THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÀNH CHIẾU SÁNG VIỆT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành chiếu sáng của việt nam (Trang 42 - 49)

2.2.1. Tình hình kinh doanh các doanh nghiệp của ngành chiếu sáng Việt Nam

Đến hết năm 2018, Tiến sỹ Trần Đình Bắc, Phó chủ tịch Hội Chiếu sáng Việt Nam cho biết: theo thống kê chưa đầy đủ, VN hiện có trên 250 doanh nghiệp ( DN)

đăng ký thương hiệu bán sản phẩm LED trên thị trường Việt Nam và được phân chia làm 03 nhóm.

Hình 2.2: Phạm vị hoạt động của các doanh nghiệp chiếu sáng chính tại Việt Nam (Nguồn: Viet Captital Securities Report)

Thị phần và năng lực chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp là thị trường và thị phần mà doanh nghiệp chiếm được. Thị phần càng lớn thể hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. Để tồn tại và có sức cạnh tranh, doanh nghiệp phải chiếm giữ được một phần thị trường bất kể nhiều hay ít, bất kể ở phân đoạn thị trường nào. Qua đó, cũng có thể đánh giá được sức cạnh tranh của mỗi một doanh nghiệp, ưu thế cũng như các điểm mạnh, điểm yếu tương đối của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.

Về thị phần thiết bị chiếu sáng, quy mô sản xuất thiết bị chiếu sáng của các DN nội địa tại Việt Nam còn khá lớn.

Nhóm thứ nhất, chiếm gần 80% trong tổng số là các DN đang cung cấp đèn

LED cho thị trường Việt Nam, các DN này có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Sản phẩm đèn LED và thương hiệu của các DN sản xuất theo hình thức ODM (các doanh nghiệp Việt đặt ra các yêu cầu về sản phẩm đèn LED, sau đó đặt hàng nhà sản xuất ODM thiết kế, chế tạo và doanh nghiệp Việt đặt hàng sẽ dán thương hiệu của mình

Đặc điểm của nhóm này là nhanh có sản phẩm bán ra thị trường và giá thành rẻ; hàm lượng công nghệ thấp, công nghệ do công ty sản xuất ODM nắm giữ, các công ty sản xuất LED Việt Nam hoàn toàn bị phụ thuộc vào công ty đối tác. Giá trị gia tăng của sản phẩm LED hoàn toàn phụ thuộc vào khâu bán hàng mà không có giá trị gia tăng trong sản xuất. Chất lượng đèn LED công bố trên bao bì chỉ dừng ở mức kiểm tra ngoại quan và thử sáng. Hoặc một trong số các doanh nghiệp sẽ thực hiện mô hình kinh doanh mua lại linh kiện giá rẻ (chủ yếu từ Trung Quốc), chất lượng không đảm bảo và sau đó lắp ráp để sản xuất bóng đèn LED thành phẩm. Điều này không có nghĩa rằng Trung Quốc chỉ sản xuất các sản phẩm chiếu sáng chất lượng kém. Thực tế, các doanh nghiệp nước này có thể sản xuất các sản phẩm chất lượng cao nhờ đầu tư vào công nghệ. Tuy nhiên, tình trạng trên xảy ra vì các doanh nghiệp trong nước có rất ít hiểu biết và cũng không hề mong muốn đầu tư vào quản lý chất lượng sản phẩm và do đó, mua linh kiện giá rẻ và cạnh tranh tại phân khúc hạ nguồn. Các doanh nghiệp này là nguyên nhân chính gây ra tình trạng cạnh tranh về giá.

Các tập đoàn lớn trên thế giới không phải là đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Một số tập đoàn đa quốc gia như Phillips và Osram hoạt động tại Việt Nam nhưng chỉ tập trung vào một số phân khúc đặc thù, không cạnh tranh trực tiếp với Điện Quang và Rạng Đông. Phillips và Osram có xu hướng tập trung vào các dự án chiếu sáng công nghệ cao và quy mô lớn như cao ốc văn phòng, chiếu sáng công cộng, hoặc chiếu sáng thông minh.

Các nhà sản xuất Trung Quốc chú trọng vào chất lượng sẽ khó có thể cạnh tranh về giá thành, phân phối, và giữ khách hàng. Trung Quốc nằm cạnh Việt Nam, có quy mô sản xuất lớn hơn, trong khi bóng đèn LED nhập khẩu vào Việt Nam không chịu thuế nhập khẩu, nên về lý thuyết, các sản phẩm chất lượng cao nhập khẩu từ nước này có thể là một mối lo ngại.

Nhóm thứ hai, là những doanh nghiệp sản xuất chiếu sáng có truyền thống,

quy mô điển hình ở Việt Nam như: công ty CP bóng đèn, phích nước Rạng Đông, công ty CP bóng đèn Điện Quang, công ty Chiếu sáng và thiêt bị đô thị Hapulico, công ty DuHan,… chiếm khoảng 2- 3 % trong tổng số các doanh nghiệp LED của

Việt Nam. Nhóm này chiếm giữ khoảng 40% tổng chủng loại nguồn sáng và thiết bị chiếu sáng.

Đặc điểm nhóm này, là những doanh nghiệp lâu năm, nhiều kinh nghiệm, đầu tư lớn, bài bản cho sản xuất, làm chủ về công nghệ sản xuất sản phẩm LED chiếu sáng LED thế hệ mới. Chất lượng các chỉ tiêu cơ bản sản phẩm LED làm ra, được đánh giá, kiểm tra toàn diện từ đầu vào, ra khép kín, từ khâu nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất, lưu thông và bảo hành, theo các tiêu chuẩn ISO 9001-2008, ISO 1400, ISO 17025-2005, EFQM (Châu Âu), TPS (Nhật bản),….

Điện Quang (DQC) và CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (RAL) là hai doanh nghiệp dẫn đầu ngành chiếu sáng Việt Nam trong nhiều năm qua, sở hữu mạng lưới phân phối rộng khắp và thương hiệu được ưa chuộng. Hai công ty này cũng có nhiều điểm giống nhau về quy mô và thị trường. Cả hai đều thống lĩnh thị trường của mình (RAL tại miền Bắc và DQC tại miền Nam), nhờ vào cam kết chất lượng sản phẩm và việc đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D). Như chúng tôi đã đề cập trên đây, trong giai đoạn công nghệ chiếu sáng LED chỉ mới phát triển, các doanh nghiệp nhỏ có thể lợi dụng việc người tiêu dùng không chú trọng đến chất lượng và bán ra các sản phẩm lắp ráp sơ sài.

Tuy nhiên, trong dài hạn, các công ty đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để đảm bảo chất lượng sản phẩm, mạng lưới phân phối, và xây dựng thương hiệu sẽ giành được khách hàng. Trên thực tế, điều này đã xảy ra khi công nghệ chiếu sáng compact còn mới. Các công ty dẫn đầu như DQC và RAL cũng gặp khó khăn trong một thời gian do thị trường tràn ngập các sản phẩm chất lượng thấp. Cuối cùng, người tiêu dùng đã có ý thức hơn và nhờ vậy, DQC và RAL đã đạt tổng thị phần 80%.

Nhóm thứ ba, là nhóm các công ty vốn đầu tư nước ngoài, chiếm khoảng 10-

12%. Đặc điểm nhóm này họ chỉ sản xuất một vài công đoạn tại Việt Nam, còn chủ yếu lắp ráp, tận dụng nhân công giá rẻ tại Việt Nam để tiêu thụ tại Việt Nam và xuất khẩu. Tuy nhiên, mức cạnh tranh của thị trường đèn chiếu sáng, đặc biệt là đèn LED hiện tại ngày một gia tăng và gay gắt, với các đối thủ từ Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường đèn phân khúc giá rẻ (Trung Quốc chiếm 60-70% thị phần đèn LED

tại Việt Nam), còn ở phân khúc trung và cao cấp cũng xuất hiện nhiều đối thủ đến từ Đức, Hà Lan, Mỹ...

Hiên nay DN sản xuất đèn LED trong nước đều đang tìm cách gia tăng thị phần bán hàng online bằng việc cải thiện chất lượng dịch vụ giao hàng, lắp đặt và bảo hành nhờ lợi thế hệ thống cửa hàng có độ phủ cao. Trong khi đó, các nhà đầu tư ngoại, đã chọn cạnh tranh về giá bán cũng như đầu tư lớn cho marketing.

Còn các doanh nghiệp nhỏ không thể trụ vững trong dài hạn. Tuy nhiên, trên thực tế có một số trở ngại khiến các doanh nghiệp này khó có thể có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường Việt Nam như:

- Chi phí phân phối cao, khiến khó có thể cạnh tranh về giá;

- Khó có thể giữ khách hàng. Ở một mức độ nào đó, người tiêu dùng Việt Nam vẫn không ưa chuộng các sản phẩm Trung Quốc và sẽ không mua, trừ khi giá thấp.

- Thiếu sự tương tác từ thị trường trong nước. Vì ngành chiếu sáng ngày càng mang tính chất dịch vụ thay vì chỉ thuần túy sản xuất, tương tác giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng trở nên quan trọng hơn dù là dịch vụ trước khi bán như tư vấn chiếu sáng, thiết kế riêng chụp đèn cho khách hàng, hay bảo hành và thay thế sau khi mua. Vì vậy, việc thiếu sự tương tác tại thị trường Việt Nam sẽ khiến các doanh nghiệp Trung Quốc chịu bất lợi.

Dù được đề cập chia làm 3 nhóm chính như mục trên, nhưng các chuyên gia tư vấn của Dự án LED, từ kết quả điều tra, khảo sát thực tế trên cả nước, dựa theo theo đặc thù của các DN ở trên, các chuyên gia tư vấn đã phân ra thành 4 nhóm, nhưng có sự thay đổi, hoán vị theo mức mức độ phát triển quy mô và tăng trưởng về sản xuất.:

Nhóm 1: gồm các DN của nhóm thứ hai nêu trong mục 2.1.1 gồm các DN chủ chốt như DQC và RAL;

Nhóm 2: gồm các DN nhóm thứ nhất nêu trên: nhóm các DN sản xuất theo phương thức OEM, ODM;

Nhóm 3: gồm các DN sản xuất theo phương thức như sau: các doanh nghiệp nhóm này không đầu tư, mà chỉ đi đặt hàng theo mẫu mã các sản phẩm LED trên thị trường với giá rẻ về bán cho khách hàng.

Nhóm 4: bao gồm các DN chuyển từ sản xuất sang nhập khẩu thành phẩm đèn LED về phân phối tại thị trường Việt Nam, theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng của các hãng đèn LED trên thế giới.

a. Tăng nhanh về số lượng và giá trị

Từ số liệu thu thập điều tra, khảo sát tại một số đơn vị chuyên cung cấp, sản xuất đèn chiếu sáng LED ra thị trường Việt Nam, các chuyên gia đã phân tích, đánh giá và so sánh hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm đèn LED của các đơn vị này trong giai đoạn 2015-1017 so với giai đoạn trước năm 2015. Kết quả cho thấy, tình hình sản xuất đèn chiếu sáng LED của các DN Việt Nam đã tăng trưởng cả về số lượng và giá trị, có sự biến động đột phá trong quy mô sản xuất. Nếu như năm 2015 về sản lượng đèn LED mới chiếm khoảng 25%/ tổng số các thiết bị chiếu sáng, thì năm 2017 đã tăng gần 40% và theo tính toán sơ bộ của các chuyên gia, dự kiến đạt trên 55% vào năm 2020. Về giá trị cũng có mức tăng tương tự, đạt trung bình 120%/năm.

(ĐVT: 1000 tỷ VNĐ)

Hình 2.3: Biểu đồ tăng trưởng doanh số đèn LED của các nhóm nhà sản xuất các năm 2015 – 2016 – 2017 ước tính tới 2020

Về sản lượng sản phẩm đèn LED và giá trị thực hiện của nhóm 1- nhóm các công ty sản xuất đèn LED lớn nhất VN. Lấy kết quả trung bình tại ba công ty Rạng Đông, Điện Quang, Duhan cho thấy, năm 2015, các đơn vị này mới sản xuất được trên 19 triệu sản phẩm LED đạt giá trị gần 1,2 nghìn tỷ đồng thì đến năm 2017 đã sản xuất được trên 51 triệu sản phẩm LED, có giá trị gần 3 nghìn tỷ đồng và sản lượng đèn LED tăng từ 25% lên 39%. Các chuyên gia ước tính, năm 2020 nhóm này sẽ đạt khoảng 95 triệu sản phẩm đèn LED, với giá trị 5,3 nghìn tỷ đồng.

Còn ở nhóm 2, bao gồm các công ty sản xuất theo hình thức ODM, OEM. Về sản lượng sản phẩm đèn LED và giá trị thực hiện, năm 2015, các đơn vị này sản xuất đưa ra thị trường gần 27,6 triệu sản phẩm LED đạt giá trị gần 1,8 nghìn tỷ đồng, năm 2017 đã xuất ra thị trường được gần 50 triệu sản phẩm LED, có giá trị hơn 2,7 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ sản lượng đèn LED chỉ tăng nhẹ từ 35 lên 37%, năm 2020 nhóm này ước đạt khoảng 67,4 triệu sản phẩm đèn LED, với giá trị 3,4 nghìn tỷ đồng và tỷ lệ sản lượng đèn xuống còn 35%.

Với nhóm 3, gồm các công ty sản xuất theo phương thức đặt hàng theo mẫu mã các sản phẩm LED trên thị trường với giá rẻ về bán cho khách hàng, năm 2015, các đơn vị này đưa ra thị tường hơn 18 triệu sản phẩm LED đạt giá trị hơn 574 tỷ đồng, nhưng đến năm 2017 xuất ra thị trường giảm còn hơn 16 triệu sản phẩm LED với giá trị hơn 577 tỷ đồng. Tỷ lệ sản lượng đèn giảm từ 25 xuống còn 13%, năm 2020 nhóm này ước đạt còn khoảng 12 triệu sản phẩm đèn LED, với giá trị 400 tỷ đồng và tỷ lệ sản lượng đèn xuống còn 6% .

Nhóm 4, bao gồm các Thương hiệu chiếu sáng lớn: Philips, Osram, Sylvania, Toshiba, Nikon,…, từ năm 2015 đến 2017, tỷ lệ nhập đèn LED/ tổng thiết bị chiếu sáng của nhóm này giảm từ 15% xuống còn13%, sản lượng đèn LED tăng đều từ hơn 11,5 lên khoảng 18 triệu sản phẩm đèn LED. ,…,

b. Thay đổi về cơ cấu và nguồn gốc hàng hóa

Từ kết quả số liệu thu thập tại các đơn vị sản xuất, các trung tâm phân phối và thị trường LED Việt Nam, các chuyên gia dự án LED đã tổng hợp và so sánh kết quả về tỷ lệ đèn LED trong tổng đèn chiếu sáng, cơ cấu hàng hóa đèn LED, nguồn

gốc đèn LED,… của thị trường LED Việt Nam giai đoạn trước 2015 so với giai đoạn 2015-2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành chiếu sáng của việt nam (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)