Chiến lược phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông hà nội,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 104 - 106)

3 Phát hành bảo lãnh (quy đổi VND) 27,000 560,446 44,600 1,014,

3.1.1. Chiến lược phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam

Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn hệ thống, coi trọng thường xuyên nâng cao chất lượng các hoạt động nghiệp vụ hiện có, nhất là dịch vụ tín dụng truyền thống, công tác thanh toán, củng cố toàn diện chế độ hạch toán kinh doanh, thực hành tiết kiệm. Đồng thời, tạo mọi điều kiện mở rộng các loại hình kinh doanh mới. Trước hết là các dịch vụ thuê mua, kinh doanh nhà ở, hối đoái, cầm đồ, liên doanh liên kết sản xuất, thanh toán quốc tế, dịch vụ két bạc, dịch vụ kiểm ngân chuyển tiền, kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc, bảo hiểm, chứng khoán ... đạt mục tiêu hiệu quả, nâng cao kỷ cương, kỷ luật, đoàn kết, chống và ngăn chặn có hiệu lực tệ quan liêu, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí lao động, tiền của, giữ gìn uy tín trong kinh doanh. Cụ thể:

3.1.1.1. Định hướng về thị trường

- Củng cố, xây dựng và phát triển thị trường nông nghiệp, nông thôn và hộ sản xuất, liên kết với thị trường thành thị, thị trường quốc tế. Tạo lập thị trường

bền vững, trước hết là những vùng có điều kiện phát triển sản xuất hàng hoá tập

trung, sớm phát huy hiệu quả kinh tế xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình công

công nghệ ngân hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, tiện ích phục vụ khách hàng, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập với ngân hàng khu vực và quốc tế.

3.1.1.2. Phương thức hoạt động

Nhanh chóng chuyển đổi phương thức đầu tư tập trung theo dự án quốc gia, dự án tiểu vùng kinh tế từng tỉnh, liên tỉnh nhằm khai thác tiềm năng phát triển nền sản xuất hàng hoá. Đồng thời, phát triển dự án nhỏ, phục vụ hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ và phát triển ngành nghề, thực hiện dịch vụ uỷ thác cho vay hộ nghèo do các chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện làm dịch vụ giải ngân, đặt dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của chính quyền địa phương và sự giám sát của nhân dân.

Các dự án kinh tế liên vùng, dự án quốc gia về lương thực, vùng trồng cây công nghiệp, mía đường, cà phê, chè, cao su, bông, dâu tằm, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến gỗ ... Vùng chăn nuôi tập trung, tạo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm xuất khẩu theo hệ thống Tổng công ty nhà nước, được tổ chức đầu tư theo hệ thống dọc từ Trung ương xuống địa phương.

Những dự án kinh tế địa phương, cần chú trọng đầu tư phát triển khôi phục làng nghề, phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, các dịch vụ phục vụ sản xuất, góp phần khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và giải quyết việc làm do các chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn địa phương tổ chức thực hiện.

Những nơi thực sự có khả năng về vốn, khả năng quản lý thì xem xét đầu tư vào, một vài lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch, vật liệu xây dựng ở những khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, đầu mối giao thông, bến cảng, sân bay ... với qui mô kinh doanh vừa và nhỏ. Các chi nhánh NHNo&PTNT ở các địa phương sớm tiếp cận với thị trường khởi xướng các dự án đầu tư để cho vay hoặc liên doanh, liên kết sản xuất.

Tổ chức triển khai có kết quả dịch vụ cho Ngân hàng chính sách xã hội, góp phần giải quyết vốn cho hơn 3 triệu hộ nghèo đói. Họ sẽ là khách hàng tiềm tàng

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông hà nội,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w