a) Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng
Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) phải cập nhật được sự phân loại khách hàng theo từng khoản nợ, đánh giá khách hàng theo từng nhóm nợ. Để đáp ứng yêu cầu xử lý thông tin, cần có năng lực đủ mạnh, phải chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, áp dụng các chương trình tự động xử lý số liệu. Các cơ quan giám sát, đánh giá và các tổ chức tín dụng phải tham gia vào mạng CIC và khai thác thông tin để đưa ra đánh giá nợ kịp thời.
CIC phải được giao nhiệm vụ thực hiện hỗ trợ các ngân hàng, tổ chức tín dụng đánh giá các khoản nợ. Những thông tin mà CIC cung cấp giúp cho các ngân hàng có cái nhìn toàn diện về tình hình dư nợ của khách hàng. Thông tin cần phải có tính chính xác cao, và đặc biệt phải đảm bảo tính thời gian. Nếu thông tin của CIC không được cập nhật thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng
Tại Việt Nam, chỉ CIC mới có đầy đủ số liệu của khách hàng trên toàn quốc, tuy nhiên trung tâm chỉ có dữ liệu về các doanh nghiệp, còn cá nhân thì rất ít và hầu như không có. Đây là một hạn chế lớn của trung tâm, ảnh hưởng tới sự phát triển cho vay cá nhân của ngân hàng thương mại, đòi hỏi CIC phải ngày càng hoàn thiện hơn, hoạt động hiệu quả hơn.
nó. Do đó, sự ra đời và mở rộng của trung tâm thông tin tín dụng về mua nhà là một điều rất cần thiết đối với hoạt động cho vay mua nhà của ngân hàng.
b) Thanh tra, theo dõi các hoạt động cho vay bất động sản
NHNN cần thuờng xuyên yêu cầu các NHTM phải báo cáo, thống kê, theo dõi chặt chẽ các hoạt động cho vay bất động sản, diễn biến cung cầu và giá cả trên thị truờng, yêu cầu các NHTM rà soát, đánh giá chất luợng tín dụng các khoản cho vay bất động sản để có biện pháp xử lý, thu hồi nợ vay đúng hạn và khống chế tốc độ tăng truởng du nợ cho vay bất động sản.
Nếu phát hiện có hiện tuợng cho vay duới chuẩn cần có những biện pháp điều chỉnh tích cực. Xem xét tỷ lệ du nợ của hệ thống ngân hàng cho các doanh nghiệp có cùng nguồn gốc đang kinh doanh bất động sản, trên tổng du nợ của thị truờng bất động sản. Nếu có hiện tuợng đầu tu tay trong, cần có những biện pháp loại bỏ để tránh những vấn đề có tính hệ thống.
KẾT LUẬN
Trong thời gian qua cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam, BIDV Bắc Hà Nội đã đạt được những bước tiến đáng kể trong việc phát triển sản phẩm cho vay nhu cầu nhà ở đối với KHCN, đây là một chủ trương đúng đắn của Ban Lãnh đạo Chi nhánh trước xu hướng thị trường bất động sản đang ấm dần lên, phù hợp với thực tại khách quan của khu vực Quận Long Biên và khu vực phía Bắc của thành phố Hà Nội.
Thị trường cho vay nhu cầu nhà ở đối với KHCN là thị trường giàu tiềm năng mà các ngân hàng vẫn đang chờ đợi những khách hàng thực sự có nhu cầu nhà ở đến vay vốn nhưng phải có thu nhập tốt để trả nợ. Nắm bắt được xu hướng của thị trường, Chi nhánh cũng không bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào lĩnh vực này.
Bên cạnh việc mở rộng cho vay nhu cầu nhà ở đối với KHCN, việc nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của hoạt động này ngày càng được chú trọng hơn. Qua đó, có thể kiểm soát an toàn trong hoạt động cho vay, góp phần gia tăng lợi nhuận cho Chi nhánh. Tất cả những điều đó giúp cho Chi nhánh bước đến sự thành công trong việc triển khai sản phẩm cho vay nhu cầu nhà ở đối với KHCN.
Với mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện hơn nữa hoạt động cho vay nhu cầu nhà ở đối với KHCN tại BIDV Bắc Hà Nội, đề tài đã nghiên cứu và giải quyết được những vấn đề sau:
Hệ thống hóa lý luận về nghiệp vụ cho vay của NHTM, trong đó luận văn đã trình bày có chọn lọc cơ sở lý luận chung về cho vay, cho vay KHCN, cho vay nhu cầu nhà ở đối với KHCN; các chỉ tiêu đánh giá kết quả và những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay nhu cầu nhà ở đối với KHCN.
Phản ảnh thực trạng hoạt động cho vay nhu cầu nhà ở đối với KHCN từ năm 2014 đến năm 2017, qua đó đã chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và những nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay nhu
cầu nhà ở đối với KHCN tại BIDV Bắc Hà Nội trong thời gian qua.
Luận văn đã sử dụng các phuơng pháp nghiên cứu truyền thống nhu thống kê, so sánh, phân tích... để phản ánh, đánh giá khách quan thực trạng hoạt động cho vay nhu cầu nhà ở đối với KHCN BIDV Bắc Hà Nội thời gian qua.
Từ thực trạng đó luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động cho vay nhu cầu nhà ở đối với KHCN BIDV Bắc Hà Nội cho những năm tiếp theo. Giải pháp này đuợc xây dựng dựa trên cơ sở thực tế những tồn tại và kết quả đã đạt đuợc với mục tiêu góp phần tăng truởng hoạt động này nhung vẫn đảm bảo về chất luợng và hiệu quả, tạo nên sự phát triển bền vững, đóng góp vào sự phát triển chung của ngân hàng. Luận văn đua ra hệ thống giải pháp gồm 6 nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp phát triển khách hàng, nhóm giải pháp hạn chế rủi ro, nhóm giải pháp bổ trợ.. Trong đó, những giải pháp có ý nghĩa thực tiễn nhu:
- Tăng cuờng công tác kiểm tra kiểm soát đối với hoạt động cho vay nhu
cầu nhà ở đối với KHCN
- Nâng cao chất luợng thẩm định tín dụng
- Đồng thời, luận văn cũng có một số kiến nghị, đề xuất đối với Chính
phủ, với Ngân hàng nhà nuớc để các giải pháp mang tính khả thi hơn .
Mặc dù tác giả đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu nhung do nhiều nguyên nhân khác nhau, đề tài khó tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả rất mong nhận đuợc sự góp ý của Qúy thầy cô, bạn bè và những cá nhân, tập thể có liên quan đến lĩnh vực tín dụng ngân hàng để đề tài hoàn thiện hơn.
1. PGS.TS.Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội.
2. PGS.TS .Nguyễn Minh Kiều (2013), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại hiện
đại, NXB Tài Chính, Hà Nội.
3. PGS.TS.Nguyễn Văn Tiến ( 2012), Giáo trình quản trị Ngân hàng thương
mại , NXB Thống Kê , Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Tiến (2013), Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.
5. Chính Phủ (2010), Luật các tổ chức tín dụng năm 2010.
6. NHNN (2011), Qui chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng
ban
hành theo quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2011 của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.
7. Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh
Bắc Hà Nội (2014, 2015, 2016, 2017), Báo cáo tổng kết hoạt động
kinh doanh, Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Thảo (2014), Giải pháp quản trị rủi ro tín dụng đối với nhu
cầu nhà ở tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam- chi nhánh Hải Dương , Học Viện Ngân Hàng, Hà Nội.
9. Nguyễn Hoàng Giang ( 2015), Giải pháp đẩy mạnh cho vay hỗ trợ nhu cầu
nhà ở tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - chi nhánh Ba Đình, Học Viện Ngân Hàng, Hà Nội.
10. Tạp chí kinh tế và phát triển 11. Tạp chí ngân hàng
B. Tiếng Anh
16. Federic S. Mishkin( 2015), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính ,
18. DAVID COX (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản chính