5. KẾT CẤU LUẬN VĂN:
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng nhà nước cần ban hành các thông tư, nghị quyết hướng dẫn để các TCTD có phương hướng, đường lối giảm thiểu nợ xấu một cách tối đa.Hiện nay tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Do đó trách nhiệm của Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam cần phải:
- Có trách nhiệm giám sát, thanh tra, kiểm tra tổ chức tín dụng, VAMC trong việc thực hiện Nghị quyết này.
- Phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan rà soát và báo cáo Chính phủ về đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm trên cơ sở thực tiễn áp dụng các quy định tại Nghị quyết trước ngày 15 tháng 8 năm 2021;
- Có trách nhiệm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản trị điều hành của tổ chức tín dụng, đặc biệt là quản trị rủi ro; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất
hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về cấp tín dụng của tổ chức tín dụng để hạn chế nợ xấu phát sinh; tăng cường năng lực thanh tra, giám sát của hệ thống cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.
Đối với bản thân các Ngân hàng thương mại, cụ thể là Ngân hàng Vpbank kiến nghị :
- Ngân hàng nhà nước cần nâng cao hiệu quả hoạt động và vai trò trong cung cấp thông tin của trung tâm Thông tin tín dụng CIC. Thực tế thời gian qua nguồn thông tin mà CIC cung cấp chỉ mang tính thống kê, hoàn toàn chưa đáp ứng được nhu cầu lớn về thông tin cập nhật và thông tin cảnh bảo. Nội dung thông tin trả lời về tình hình quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng cần đảm bảo tính chính xác, cập nhật hơn nữa. NHNN cần phối hợp nhiều hơn với các cơ quan chức năng như thuế, thống kê, bộ thương mại... để cung cấp cho các NHTM các thông tin mới nhất về tình hình phát triển của ngành cũng như tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trog ngành. Trung tâm CIC cần kết hợp chặt chẽ với các NHTM hơn nữa để khai thác triệt để các thông tin của khách hàng đồng thời cần có chế tài kiểm soát và xử phạt đối với các thông tin do các TCTD cung cấp thông tin thiếu chính xác. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần những biện pháp tuyên truyền thích hợp để các NHTM nhận thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng.
- Cần xây dựng thể chế giám sát ngân hàng đi đôi với cơ chế giám sát dựa trên cơ sở rủi ro và xây dựng luật giám sát an toàn hoạt động ngân hàng trên nguyên tắc cải thiện tính độc lập và minh bạch của cơ quan giám sát ngân hàng. Quá trình thanh tra, giám sát cần phòng ngừa xu
hướng cạnh tranh không lành mạnh, buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn tới nguy cơ rủi ro cho các NHTM cũng như toàn hệ thống.
- Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra NHNN thông suốt từ trung ương đến địa phương và có sự độc lập về hoạt động và điều hành. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế và tham gia các hiệp ước, thỏa thuận về giám sát ngân hàng và an toàn hệ thống tài chính. Phát triển đội ngũ thanh tra đủ về số lượng và có trình độ nghiệp vụ cao, có phẩm chất chính trị đạo đức tốt.
- Tăng cường vai trò quản lý của NHNN cấp tỉnh, kịp thời hỗ trợ các NHTM trong việc phối hợp với các cơ quan, chính quyền địa phường trong việc hỗ trợ về mặt pháp lý đối với công tác xử lý nợ xấu.
KẾT LUẬN
Với đặc thù của ngân hàng là ngành kinh doanh nhiều rủi ro, ngân hàng nào không chấp nhận rủi ro thì không có lợi nhuận do vậy những khoản nợ xấu là
một phần tất yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đi đôi với việc các ngân hàng ngày càng đối mặt với tỷ trọng rủi ro nợ xấu ngày càng lớn. Do đó các ngân hàng phải luôn luôn sẵn sàng tâm thế chấp nhận rủi ro trong phạm vi nhất định để có thể tồn tại và phát triển. Tình trạng nợ xấu tồn tại trong hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng nói riêng đã khiến tình hình tài chính các ngân hàng trở nên yếu kém, tác động trực tiếp đến khả năng tài chính của ngân hàng làm suy giảm khả năng cạnh tranh và vị thế của ngân hàng. Chính bởi vậy, công tác hạn chế và xử lý nợ xấu trong các ngân hàng là vô cùng quan trọng, trở nên ngày càng cấp thiết, là nhiệm vụ cấp bách trước mắt cũng như lâu dài của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Các ngân hàng công tác xử lý và thu hồi nợ xấu là hoạt động nghiệp vụ thông thường cần có sự tập trung đặc biệt.
Trong phạm vi nghiên cứu, luận văn đã đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác hạn chế nợ xấu. Luận văn đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra:
Thứ nhất, hệ thống hóa các lý luận cơ bản về nợ xấu, các nguyên nhân phát
sinh và công tác hạn chế nợ xấu trong các ngân hàng thương mại.
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng nợ xấu và công tác hạn chế và phòng ngừa
nợ xấu của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng qua đó phân tích đánh giá các kết quả đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân của những nhược điểm đó để có cơ sở xây dựng các giải pháp trong công tác hạn chế và xử lý nợ xấu.
Thứ ba, luận văn đã đề ra một số các giải pháp để hoàn thiện công tác hạn
kiến nghị với chính phủ, NHNN nhằm giúp công tác hạn chế nợ xấu ngày càng được hoàn thiện và hiệu quả.
Em xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo, TS Nguyễn Thị Hiền và các thầy cô giáo Học Viện Ngân hàng đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt kiến thức để em có thể hoàn thành luận án này./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thị Thu Hà (2010), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân
2. Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ, các số năm 2010-2012.
Nghị quyết số 42/2017/QH14 thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng
3. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Vpbank, báo cáo tài chính năm 2014-2016
4. Nguyễn Hữu Tài (2007), Lý thuyết tài chính tiền tệ, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân
5. Nguyễn Văn Tiến (2010), Giáo trình kinh tế tiền tệ ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội
6. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân
hàng, NXB Thống kê, Hà Nội
7. Các website:
Website Ngân hàng Nhà nuớc: www.sbv.gov.vn
Website Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vương : www.vpb.com.vn
Website Tạp chí kế toán: www.tapchiketoan.com Website Tap chí tài chính: www.tapchitaichinh.com