng để tìm ra được nguyên

nhân chính xác dẫn đến nợ xấu để có giải pháp xử lý cho phù hợp. Việc phân tích phân loại nợ được thực hiện một cách chính xác sẽ giúp giảm nguy cơ rủi ro nợ xấu cho ngân hàng.

Đối với các khoản nợ quá hạn ngay từ nhóm 2 các cán bộ ngân hàng cần chủ động nắm bắt thông tin, đến khảo sát, kiểm tra để nắm bắt các dòng tiền, nguồn có khả năng trả nợ, không để kéo dài thời gian quá hạn dẫn đến nguy cơ nợ xấu. Bởi khoản nợ chỉ cần quá hạn nợ gốc/lãi vay một ngày thôi cũng đủ để toàn bộ dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng bị chuyển sang nợ quá hạn, phân loại sang nợ nhóm 2. Cần phải chú trọng phân tích nguyên nhân suy giảm khả năng trả nợ như nguyên nhần nào dẫn đến chậm trả gốc/lãi vay, nguyên nhân khách quan hay nguyên nhân chủ quan để kịp thời xây dựng các giải pháp xử lý phù hợp, không để kéo dài thời gian quá hạn, dẫn đến nợ xấu. Nếu khách hàng gặp khó khăn tạm thời thì cần có biện pháp hỗ trợ kịp thời, ngược lại nếu xác định rủi ro chuyển nợ xấu lớn thì thống nhất các giải pháp thu hồi nợ với khách hàng. 3.2.1.2. Thực hiện tốt quy trình tín dụng

Việc thực hiện nghiêm ngặt quy trình tín dụng từ khâu thẩm định, giải ngân đến kiểm tra trước và sau khi cho vay... sẽ giúp loại bỏ những rủi ro, giúp hạn chế nguy cơ phát sinh nợ xấu cho ngân hàng. Trên thực tế, do tập trung hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng mà đôi khi quy trình tín dụng không được thực hiện một cách nghiêm túc. Để chấp hành nghiêm chỉnh quy trình tín dụng, chi VPBank cần thực hiện:

❖ Ban hành đầy đủ và hướng dẫn thực hiện các quy trình nghiệp vụ một cách cụ thể, quán triệt đến từng cán bộ Ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng. Quy định nhiệm vụ, phân công trách nhiệm xác định rõ quan hệ từ chi

nhánh xuống cơ sở, đảm bảo phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng cá nhân.

❖ Có chính sách xử lý nghiêm các trường hợp làm sai hoặc cố tình làm sai quy trình, các trường hợp cán bộ tín dụng và khách hàng móc ngoặc với nhau. Đồng thời thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá thực hiện và xử lý sau khi thực hiện.

Thực hiện đúng quy trình cho vay từ khâu thẩm định dự án, phương án sản xuất đến việc thường xuyên kiểm tra giám sát sau khi cho vay. Áp dụng chặt chẽ việc giám sát các quy trình nghiệp vụ cho vay của đội ngũ cán bộ tín dụng. Thường xuyên cập nhật thông tin về khách hàng, tình hình sản xuất kinh doanh, tình trạng tài sản đảm bảo.

3.2.1.3. Phát triển đội ngũ nhân lực

Nguồn nhân lực chất lượng cao chính là cơ sở quyết định năng lực cạnh tranh, là nhân tố quan trọng nhất để phòng ngừa nợ xấu của ngân hàng. Vì vậy việc quản lý và đào tạo nguồn nhân lực là biện pháp quan trọng cần được ban lãnh đạo chú trong. Đội ngũ cán bộ ngân hàng có trình độ nghiệp vụ cao, đạo đức tốt, am hiểu pháp luật là nhân tố quan trọng trong công tác đảm bảo an toàn tín dụng và phòng ngừa rủi ro cho NHTM.

Chú trọng công tác đào tạo và đạo tạo lại, xây dựng kế hoạch đào tạo tập trung trước hết vào các nghiệp vụ chủ yếu như quản lý rủi ro tín dụng, hoạt động kế toán, tăng cường đầu tư vào dịch vụ mới, đào tạo về sản phẩm mới, công nghệ ngân hàng hiện đại. Bảo đảm tính kế thừa giữa các lớp cán bộ, trẻ hóa đội ngũ cán bộ, mạnh dạn sử dụng các cán bộ trẻ, có phẩm chất năng lực thực sự.

Xây dựng chính sách quản lý, chính sách khuyến khích đối cán bộ nhân viên (cơ chế lương, thưởng...) phù hợp với yêu cầu kinh doanh, mục tiêu lợi nhuận, thu hút và giữ những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực.

Đối với việc quản lý cán bộ, phân công công việc cần phải giao trách nhiệm cụ thể, gắn trách nhiệm với lợi ích. Đi đôi với đó là chính sách khen thưởng, động viên kịp thời đối với những cán bộ có năng lực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cũng như chế độ kỉ luật nghiêm khắc với những người gây thiệt hại về lợi ích và hình ảnh của ngân hàng .

Bố trí cán bộ theo đúng năng lực nghiệp vụ, phát huy kiến thức đã được học vào thực tế công việc. Bổ sung nhân sự có trình độ chuyên môn về xử lý, thu hồi nợ xấu cho phòng Tín dụng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ thu hồi nợ xấu. Đi đôi với đó là quan tâm đến việc giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ CBTD.

3.2.1.4. Thực hiện tốt hoạt động kiểm tra, giám sát tín dụng

Hoàn thiện chương trình kiểm tra phù hợp để giám sát phòng ngừa mọi hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo mọi hoạt động đều phải được giám sát chặt chẽ. Trong đó công tác kiểm tra kiểm soát chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phải được đặc biệt lưu ý đảm bảo tính độc lập, phải được thực hiện thường xuyên nhằm phát hiện kịp thời các sai sót đảm bảo mọi động của ngân hàng phải được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Cần chủ động tích cực tiến hành đồng thời nhiều biện pháp nhằm hạn chế các rủi ro phát sinh từ phía khách hàng. Từng bộ phận VPBank cần xây dựng kế hoạch, nội dung kiểm tra giám sát các khoản tín dụng một cách khá thận trọng và chi tiết. Tiến hành kiểm tra đối với tất cả các khoản tín dụng theo định kỳ và đột xuất, quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng theo đúng cam kết

trong hợp đồng tín dụng. Giám sát quá trình sử dụng vốn, tài sản bảo đảm và năng lực tài chính của khách hàng nhằm phát hiện sớm những rủi ro tiềm ẩn. Thực hiện việc kiểm soát trước và trong khi cho vay, đặc biệt sau khi cho vay cần ngân hàng kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng đồng thời kiểm tra mức độ tuân thủ các cam kết trong hợp đồng tín dụng nhằm phát hiện sớm rủi ro. Đặc biệt đối với các khoản cho vay có dấu hiệu không lành mạnh phải tăng cường kiểm tra giám sát khi phát hiện, kết hợp cả cách thức kiểm tra đột xuất và kiểm tra thường xuyên tình hình hoạt động của khách hàng.

Cùng với việc giám sát, kiểm tra khách hàng thì việc giám sát đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ tín dụng cũng là biện pháp cần quan tâm. Cần sớm phát hiện những hành vi móc ngoặc của cán bộ tín dụng với khách hàng nhằm rút ruột ngân hàng.

Kịp thời công khai kết quả kiểm tra trên toàn hệ thống Ngân hàng VPBank, đảm bảo tính công khai minh bạch góp phần nâng cao ý thức tuân thủ giữa các chi nhánh, điểm giao dịch. Cùng với việc kiểm tra khách hàng thì việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ tín dụng cũng là một trong những biện pháp cần thiết để đảm bảo giảm thiểu rủi ro, phát hiện sớm các hành vi móc ngoặc với khách hàng để chiếm đoạt tài sản của ngân hàng.

a. Thực hiện nghiêm túc các quy định về đảm bảo tiền vay

Việc thực hiện nghiêm túc các quy định về đảm bảo tiền vay là vô cùng cần thiết bởi qua thực tế cho thấy, nợ xấu của các khoản vay không có tài sản đảm bảo là rất cao. Tài sản đảm bảo là nguồn thu thứ hai sau phương án sản xuất kinh doanh, khi khách hàng làm ăn không hiệu quả, không có đủ dòng tiền để trả nợ thì tài sản đảm bảo là cơ sở để ngân hàng thu nợ, mặt khác nó gắn trách nhiệm của khách hàng với khoản vay.

Tải sản đảm bảo là tài sản thì phải đảm bảo có đầy đủ giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp, giá trị ổn định tương đối và có tính thanh khoản cao....

Đối với những dự án có mức độ rủi ro cao thì tài sản đảm bảo phải tương ứng, việc xác định thời hạn cho vay cũng cần được xác định kỹ càng bởi thời hạn cho càng dài thì việc xác định tính chất rủi ro càng kém chính xác và sự thay đổi giá trị của tài sản đảm bảo là càng lớn. Do đó tài sản đảm bảo cần được định giá định kỳ. Đối với việc tài sản thế chấp, cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra hiện trạng tài sản cả theo định kỳ và đột xuất để có những phương án xử lý thích hợp.

3.2.2. Giải pháp xử lý nợ xấu

3.2.2.1.Xử lý nợ xấu thông qua các cơ chế của chính phủ và của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

Theo chỉ thị số 06/CT-NHNN về việc thực hiện nghị quyết số 42/2017/QH14 thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và quyết định số 1058/QD -TTg của thủ tướng chính phủ, đối với các tổ chức tín dụng cần phải xây dựng phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu cho giai đoạn 2017-2020 trong đó bám sát việc triển khai các chính sách tại Nghị quyết 42/2017/QH14 và giải pháp tại Đề án 1058 trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt:

- Tổ chức triển khai thực hiện phương án sau khi được phê duyệt, trong đó lưu ý tổ chức áp dụng toàn diện các biện pháp quy định tại Nghị quyết 42/2017/QH14 để đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu, bảo đảm thực hiện mục tiêu xử lý nợ xấu theo phương án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

- Báo cáo tình hình xử lý nợ xấu định kỳ hằng tháng, chậm nhất vào ngày 25 tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo theo mẫu biểu báo cáo kèm chỉ thị này gửi Ngân hàng Nhà nước (thông qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng).

- Thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực quản trị nội bộ đặc biệt là quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, nâng cao năng lực cán bộ thực hiện công tác thẩm định cấp tín dụng, xử lý nợ.

- Thực hiện có hiệu quả các giải pháp để ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật làm phát sinh nợ xấu tại từng tổ chức tín dụng.

- Hằng năm, đánh giá tính hiệu quả, khả thi của các chính sách thí điểm tại Nghị quyết 42/2017/QH14 trên cơ sở tổng kết việc thực hiện tại tổ chức tín dụng và đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm và các quy định của pháp luật có liên quan gửi Ngân hàng Nhà nước (qua Vụ Pháp chế).

3.2.2.2. Cải tiến quy trình xử lý nợ xấu khoa học

Việc xây dựng một quy trình xử lý nợ xấu khoa học, thống nhất sẽ là công cụ hữu hiệu trong việc xử lý nợ xấu, giúp các cán bộ chủ động áp dụng các biện pháp thích hợp đối vơi từng khoản nợ vay, đảm bảo tiết kiệm chi phí và thời gian. Đối với mỗi ngành, lĩnh vực kinh doanh khác nhau VPBank cần có những biện pháp, chính sách phương pháp thu hồi nợ cụ thể. Đồng thời với việc quy đinh rõ quyền hạn trách nhiệm của từng bộ phận sẽ tạo ra được sự phối hợp nhịp nhàng, nâng cao tính khách quan và độc lập trong xử lý nợ xấu.

3.2.2.3. Thu hồi nợ xấu bằng các biện pháp phù hợp

Đối với các khoản nợ xấu cũ, trên cơ sở phân tích, đánh giá chi tiết ngân hàng tiếp tục thực hiện các biện pháp phù hợp với từng khách hàng cụ thể để tiến

hành thu nợ, xử lý nợ tồn đọng đảm bảo thu nợ đầy đủ trong thời gian ngắn nhất. Gồm:

Đôn đốc thu hồi nợ

Công tác đôn đốc thu nợ trực tiếp phải được chú trọng đầu tiên, liên tục và chặt chẽ đảm bảo hiệu quả thu hồi cao nhất trong thời gian ngắn nhất. Ngoài việc gửi văn bản thông báo nợ quá hạn và kiểm tra tình trạng tài chính, tài sản đảm bảo, cán bộ tín dụng tiến hành thương lượng với khách hàng các biện pháp xử lý nợ xấu. Ưu tiên với với các khách nợ có tư cách đạo đức tốt, có thiện chí trả nợ tuy nhiên các biện pháp thương lượng phải gắn với cơ chế, chính sách. Đây được xem là biện pháp ít tốn kém chi phí nhất nhưng hiệu quả mang lại không phải là nhỏ.

Việc bố trí, phân công cán bộ thực hiện công tác xử lý nợ xấu cần được quan tâm chú trọng. Cần lựa chọn những cán bộ đủ nhiệt tình, quyết tâm và có kinh nghiệm, hiểu biết về công tác tín dụng và khách hàng. Đồng thời có chính sách động viên, đánh giá thích hợp để các cán bộ có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ.

Tái cơ cấu các khoản nợ

Ngân hàng cần chủ động trong việc xem xét thực hiện cơ cấu lại nợ cho đối với các khách hàng gặp khó khăn tạm thời, tạo cơ hội để giúp họ giảm bớt sức ép trả nợ, tiếp tục sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên từng chi nhánh cũng cần chấn chỉnh việc cơ cấu lại các khoản nợ đảm bảo việc cơ cấu phải dựa trên khả năng thực tế của khách hàng.

Tiếp tục giảm lãi suất xuống để thực hiện các khoản vay mới, giúp DN giảm chi phí đầu vào, bán được hàng, mới có khả năng trả nợ ngân hàng. Đây hầu hết là những khách hàng chưa trả được nợ ngân hàng do chịu tác động trực

tiếp của sự thay đổi chính sách, cơ chế, môi trường kinh doanh. Ngân hàng chịu rủi ro phần loại trên khoản nợ xấu này, có thể xem xét để cấp thêm vốn để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho khách hàng hoặc giảm lãi để giúp khách hàng giảm bớt áp lực trả nợ trong giai đoạn khó khăn.

Đối với các khách hàng có dấu hiệu làm ăn kém hiệu quả, cần có biện pháp yêu cầu khách hàng sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp, giám sát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Xử lý, khai thác tài sản bảo đảm

Chủ động xử lý TSĐB, xác định TSĐB dựa trên các giá trị pháp lý, giá trị thị trường, và tính sở hữu của từng tài sản đảm bảo để lựa chọn hình thức xử lý phù hợp. Phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ, thủ tục đảm bảo tiền vay của các khoản nợ xấu, bổ sung hoàn chỉnh các hồ sơ còn thiếu tính hợp lệ, hợp pháp để tạo điều kiện tốt cho việc xử lý. Thực hiện đánh giá hiện trạng, giá trị của các tài sản đảm bảo và tiến hành phân loại các tài sản đó để có biện pháp xử lý thích hợp sau:

- Ngân hàng có thể cho khách hàng tự xử lý tài sản để trả nợ dưới sự giám sát của ngân hàng. Biện pháp này được áp dụng với các khách hàng có thiện chí trả nợ nhằm đơn giản hóa các thủ tục, giảm thấp chi phí và giải quyết nhanh, không mất nhiều thời gian.

- Đối với các khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố, tài sản gán nợ, tài sản giao cho Ngân hàng thì các chủ động xử lý theo hình

Một phần của tài liệu 0059 giải pháp hạn chế nợ xấu tại NH việt nam thịnh vượng VPBANK luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w