Định hướng của ngành dến năm 2025

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành chiếu sáng của việt nam (Trang 64 - 66)

Tại Việt Nam, khi sản phẩm LED tiếp cận với thị trường Việt Nam với tính năng ưu việt của nó một số nhà sản xuất chưa có kinh nghiệm sản xuất trong ngành công nghiệp chiếu sáng có nhập một số thiết bị về đóng gói LED như Asam LED… nhưng có thể nói do chip LED là công nghệ rất cao và được nghiên cứu rất sâu và bài bản chỉ có những hãng lớn có nền tảng công nghệ lõi mới có thể sản xuất với chất lượng tốt. Chính vì vậy các công ty Việt Nam chỉ làm công đoạn đóng gói nên sẽ không thể cạnh tranh được với các công ty hàng đầu thế giới về chất lượng và giá cả.

Hiện có hơn 200 doanh nghiệp tham gia chủ yếu là thực hiện khâu lắp ráp các sản phẩm chiếu sáng LED. Tuy nhiên, trên thực tế những công ty sản xuất chiếu sáng có truyền thống trong sản xuất chiếu sáng và thiết bị chiếu sáng của Việt Nam như Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang… Những công ty này chỉ chiếm khoảng 3% trong số 200 doanh nghiệp. Nhóm doanh nghiệp nước ngoài có thương hiệu chiếm khoảng 13% số doanh nghiệp nhưng chủ yếu đưa hàng từ nước ngoài vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam chiếm khoảng 15 -20% thị trường. Tuy nhiên sản phẩm của nhóm này giá thành cao, gấp 2-3 lần giá bình quân. Còn lại là các doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm hoàn chỉnh của Trung Quốc, chiếm tới 84% số doanh nghiệp. Do đó không hạn chế số lượng sản phẩm chất lượng kém sẽ là rào cản lớn trong vận động phổ biến sản phẩm chiếu sáng LED.

Để phát triển sản phẩm chiếu sáng LED nhanh và bền vững cần xây dưng đội ngũ các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động bài bản nghiêm túc được hỗ trợ nâng cao năng lực. Đây là vấn đề quan trọng được đề án đang hướng tới và đặc biệt nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và thị trường có kiểm soát minh bạch để các doạnh nghiệp trưởng thành.

Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng phải chủ động nâng cao năng lực R&D (nghiên cứu và phát triển) làm chủ khâu thiết kế sản phẩm, áp dụng hệ thống quản trị hiện đại nâng cao trình độ tự động hóa và trang bị hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả. Nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh. Các công ty của

Việt Nam chỉ nên tập trung phát triển tốt các sản phẩm lắp ráp là khâu chúng ta có lợi thế. Trong lắp ráp sản phẩm phấn đấu chuyển từng bước từ công ty sản xuất nguồn sáng LED sang công ty sản xuất thiết bị chiếu sáng và hướng tới mô hình công ty cung cấp giải pháp chiếu sáng.

Các doanh nghiệp Việt Nam phải nghiên cứu phát triển kênh chiếu sáng chuyên dụng như ứng dụng đèn LED trong nông nghiệp, cây trồng thay thế ánh sáng mặt trời, ứng dụng trong chăn nuôi, đánh bắt hải sản.

Tiếp cận những thành tựu mới của công nghệ chiếu sáng LED thế giới nghiên cứu từng bước ứng dụng vào sản phẩm Việt nam như LED CSP (Chip Scale Package) Wicop (Wafer level Integrated chip on PCB), Driver AC/IC theo xu hướng tích hợp và nội địa hóa một số linh kiện có lợi thế cạnh tranh.

Hiện tại ở Việt Nam, Chính phủ cũng đã thực hiện các chính sách các chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả như “Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” được Quốc hội ban hành vào ngày 17.6.2010. Hay Nghị định 21/2011/NĐ-CP quy định chi tiết về biện pháp thi hành luật sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Các đơn vị từ Trung ương đến địa phương đều thành lập các cơ quan chuyên trách về tiết kiệm năng lượng trong đó có chiếu sáng. Các cơ quan này chịu trách nhiệm về thực thi các chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả như Tổng cục năng lượng. Các địa phương thành lập các Trung tâm tiết kiệm năng lượng…

Chính quyền các địa phương cũng thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích sử dụng đèn LED như Nghị định số 47/KH-UBND ngày 01/03/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc: ‘Kế hoạch thực hiện chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội năn 2016” theo đó Hà Nội sẽ tổ chức thay thế toàn bộ các đèn trang trí hiện có bằng đèn LED để nâng cao hiệu quả chiếu sáng và tiết kiệm năng lượng.

Quyết định số 2162/UBND-XDGT ngày 14/4/2016 về việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong hệ thống chiếu sáng công cộng của thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã thực hiện chương trình thí điểm đèn LED chiếu sáng đường phố từ 2012 và giao cho khu quản lý giao thông đô thị số 1 thực hiện.

Rõ ràng, việc xây dựng lộ trình phát triển ngành công nghiệp chiếu sáng là cấp bách và cần thiết tuy nhiên theo ông Trình Quốc Vũ – Đại diện Bộ Công thương cho rằng những nhiệm vụ ưu tiên và lộ trình phát triển công nghiệp LED đến năm 2025 cần đưa ra dự báo chi tiết hơn về thị trường để đánh giá được khả năng phát triển công nghệ LED. Sản phẩm của ngành công nghiệp Việt Nam sẽ chiếm lĩnh phân khúc nào trên thị trường?

Các ý kiến của ông Phạm Việt Dũng – Phó cục trưởng Cục Ứng dụng KH&CN – Bộ Khoa học và Công nghệ và ông Nguyễn Đực Chiến – Phó Chủ tịch Hội chiếu sáng Việt Nam đều cho rằng Việt nam cần phải chuẩn bị kỹ càng về vấn đề quan tâm đào tạo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp này.

Với xu thế phát triển công nghiệp chiếu sáng của thế giới và Việt Nam, với những ưu điểm vượt trội của công nghệ LED. Với sự nhận thức rõ ràng của Chính phủ, các địa phương về vấn đề tiết kiệm năng lượng trong đó có tiết kiệm trong chiếu sáng, việc phát triển ngành công nghệ chiếu sáng ở Việt Nam sẽ là nhiệm vụ tất yếu nhưng để công nghệ chiếu sáng LED thực sự phát triển, các doanh nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng và giải pháp chiếu sáng có thể lớn mạnh, sản phẩm LED của Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường đòi hỏi phải có một lộ trình thích hợp, hướng đi đúng đắn cùng sự quan tâm hỗ trợ của các cơ quan có chức năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành chiếu sáng của việt nam (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)