Chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dung bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thành an,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 41)

1.2.2.1. Chỉ tiêu chất lượng dư nợ

* Nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã

quá hạn. Các khoản nợ quá hạn được các NHTM xếp vào nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý), bao gồm:

Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về

khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn đuợc điều chỉnh lần đầu); Các khoản nợ khác đuợc phân vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn theo đánh giá của TCTD.

Về cơ bản, đây là các khoản nợ đuợc TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhung có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

Tỷ lệ nợ quá hạn trong TDBL là phần trăm giữa tổng các khoản nợ bán

lẻ quá hạn so với tổng du nợ bán lẻ ở một thời điểm nhất định (cuối tháng, cuối quý, cuối năm). Chỉ tiêu này cho biết trong tổng du nợ TDBL có bao nhiêu phần trăm là nợ quá hạn. Chỉ tiêu này đuợc xác định nhu sau:

Tỷ lệ quá hạn trong Nợ bán lẻ quá hạn x 100%

TDBL Tổng du nợ TDBL

Chỉ tiêu nợ quá hạn nói chung là thuớc đo quan trọng trong đánh giá chất luợng tín dụng. Biến động chỉ tiêu này qua các năm sẽ phản ánh chất luợng tín dụng của bản thân ngân hàng là tốt hay không. Truờng hợp tỷ lệ nợ quá hạn trong TDBL có xu huớng giảm hàng năm phản ánh chất luợng du nợ bán lẻ đang đuợc cải thiện và nguợc lại.

Tỷ lệ quá hạn TDBL cũng đuợc so sánh với tỷ lệ quá hạn của toàn ngân hàng nhằm so sánh chất luợng du nợ của mảng bán lẻ so với mảng bán buôn.

* Nợ xấu

Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ đuợc các NHTM phân vào là nợ nhóm

3, 4 và 5. Về cơ bản, đây là các khoản nợ đuợc các TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn và có khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và lãi.

chuyển xấu so với tổng du nợ bán lẻ ở một thời điểm nhất định (cuối tháng, cuối

quý, cuối năm). Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng du nợ bán lẻ có bao nhiêu là nợ

xấu, phản ánh khả năng mất vốn của ngân hàng trong hoạt động TDBL. Khi chỉ

tiêu này cao, mảng bán lẻ của ngân hàng sẽ bị đánh giá là có chất luợng tín dụng

thấp và nguợc lại.

Công thức xác định tỷ lệ nợ xấu trong TDBL: ' ____ Nợ bán lẻ xấu x 100%

Tỷ lệ nợ xấu trong TDBL = ---_---———--- Tổng du nợ TDBL

Tuơng tự nhu tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu trong TDBL cũng đuợc so sánh

sự biến động hàng năm cũng nhu so sánh với tỷ lệ nợ xấu của toàn bộ du nợ của

ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp thì chất luợng TDBL của ngân hàng càng tốt và

nguợc lại.

1.2.2.2. Chỉ tiêu dự phòng rủi ro

Theo Quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2014 của NHNN ban hành Quy chế về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín

dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD, “Dự phòng rủi ro là khoản tiền đuợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro đuợc tính theo du nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung”.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro trong TDBL phản ánh khả năng bù đắp tổn thất của

ngân hàng khi rủi ro xảy ra (không thu hồi đuợc khoản TDBL), đuợc tính toán bởi công thức:

Tỷ lệ dự phòng rủi ro trong Giá trị trích lập rủi ro bán lẻ x 100%

TDBL Tổng du nợ TDBL

Tỷ lệ này càng cao thể hiện khả năng bù đắp rủi ro trong mảng TDBL càng tốt. Tuy nhiên nó cũng khiến lợi nhuận của ngân hàng suy giảm do phải

hạch toán vào chi phí. Đồng thời tỷ lệ này tăng lên cũng phản ánh các khoản nợ bán lẻ của ngân hàng chuyển xuống nhóm nợ có rủi ro cao hơn càng nhiều.

1.2.2.3. Chỉ tiêu tài sản bảo đảm

Tùy thuộc loại hình sản phẩm, đối tuợng khách hàng cũng nhu mục tiêu của ngân hàng trong từng thời kỳ, đối với mỗi khoản tín dụng, các NHTM sẽ có những yêu cầu nhất định về biện pháp bảo đảm. Việc ngân hàng yêu cầu tài sản bảo đảm nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi, lợi ích của họ khi có rủi ro về khoản vay.

Tỷ lệ bảo đảm trong TDBL phản ánh giá trị các tài sản bảo đảm đuợc

dùng để đảm bảo cho các khoản tín dụng bán lẻ. Tỷ lệ này đuợc tính toán bởi công thức:

Giá trị TSBĐ trong TDBL x 100% Tỷ bảo đảm trong TDBL = ---—---—- - ---

Tổng du nợ TDBL

Tuy nhiên, tài sản bảo đảm có thể xuất hiện duới nhiều hình thái với tính thanh khoản khác nhau. Do vậy các TCTD có thể xem xét tỷ lệ trên ở cấp độ chi tiết hơn đó là tỷ lệ bảo đảm đối với từng loại hình tài sản bảo đảm.

Tỷ lệ này càng cao giúp ngân hàng tăng khả năng bù đắp tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra.

1.2.2.4. Chỉ tiêu cơ cấu dư nợ

Cơ cấu du nợ phản ánh tính đa dạng của hoạt động tính dụng. Việc đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng đối tuợng khách hàng sẽ giúp phân tán và giảm thiểu rủi ro. Để đánh giá chất luợng TDBL theo cơ cấu, các TCTD thuờng xem xét trên khía cạnh sự đa dạng trong theo đối tuợng sử dụng vốn. Chỉ tiêu này đuợc tính toán theo công thức:

Tỷ trọng du Du nợ bán lẻ theo đối tuợng x 100%

nợ bán lẻ theo đối tuợng Tổng du nợ TDBL

Vòng quay tín dụng được hiểu là việc thể hiện tốc độ luân chuyển các khoản

vay mà ngân hàng cấp cho nền kinh tế, nói cách khác, chỉ tiêu này cho biết

ngân hàng thu được nợ khách hàng bao nhiêu để có thể lại cho vay mới. Đây

là chỉ tiêu quan trọng được các ngân hàng tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lí vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu

cầu của khách hàng.

Vòng quay vốn TDBL Doanh số thu trong năm x 100% trong năm Dư nợ TDBL bình quân trong năm Vòng quay tín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kì sản xuất, lưu thông, tiết kiệm chi phí, tạo

lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên, vòng quay tín dụng cũng cần phải được

xem xét phù hợp với nhu cầu của khách hàng, đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn.

1.2.2.6. Mức độ sinh lời của TDBL

Mục tiêu hướng tới của mọi chủ thể trong nền kinh tế nói chung và các ngân hàng nói riêng là tối đa hóa lợi nhuận, giúp phần thặng dư mà mình tạo ra là lớn nhất. Do vậy chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng luôn được xem xét khi đánh giá chất lượng tín dụng của bất kỳ NHTM nào.

Khi tốc độ tăng nguồn thu chậm hơn tốc độ tăng chi phí sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm sút. Trong hoạt động tín dụng thì lợi nhuận từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chất lượng tín dụng không thể nói là tốt nếu tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay là thấp.

Tỷ trọng thu nhập từ lĩnh vực cho vay tín dụng đánh giá khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay, qua đó thấy được tầm quan trọng của nó để có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho vay. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại.

___ Thu nhập lãi từ lĩnh vực cho vay x 100% Tỷ trọng thu nhập từ TDBL ____________________:_______________

= Tổng thu nhập của ngân hàng

Tỷ lệ thu nhập từ lĩnh vực cho vay thể hiện khả năng sinh lời của các khoản cho vay của ngân hàng. Nó thể hiện một đồng dư nợ thì tạo được bao nhiêu đồng thu nhập thuần từ lĩnh vực cho vay. Tỷ lệ này càng cao thể hiện lợi nhuận tín dụng lớn, chất lượng cao.

Thu nhập lãi từ lĩnh vực cho vay x 100%

Tỷ lệ thu nhập từ TDBL =________________.__________________________ Tổng dư nợ cho vay

1.2.2.7. Mức độ hài lòng của khách hàng

Hiện nay, khi mà sự cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng trở nên gay gắt thì các ngân hàng càng quan tâm đến thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ của mình. Dịch vụ tín dụng do ngân hàng cung ứng là để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nếu dịch vụ ngày càng hoàn hảo, có chất lượng cao thì khách hàng sẽ là khách hàng truyền thống gắn bó với ngân hàng. Cũng như các sản phẩm và dịch vụ khác cung ứng trên thị trường, để đánh giá chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng cần có một số tiêu chí cụ thể:

- Khả năng tiếp cận vốn: Các khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận nguồn

vốn tín dụng của ngân hàng.

- Độ tin cậy: Thực hiện đúng như các cam kết giữa ngân hàng và

khách hàng.

- Sự đáp ứng: Có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vốn của khách

hàng kịp thời và nhanh chóng.

- Thủ tục: Đảm bảo thủ tục đơn giản, dễ hiểu và nhanh chóng.

- Dịch vụ phục vụ: Thể hiện ở cơ sở vật chất của ngân hàng, thái độ phục

1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng bán lẻ

1.2.3.1. Các nhân tố khách quan

* Chu kỳ kinh tế:

Nền kinh tế phát triển ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của ngân hàng là tiền đề để các ngân hàng có thể huy động được nhiều vốn, mở rộng hoạt động cho vay phục vụ cho việc phát triển kinh tế. Một nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng tín dụng.

Chu kỳ kinh tế cũng là tác nhân có những tác động lớn đến hoạt động tín dụng. Trong thời kỳ nền kinh tế hưng thịnh, thu nhập bình quân của cư dân gia tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, nhu cầu đời sống tăng lên. Theo đó các nhu cầu tiêu dùng cá nhân gia tăng, đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng, phát triển bán lẻ, đồng thời cũng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ. Trong một nền kinh tế phát triển, các KHBL có đủ điều kiện để trả nợ vay cho ngân hàng, giảm thiểu rủi ro.

Khi nền kinh tế suy thoái, hoạt động sản xuất của toàn bộ nền kinh tế diễn ra trì trệ, các doanh nghiệp kinh doanh bị thua lỗ, thu nhập của người dân giảm xuống ảnh hưởng tới khả năng trả nợ. Khi đó ảnh hưởng xấu đến chất lượng TDBL của ngân hàng.

* Môi trường pháp lý:

Pháp luật là bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Hành lang pháp lý khi mà thiếu đi sự phù hợp với những yêu cầu phát triển của một nền kinh tế nào đó thì các hoạt động trong nền kinh tế đó không thể diễn ra một cách thuận lợi được.

Một môi trường pháp lý hoàn chỉnh sẽ thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội, tạo công ăn việc làm, gia tăng thu nhập người dân. Từ đó đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất. Thúc đẩy hoạt động bán lẻ phát triển.

động mạnh mẽ tới sự rủi ro trong hoạt động tín dụng hay bảo toàn vốn mà ngân hàng bỏ ra. Trong điều kiện các bên tham gia trong giao dịch quan hệ tín dụng tuân thủ đúng các văn bản pháp luật thì quan hệ tín dụng đó mới đem lại lợi ích cho các chủ thể tham gia.

* Môi trường kinh doanh:

Các đối tuợng khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp nhỏ và vừa là những đối tuợng dễ gặp tổn thuơng khi môi truờng kinh doanh biến động nằm ngoài khả năng dự báo.

Các rủi ro không luờng truớc nhu ảnh hưởng của thiên tai, địch họa, hay như các biến động thị trường trong và ngoài nước, quan hệ cung cấp thay đổi có thể gây hâu quả xấu, kéo theo đó là khả năng hoàn trả các khoản vay khiến chất lượng các khoản TDBL bị giảm sút.

1.2.3.2. Các nhân tố chủ quan

Đây là các nhân tố thuộc về bản thân, nội tại ngân hàng liên quan đến sự phát triển của ngân hàng trên tất cả các mặt có ảnh hưởng tới hoạt động TDBL như chính sách; công tác tổ chức; trình độ lao động; quy trình nghiệp vụ; kiểm tra; kiểm soát và trang thiết bị.

*Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng

Chiến lược kinh doanh phải hướng đến mục tiêu an toàn, hiệu quả. Trong chiến lược kinh doanh các nhà quản lý đề ra các định hướng, nguyên tắc hoạt động cũng như các mục tiêu cần đạt và phương pháp tiến hành. Nó được cụ thể hoá bằng các kế hoạch hoạt động. Chiến lược kinh doanh ảnh hưởng lớn đến chiến lược TDBL. Một chiến lược TDBL đúng đắn và được thực hiện tốt trên cơ sở một chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng TDBL.

* Quy mô, uy tín của NHTM- Thương hiệu

sản vô hình vô cùng quan trọng của ngân hàng đó. Thương hiệu không phải tự nhiên mà có và cũng không phải trong một thời gian ngắn mà có. Nó được xây dựng qua rất nhiều năm hoạt động và được thể hiện qua hiệu quả hoạt động cũng như việc tạo dựng hình ảnh của ngân hàng trên thị trường.

Quy mô ngân hàng cũng là một nhân tố quan trọng quyết định cơ cấu danh mục dịch vụ của ngân hàng. Cơ cấu vốn của ngân hàng quyết định khả năng chi trả và cung ứng dịch vụ tài chính cho khách hàng.

* Chính sách TDBL của Ngân hàng

Dựa trên chính sách TDBL do NHNN ban hành, các NHTM dựa vào đó để đề ra các chính sách TDBL phù hợp với bản thân ngân hàng của mình. Chính sách TDBL được xây dựng trên cơ sở uy tín của các NHTM. Nó không những đảm bảo an toàn và khả năng sinh lời cho hoạt động của Ngân hàng mà còn phải phù hợp với thực tế và nhu cầu của khách hàng. Một chính sách TDBL đồng bộ, đầy đủ và hợp lý sẽ hướng hoạt động TDBL của Ngân hàng đi đúng quỹ đạo.

* Quy trình TDBL, công tác kiểm tra kiểm soát của NHTM

Quy trình TDBL là các bước tiến hành quá trình từ thẩm định khách

hàng/dự án đến cho vay và thu hồi nợ nhằm bảo toàn vốn TDBL. Chất lượng TDBL có được đảm bảo hay không phụ thuộc vào việc thực hiện tốt các các quy định của từng bước và sự hợp lý của các bước trong quá trình.

Sự phối hợp giữa các bước trong quy trình TDBL sẽ đảm bảo vốn TDBL được luân chuyển bình thường, đúng kế hoạch. Một quy trình TDBL không phù hợp do thiếu các bước hoặc đủ nhưng tiến hành không tốt có thể phát sinh

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dung bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thành an,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w