Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành chiếu sáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành chiếu sáng của việt nam (Trang 49 - 59)

2017 tăng gấp đôi so với năm 2015 và gấp đôi so với đèn LED nhập khẩu; phát triển đa dạng các loại sản phẩm LED so với các nguồn sáng trước kia, đặc biệt nhóm đèn LED gia dụng tăng gần 50%; và quan trọng hơn cả là chất lượng đèn tăng, nhưng giá cả lại giảm tới hơn 40%.

Năng lực cạnh tranh của ngành cũng thể hiện qua tốc độ tăng trưởng thị phần của doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng thị phần cao thể hiện thị phần của doanh nghiệp đó được mở rộng. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chiếu sáng đáp ứng tốt được nhu cầu của khách hàng và có thực lực để thực hiện tốt được khối lượng công việc lớn hơn, đồng thời chứng minh ngành thiết bị chiếu sáng đang thực hiện, đáp ứng được thị trường. Thị phần thị trường chiếu sáng của các doanh nghiệp trong nước tăng trưởng liên tục mấy năm gần đây từ 55% năm 2016 lên 57% năm 2017 và năm 2018 là 60%.

Qua đây cho thấy năng lực cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường chiếu sáng trong nước của các doanh nghiệp nội địa là khá tốt, với 2 doanh nghiệp đầu ngành là Điện Quang và Rạng Đông. Hiện nay các doanh nghiệp chiếu sáng trong nước cũng đang đối diện sự cạnh tranh găy gắt với các đối thủ đến từ Trung Quốc và các doanh nghiệp đến từ các nước phát triển như Đức, Hà Lan, Mỹ...

Tuy nhiên thị phần của các doanh nghiệp trong nước vẫn giữ vững đà tăng trưởng. Nhưng để giữ được điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước không ngừng đầu tư hơn nữa nhằm giữ vững và phát triển thị phần.

2.2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành chiếu sáng trong nước trong nước

Mô hình SWOT là một công cụ hữu dụng giúp tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Nói một cách hình ảnh, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, người quản lý doanh nghiệp có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một công ty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến

quyền lợi doanh nghiệp. Và trên thực tế, việc sử dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm. vả cả trong các báo cáo nghiên cứu,…đang ngày càng đưọc nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

STT Yếu tố mô hình SWOT

Nội dung thực trạng

1 Strengths -

Điểm mạnh

1. Sở hữu những thương hiệu nội địa mạnh, lâu đời,

được nhiều người tiêu dùng biết đến như Công ty Cổ phần

Bóng đèn Phích nước Rạng Đông được thành lập năm 1961 theo quyết định số 003 BCNN/TC ngày 24/02/1961 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ và Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang quyết định thành lập trên cơ sở nhà máy Bóng đèn Điện Quang trực thuộc liên hiệp xí nghiệp sành sứ thủy tinh II.

2. Hệ thống phân phối đa dạng, rộng lớn, phủ khắp

toàn quốc. Ngoài sử dụng các kênh phân phối truyền thống

với các nhà phân phối/đại lý và các đại diện thương mại chăm sóc trực tiếp các điểm bán, sản phẩm thiết bị chiếu sáng của các doanh nghiệp còn được phân phối thông qua các kênh hiện đại như siêu thi, trung tâm điện máy.

3. Công nghệ ngày càng tân tiến, phát triển, có trung

tâm R&D để nghiên cứu sản phẩm. Từ đầu năm 2018, cuộc

đua chiếm lĩnh thị phần của hơn 250 doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu đèn LED đã thực sự sôi động. Các doanh nghiệp liên tục đưa các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao vào thị trường chiếu sáng Việt Nam.

4. Đối tác của nhiều thương hiệu lớn trên thế giới như

tính năng vượt trội so với các sản phẩm đèn LED trên thị trường, đồng thời 1 trong 5 đối tác chiến lược khu vực châu Á của Samsung, là đơn vị duy nhất tại Việt Nam được sử dụng chip LED chất lượng cao, cho in logo LED Samsung lên bao bì và sản phẩm theo một qui trình kiểm soát cực kỳ nghiêm ngặt.

5. Nguồn lực tài chính ổn định, tăng trưởng đều.

Ngành thiết bị chiếu sáng là một trong những ngành trọng điểm của kinh tế quốc gia đặc biệt trong quá trình hội nhập và phát triển sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu của Việt Nam. Được nhà nước quan tâm và đề xuất chiến lược phát triển, cũng như đầu tư, giúp đỡ ngành mở rộng quy mô.

2 Weaknesses -

Điểm yếu

1. Chưa có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất đèn

LED – sẽ là sản phẩm mũi nhọn của các doanh nghiệp. Trừ

các doanh nghiệp FDI như Philips, Osram, Seoul Semiconductor,…thì các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Rạng Đông, Điện Quang có thị phần lớn nhất hiện vẫn chưa có khả năng sản xuất chip LED, chỉ có khả năng tham gia ở hai khâu trung nguồn và hạ nguồn. Linh kiện quan trọng vẫn được cung cấp bởi các doanh nghiệp FDI chứ chưa thể tự sản xuất.

Theo đánh giá của các chuyên gia, việc ứng dụng phát triển công nghệ chiếu sáng LED ở Việt Nam hiện còn gặp nhiều khó khăn và rào cản. Việt Nam còn thiếu thức, hiểu biết chưa đầy đủ về công nghệ chiếu sáng LED, thiếu trình độ chuyên môn trong việc xây dựng, vận hành và duy trì hệ thống công nghệ chiếu sáng LED, thiếu sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ và hiệu quả giữa các cơ quan quản lý, đánh giá chất lượng sản phẩm và các nhà sản xuất, cung cấp các sản

phẩm chiếu sáng LED dẫn đến tình trạng sản xuất, lắp ráp đèn LED một cách tự phát; thiếu cơ sở khoa học và nền tảng công nghệ, vì vậy chất lượng sản xuất chưa đồng đều. Đặc biệt, chưa có chính sách cụ thể và hiệu quả cùng với các công cụ chính sách đi kèm nhằm khuyến khích việc phát triển và thực hiện công nghệ chiếu sáng LED ở Việt Nam.

2. Giá thành sản phẩm còn cao từ các chi phí bán

hàng, chi phí lương cao.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Chiếu sáng và thiết bị đô thị (Hapulico) cho rằng: công nghệ đèn LED trong chiếu sáng đô thị đã khẳng định ưu thế vượt trội so với các loại nguồn sáng truyền thống, song mới chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên hệ thống. Tại Hà Nội, Hapulico đã lắp đặt gần 5000 bộ đèn LED, chiếm tỷ lệ 3,8% trong tổng số đèn chiếu sáng công cộng do công ty quản lý. Cũng theo ông Tuấn, để đạt được mục tiêu tiết giảm chi phí cho ngân sách thành phố và bảo đảm công tác chiếu sáng công cộng, làm đẹp cho Thủ đô, thời gian qua, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo tăng cường sử dụng đèn LED trong hệ thống chiếu sáng công cộng,, nhưng vướng mắc lớn nhất hiện nay là giá thành của đèn LED còn cao, gấp khoảng 3 lần so với một bộ đèn truyền thống có cùng tính năng. Trong khi, giá điện chiếu sáng công cộng được Nhà nước trợ giá khoảng 1.671đ/kWh trước VAT. Do vậy, vốn đầu tư ban đầu của doanh nghiệp xã hội hóa rất cao, thời gian hoàn vốn bằng nguồn tiết kiệm điện năng kéo dài.

Công nghệ chiếu sáng là một trong những lĩnh vực thuộc công nghệ cao, đòi hỏi chi phí ban đầu lớn và có đội

ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên nghiệp. Hạ tầng cơ sở nghiên cứu và triển khai công nghệ ở Việt Nam tuy đã có nhưng còn rất hạn chế so với nước ngoài.

Đối thủ cạnh tranh chính của của các doanh nghiệp lớn, đặt chất lượng lên đầu chính là các doanh nghiệp lắp ráp trên thị trường do các doanh nghiệp này nhập các thiết bị từ Trung Quốc về lắp ráp và bán với giá rẻ gây áp lực làm giảm giá bán trên thị trường.

Ông Lê Trọng Đỉnh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty Cổ phần Năng lượng xanh Kim Đỉnh, cho biết giá thành của công nghệ chiếu sáng LED còn quá cao so với các công nghệ chiếu sáng truyền thống khác cũng là một trong những rào cản chính đối với việc sử dụng rộng rãi công nghệ chiếu sáng led ở Việt Nam. Tuy nhiên, ông Đỉnh cũng khăng định, trong tương lai công nghệ LED sẽ phát triển cao, nếu được đầu tư sản xuất ở quy mô lớn và hạ thấp giá thành chắc chắn công nghệ LED sẽ thay thế các loại đèn chiếu sáng truyền thống hiện nay.

3. Nguồn thông tin sản phẩm không rõ ràng khi đến tay

người tiêu dùng do chính người bán ở các hệ thống phân phối không nắm rõ.

Các sản phẩm chiếu sáng dân dụng trên thị trường Việt Nam lưu thông chủ yếu qua các cửa hàng, các đại lý phân phối sản phẩm. Lượng sản phẩm lưu thông qua hệ thống siêu thị, các công ty chuyên cung cấp thiết bị chiếu sáng chiếm một tỷ trọng nhỏ. Phần lớn các khách hàng thiếu hiểu biết về các sản phẩm đèn chiếu sáng dân dụng, nên việc lựa chọn các sản phẩm của họ thường theo sự tư vấn của các cửa hàng, các đại lý hoặc các thợ điện. Sự tư vấn

này mang tính chủ quan của người tư vấn và chỉ hướng vào phục vụ cho lợi ích của người tư vấn.

Kết quả là, khách hàng lựa chọn các sản phẩm dựa theo các tiêu chí: giá cả, kiểu dáng và thương hiệu của sản phẩm. Các yếu tố về chất lượng sản phẩm (tính tiết kiệm điện, chất lượng ánh sáng, độ bền của sản phẩm) ít được quan tâm đúng mức.

4. Chưa có bất cứ một thang đo chất lượng hay tiêu

chuẩn cụ thể nào về các sản phẩm trong ngành thiết bị chiếu sáng, hàng giả, hàng nhái tràn ngập thị trường, gây nhiễu loạn thông tin cho người sử dụng.

Do giá thành đầu tư cao, thời gian thu hồi vốn kéo dài, các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn đèn LED chưa thống nhất, nên tỷ lệ đèn LED trên hệ thống chiếu sáng công cộng tại các đô thị, đường giao thông còn thấp; quyền lợi người tiêu dùng bị xâm hại do hàng giả, hàng nhái…

Theo ông Đỗ Hải Triều, trưởng phòng Thị trường Công ty CP bóng đèn Phích nước Rạng Đông, khó khăn lớn nhất của thị trường sản phẩm LED hiện nay là thiếu minh bạch, hàng trăm hãng LED Trung Quốc chất lượng thấp, giá rẻ, đưa hàng nhập lậu, trốn thuế đang tràn ngập thị trường Việt Nam. Hàng trăm tổ sản xuất, doanh nghiệp nhỏ nhập linh kiện chất lượng thấp Trung Quốc, lắp ráp, sao chép tung hàng ra thị trường với bao bì ghi thông tin tuổi thọ trên 50.000 giờ, 100.000 giờ, đèn công suất 2w, ghi nhãn 5w với đủ thứ siêu sáng, siêu bền, siêu tiết kiệm. Bên cạnh đó quản lý thị trường thiếu cơ sở, hiểu biết về sản phẩm đèn LED để ngăn chặn, bảo vệ người tiêu dùng. Các bộ quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm cho đèn

LED chưa đầy đủ. Công tác tuyên truyền chưa được chú trọng thúc đẩy, thiếu đồng bộ, mới tập trung tuyên truyền về những đặc tính nổi trội của đèn LED, chưa giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng giả thật. Bên cạnh đó, chưa chú trọng việc phân tích xu hướng phát triển của ngành công nghiệp LED trên thế giới mới giúp cho các doanh nghiệp chiếu sáng trong nước có những hướng đi phù hợp.

Ông Nguyễn Danh Hòa, Trưởng phòng Thử nghiệm điện- điện tử, Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng) thừa nhận, mặc dù đã có 3 bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cho đèn LED nhưng chưa đủ để đánh giá một cách toàn diện về đèn LED. Bộ KH&CN cũng đang xây dựng thêm các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho đèn LED để có thể ứng dụng rộng rãi cho chiếu sáng ở Việt Nam trong thời gian tới

3 Opportunities

- Cơ hội

1. Thị trường LED tại Việt Nam có tiềm năng phát

triển mạnh.

Theo thống kê của LEDinside – bộ phận chuyên về LED của hãng nghiên cứu thị trường TrendForce, Việt Nam là nước có thị trường đèn LED phát triển nhanh nhất Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng hơn 60% trong giai đoạn 2013-2015. Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của LEDinside2, năm 2018 quy mô thị trường LED thế giới đạt 32,72 tỷ USD, dự đoán năm 2019 là 33,3 tỷ USD. Nhu cầu đèn LED được dự báo sẽ tăng nhanh ở Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

Cũng theo báo cáo đó, trong giai đoạn 2016 – 2022 quy mô thị trường LED Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng kép CAGR 15,6% từ 348 triệu USD năm 2016 đến hơn 830

triệu USD năm 2022, năm 2017 vừa qua quy mô thị trường ước tính 420 triệu USD (+20,6% yoy). Hiện nay, nhu cầu chiếu sáng ở Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm bóng đèn, chiếm 78% thị phần.

Hình 2.4: Thống kê lượng tìm kiếm đèn đường led cao áp theo tháng trên google

Theo số liệu từ cơ quan thống kê, điện năng trong chiếu sáng công cộng đang chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tiêu thụ điện và được nhà nước bao cấp. Theo tính toán bởi các công cụ đo lường thì trung bình mỗi tháng lượng tìm kiếm về đèn đường led lên tới 2900 lượt cho thấy mức độ quan tâm và nhu cầu sử dụng của thị trường là rất lớn đối với mặt hàng này

2. Giá điện ngày càng tăng sẽ thúc đẩy xu hướng tiêu

dùng sang các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, tuổi thọ cao.

Hiện nay Việt Nam đang hướng tới phát triển ngành công nghiệp chiếu sáng theo hướng Tiết kiệm năng lượng. Theo báo cáo của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN) năm 2012, Việt Nam tiêu thụ điện năng cho chiếu sáng chiếm 25,3% tương đương 29,4 tỷ Kwh, tương ứng 12,64 triệu tấn CO2. Theo quy hoạch mạng lưới điện quốc gia tới năm 2020 và 2030 tổng nhu cầu điện năng cho chiếu sáng

sẽ là 83,5 tỷ KWh năm 2020 và 175,8 tỷ KWh năm 2030. Trong bối cảnh các nguồn năng lượng khác chiếm tỷ lệ nhỏ, nên nhu cầu đáp ứng điện năng của Việt Nam chỉ có khả năng tăng sản lượng điện bằng cách phát triển điện than. Hiện nay điện than chiếm 33,5%, đến năm 2020 là 49,3% và đến 2030 là 55%. Tuy nhiên, hiện nay Việt nam đã phải nhập khẩu than cho phát điện. Nhiệt điện than với chất thải rắn, thải khí, bụi than, điều này sẽ gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng lớn đến đời sống. Phát triển sản phẩm sử dụng điện hiệu suất cao đầu tư tối đa chỉ 25% so với đầu tư mới nguồn điện phát và truyền dẫn. Do vậy việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là chương trình mục tiêu quốc gia. Tại Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho “Dự thảo đề xuất về lộ trình phát triển ngành công nghiệp chiếu sáng LED tới năm 2020” do Trung tâm phát triển công nghệ cao thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công Nghệ Việt Nam tổ chức ngày 14 tháng 6 năm 2017, đa số các ý kiến đều tán thành việc xây dựng cho Việt Nam lộ trình phát triển ngành chiếu sáng LED là cấp thiết.. Đây là những điều kiện vĩ mô để thúc đẩy những sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao như đèn LED phát triển tại Việt Nam.

2. Tranh thủ cơ hội giành thị phần từ việc đối thủ gặp

khó khăn, các doanh nghiệp đã và đang đẩy mạnh đầu tư dây chuyền thiết bị nhằm tăng năng lực sản xuất.

Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục dự án “Phát triển và thúc đẩy công nghệ LED cho chiếu sáng chung ở Việt Nam” do UNDP tài trợ không hoàn lại từ nguồn viện trợ của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF). Bên cạnh đó thì chính các đơn vị sản xuất và kinh doanh

nâng cao chất lượng sản phẩm, từ vỏ đèn, nguồn đèn và đặc biệt là với chip đèn LED, thay thế cho các loại chip kém chất lượng từ Trung Quốc. Từ đó đến nay, thị trường đèn LED Việt Nam tiếp tục có sự bứt phá ngoạn mục nhờ có sự đầu tư trang thiết bị hiện đại, theo kịp thị trường công nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành chiếu sáng của việt nam (Trang 49 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)