Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông hà nội,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 106 - 108)

3 Phát hành bảo lãnh (quy đổi VND) 27,000 560,446 44,600 1,014,

3.1.2. Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

Bằng mọi biện pháp triển khai các dịch vụ kinh doanh mới tại các chi nhánh. Những nơi có điều kiện và có môi trường kinh doanh, tổ chức các dịch vụ két sắt, kho hàng, dịch vụ thanh toán đến cá nhân... Đây là lĩnh vực mới cần sớm có cơ chế nghiệp vụ. Trong khi chưa có, các địa phương được xây dựng dự án làm thử để rút kinh nghiệm mở rộng dần.

Tiếp tục củng cố, mở rộng các hoạt động kinh doanh đối ngoại, bao gồm cả dịch vụ thanh toán, tín dụng, bảo lãnh, liên doanh liên kết, kinh doanh thuê mua, kinh doanh chứng khoán, vàng bạc, đá quý, kinh doanh hối đoái, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, mở rộng các hình thức huy động vốn từ nước ngoài.

3.1.2. Định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông Nông

thôn Đông Hà Nội đến năm 2015.

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát đến năm 2015

Phải thực sự trở thành lực lượng chủ đạo và chủ lực trong vai trò cung cấp tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với chính sách, mục tiêu của Đảng, Nhà nước, mở rộng hoạt động một cách vững chắc, an toàn, bền vững về tài chính; áp dụng CNTT hiện đại, cung cấp các dịch vụ và tiện ích thuận lợi, thông thoáng đến mọi loại hình doanh nghiệp và dân cư ở thành phố, thị xã, tụ điểm kinh tế nông thôn; nâng cao và duy trì khả năng sinh lời; phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực để có sức cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Giữ vững và củng cố vị thế chủ đạo và chủ lực trong vai trò cung cấp tài chính, tín dụng khu vực nông nghiệp, nông thôn; tập trung đầu tư phát triển các

phân khúc thị trường đem lại hiệu quả cao tại khu vực đô thị, khu công nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, ...

- Phát triển đủ 39 sản phẩm dịch vụ mới theo dự án WB trên nền tảng công nghệ

thông tin phù hợp để đáp ứng nhu cầu khách hàng và yêu cầu hội nhập; - Phát triển thương hiệu và xây dựng văn hóa DN của NHNo&PTNT ĐHN

“Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả”; từng bước đưa

NHNo trở

thành “Lựa chọn số một” đối với khách hàng HSX, DNV&N, trang trại,

HTX tại

các địa bàn nông nghiệp nông thôn và là “Ngân hàng chấp nhận được” đối với

khách hàng lớn, dân cư có thu nhập cao tại khu vực đô thị, khu công nghiệp. - Lành mạnh hoá tài chính, thông qua việc cải thiện chất lượng tài sản, nâng

cao hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả nguồn

vốn đáp

ứng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về an toàn hoạt động;

- Bổ sung vốn điều lệ để bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% bằng việc thực

hiện đầy đủ các cam kết về xử lý nợ xấu và có cơ chế tăng vốn điều lệ;

- Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tập trung, độc lập, và toàn diện theo tiêu chuẩn quốc tế để phát triển bền vững;

- Triển khai áp dụng CNTT, nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ ngân hàng; xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản trị trên nền tảng của hệ thống kế

toán theo tiêu chuẩn quốc tế;

- Xây dựng NHNo&PTNT ĐHN trở thành một tập đoàn tài chính.

Một phần của tài liệu Chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông hà nội,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w