Kiểm tra và giám sát chất lượng tín dụng bán lẻ chặt chẽ

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dung bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thành an,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 76 - 77)

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng là biện pháp quan trọng bởi vì thông qua hoạt động này có thể phát hiện, ngăn ngừa những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Bên cạnh đó hoạt động kiểm tra, giám sát nội bộ cũng phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do CBTD gây ra. Chi nhánh cần không ngừng nâng cao chất lượng công tác quản trị điều hành và kiểm tra, kiểm soát nội bộ thông qua một số biện pháp sau:

-Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải được thực hiện định kỳ và đột xuất nhằm phát hiện các dấu hiệu sai phạm.

- Tăng cường những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phòng kiểm tra giám sát tuân thủ.

-Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích kiểm tra.

-Đồng thời cần thường xuyên rà soát lại các quy trình, quy định nội bộ trong chi nhánh để hoàn thiện, bổ sung, nâng cấp và tránh sơ hở dễ bị lợi dụng.

-Ngoài ra, Phòng kiểm tra giám sát tuân thủ cũng cần thường xuyên thực hiện công tác theo dõi các mục tiêu cần đạt so với chuẩn so sánh các vấn đề có liên quan đến khách hàng như sau:

+ Thời gian giải quyết hồ sơ vay vốn khách hàng, thời gian xử lý các giao dịch tại quầy của khách hàng;

+ Thư hoặc lời khiếu nại của khách hàng;

+ Năng lực và tính cách thân thiện của CBTD KHCN;

+ Lãi suất phù hợp, bao gồm cho tất cả mọi dịch vụ và các khoản phí; + Sự nhiệt tình của CBTD KHCN trong việc trả lời các thắc mắc của

khách hàng vay.

+ Trình độ nghiệp vụ và thái độ phục vụ của CBTD KHCN.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dung bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thành an,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 76 - 77)