Thái Lan và Việt Nam có cơ cấu mặt hàng xuất khẩu tương đối giống nhau, thị trường về mặt khách hàng tiêu dùng cũng như về cơ cấu thị trường các doanh nghiệp cũng có nét tương đồng. Vì vậy với những kinh nghiệm bài học rút ra cho thị trường Thái Lan được cân nhắc và áp dụng cho thị trường Việt Nam với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Việt Nam phát triển ngành điện đặc biệt là các thiết bị chiếu sáng từ những năm 60 của thế kỷ trước với lợi thế tài nguyên có sẵn, khởi đầu bằng việc lắp ráp các sản phẩm từ các bộ linh kiện nhập khẩu theo chính sách thay thế hàng nhập
khẩu. Ở những năm này, nổi bật nhất chính là Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, tiền thân là Nhà máy Bóng đèn phích nước Rạng Đông. Đây là một trong 13 nhà máy đầu tiên được thành lập theo quyết định của Chính phủ.
Thị trường Việt Nam hiện còn phân tán và tập trung vào trung/hạ nguồn…Thị trường chiếu sáng LED tại Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, không hề có phân khúc thượng nguồn. Tại phân khúc trung/hạ nguồn, tương tự xu hướng thế giới, phần lớn doanh nghiệp đều mới tham gia với quy mô nhỏ lẻ, thiếu kiến thức chuyên môn và do đó chỉ lắp ráp được các sản phẩm chất lượng không đáng tin cậy. Tuy nhiên, các công ty này vẫn tồn tại được vì đối với người tiêu dùng Việt Nam, giá cả vẫn đóng vai trò quan trọng hơn so với chất lượng sản phẩm.
1.3.2.1. Điều chỉnh khung chính sách và thể chế pháp lý
Trước đây, khung chính sách luật của Thái Lan đã gây ra nhiều phiền toái nghiêm trọng trong hoạt động kinh doanh của nhiều công ty Nhật Bản. Ví dụ như các công ty nước ngoài được Ủy Ban Đầu tư thừa nhận thì trên lý thuyết được phép nhập khẩu vật liệu mà không phải nộp thuế. Tuy nhiên trên thực tế chính sách này chỉ hoàn lại thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp tại thời điểm các doanh nghiệp đưa ra chứng cứ có hàng xuất khẩu. Thủ tục này gây phiền hà cho các doanh nghiệp và nhiều công ty đã chỉ ra rằng việc hoàn lại thuế nhập như vậy đôi khi bị trì hoãn một cách tùy tiện
Với sự không rõ ràng cũng như những khung chính sách phiền hà của Thái, đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của ngành. Vì vậy, với thị trường ngành tại Việt Nam, chính phủ Việt Nam cần có khung chính sách và những thế chế cần thiết cho các doanh nghiệp trong nước có cơ hội được phát triển, có cơ hội cạnh tranh trực tiếp với những doanh nghiệp lớn trên thị trường quốc tế đồng thời không thể quá chèn ép các doanh nghiệp nước ngoài nhất là trong thời điểm hội nhập như bây giờ.
1.3.2.2. Sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ
Ở Việt Nam từ lâu cũng đã khuyến khích phát triển ngành công nghiệp điện đặc biệt ngành chiếu sáng sau khi nhận ra tầm quan trọng cũng như khả năng về nguồn thu của ngành này.
Thái Lan cũng nhận thức được những điều đó. Tuy nhiên nhu cầu cấp bách này đang trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết khi đất nước này theo đuổi chiến lược định hướng xuất khẩu. Một số việc chuyển giao công nghệ và đào tạo tay nghề đã được thực hiện trong các lĩnh vực nhựa và thiết bị kim loại, nhưng trình độ về sản xuất linh kiện và nguyên vật liệu, công nghệ xử lý bề mặt như phun sơn và mạ cho các linh kiện chuyên dùng trong các sản phẩm điện xuất khẩu vẫn còn rất thấp và chậm được chuyển giao công nghệ.
Lĩnh vực này cần được hỗ trợ nhiều hơn nữa thông qua việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật từ các chuyên gia Nhật Bản và các biện pháp khác. Trong những năm gần đây khi các công ty ô tô phương Tây và Nhật Bản bắt đầu xem Thái Lan như một trung tâm sản xuất ở khu vực ASEAN thì sự tập trung và phát triển của các nhà sản xuất linh kiện cũng đang diễn ra mạnh mẽ. Điều này cũng dẫn tới việc cần thiết phải nâng cấp ngành công nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng mạnh mẽ hơn nữa. Nếu như đạt được mục tiêu này, Thái Lan bắt đầu có khả năng phát triển các công nghệ phức tạp trong các ngành sản xuất công nghiệp.
Học tập những điều đó, từ năm 2000, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện khá đồng bộ các chính sách và giải pháp nhằm phát triển năng lực các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện trong nước, tăng cường mối liên kết thượng nguồn- hạ nguồn giữa các công ty trong và ngoài nước nhằm phát triển sản xuất linh kiện, phụ kiện và chuyển giao công nghệ để phát triển ngành. Các sản phẩm và công đoạn mục tiêu của ngành bao gồm: tạo khuôn, gá, cán, đúc công cụ công nghiệp, cắt, mài, đúc nguội, gia công nhiệt, gia công bề mặt, gia công trung tâm, giắc cắm điện, pin xạc Ni-Cd, và nhựa cơ khí.
Hiện nay Việt Nam có khoảng 1.200 doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Khoảng 250 là doanh nghiệp số đó là sản xuất và lắp ráp thiết bị chiếu sáng LED. Ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện tại Việt Nam sử dụng trên 300 ngàn lao động, trong số đó có nhiều kỹ sư giỏi và công nhân lành nghề.
Tổng kết chương I
Năng lực cạnh tranh ngành là một khái niệm mang tính tổng thể, nó không chỉ là tổng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, mà là khả năng cạnh tranh tổng thể của các doanh nghiệp trong một ngành nhất định.
Năng lực cạnh tranh của ngành được xem xét trên quan hệ so sánh với cùng ngành đó của các quốc gia khác, và được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu, trong đó bao gồm đóng góp của TFP, năng suất lao ñộng của ngành, thị phần xuất khẩu, các chỉ số ñầu tư trực tiếp nước ngoài, vv.
Trong cạnh tranh quốc tế, năng lực cạnh tranh của một ngành phụ thuộc vào các yếu tố lợi thế quốc gia, trong đó bao gồm các điều kiện yếu tố sản xuất, điều kiện về cầu của ngành, chiến lược doanh nghiệp, cấu trúc và tình trạng cạnh tranh trong nước, các ngành hỗ trợ và liên quan, vv. Những yếu tố này tạo thành một “tinh thể kim cương” quyết định năng lực cạnh tranh của một ngành, được kết dính và củng cố nhờ vai trò của Chính phủ.
Ngành chiếu sáng là một ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta. Trong thời gian vừa qua, ngành đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ trong phát triển và sặc biệt là đi tiên phong trong việc chinh phục và tạo dựng vị trí cạnh tranh ở nhiều thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, trước những cơ hội và thách thức mới đến từ môi trường cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt, ngành này cần phải có những định hướng và giải pháp tổng thể để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của toàn ngành, nhằm củng cố và cải thiện thị thế cạnh tranh, phát triển ngành một cách bền vững.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH CHIẾU SÁNG CỦA VIỆT NAM