Nhận xét chung về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành chiếu sáng của việt nam (Trang 59 - 62)

chiếu sáng Việt Nam

Các kết quả phát triển, đạt được trong giai đoạn 2015- 2017 cho thấy, đây là xu hướng phát triển tất yếu của đèn chiếu sáng LED, do đặc tính vượt trội của đèn LED về hiệu suất phát sáng, tuổi thọ, độ bền cơ học, tiết kiệm điện bảo vệ môi trường. Nguyên nhân quyết định nữa là do nhận thức tích cực, nhạy bén của các doanh nghiệp sản xuất thiết bị chiếu sáng Việt Nam về công nghệ LED, đặc biệt với sự hỗ trợ tích cực, cơ bản của Dự án LED về kỹ thuật và công tác đào tạo nâng cao cho đội ngũ kỹ thuật của các cơ sở doanh nghiệp chiếu sáng trong nước của giai đoạn đầu phát triển

Theo đánh giá của các chuyên gia, sở dĩ các doanh nghiệp nhóm 1 có được sự tăng trưởng, đột phá về sản lượng và giá trị và chất lượng cũng như mẫu mã hàng hóa là do: các đơn vị này đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng (3-5% doanh thu) để đầu tư công nghệ-kỹ thuật về sản xuất thiết bị, sản phẩm đèn LED. Hiện tại mỗi doanh nghiệp trong nhóm này đã đầu tư từ 5 đến 6 dây chuyền công nghệ hiện đại của Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, EU,….để sản xuất đèn LED. Nhóm này sẽ đảm đương vai trò dẫn dắt, kiến tạo thị trường, tương lai năm 2020, sản lượng đèn LED

bảo cung cấp đầy đủ các chủng loại đèn LED cho hai mục đích: thay thế truyền thống và lắp đặt mới.

Với nhóm 2, theo các chuyên gia, giai đoạn đầu 2011-2014 nhóm này chiếm thị phần trên 65% là do giá đèn LED của họ thấp hơn sản phẩm đèn LED của nhóm 1 và sản phẩm nhập khẩu từ các nước EU, G7. Sang giai đoạn 2015 đến nay, do chất lượng đèn LED sản xuất ra không ổn định, không kiểm soát được công nghệ vì phụ thuộc nước ngoài, bên cạnh đó các công ty nhóm 1 đầu tư, tăng quy mô sản xuất, cung cấp ra thị trường đèn LED chất lượng cao, giá thành hạ hơn, phân hóa thị trường hàng chất lượng tốt, xấu và minh bạch hơn. Điều đó dẫn đến có tới hơn 30% công ty nhóm 2 rút khỏi thị trường do không bán được sản phẩm LED, 10-15% doanh nghiệp nhóm này, dưới dẫn dắt của các công ty nhóm 1, họ tiếp tục đầu tư nghiêm túc, xây dựng chiến lược phát triển để dứng vững trên thị trừng như các công ty: Kingled, Slighting, G7,…

Về nguyên do sự sụt giảm nhanh với nhóm 3 là do: các công ty nhóm 1 đầu tư, tăng quy mô sản xuất, cung cấp ra thị trường đèn LED chất lượng cao, giá thành hạ hơn, phân hóa thị trường hàng chất lượng tốt, xấu minh bạch hơn, với cách làm của nhóm này, thị trường sẽ dần dần đào thải.

Còn với nhóm 4, khi thị trường chuyển sang dùng đèn LED, lợi thế thương hiệu không bằng lợi thế giá cả, họ chuyển các cơ sở sản xuất ở Việt Nam về Trung Quốc, chuyển từ sản xuất sang nhập khẩu. Ở Việt Nam chỉ còn các trung tâm phân phối, cung cấp, bán lẻ sản phẩm LED cho các Dự án nhà đầu tư Việt Nam và nước ngoài. Với nhóm này, do lợi thế về trình độ công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, mặc dù giá sản phẩm LED của họ có cao hơn nhóm 1 từ (30- 50%) và nhóm 2 từ (50- 100%), họ luôn có lượng khách ổn định từ các khách hàng khá ổn định- là các nhà đầu tư lớn và chiếm thị phần tại Việt Nam từ 10-15%.

Như vậy nhìn chung sự phát triển của ngành chiếu sáng Việt Nam đang có những yếu tố tác động thuận lợi, có môi trường phát triển tiềm năng. Điều này tạo nên một năng lực cạnh tranh lành mạnh của ngành chiếu sáng trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế hiện nay. Tuy nhiên các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của các

doanh nghiệp trong ngành hiện nay còn thiếu đi tính bền vững, có thể làm cho năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp có nguy cơ không ổn định.

Ngành chiếu sáng hiện nay vẫn tập trung chủ yếu vào những điểm mạnh, những ưu điểm vốn có từ trước, cũng đã dần có sự đầu tư vào đổi mới phương pháp công nghệ, đổi mới sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng, thị trường tuy nhiên chưa thật sự có sức bật mạnh mẽ.

Việc áp dụng chậm các công nghệ đổi mới cũng là một trong số những nguyên nhân của việc sản phẩm Việt Nam bị cạnh tranh mạnh mẽ tại chính thị trường trong nước đối với các sản phẩm đi kịp xu hướng mà giá thành lại tối ưu của Trung Quốc. Trong tương lai, ngành chiếu sáng sẽ cần đòi hỏi những công nghệ mới, những mẫu mã mới, càng ngày càng hiện đại. Do vậy, ngành cũng cần phải quan tâm hơn đối với những sản phẩm được đổi mới công nghệ, thay thế các sản phẩm đã cũ, lỗi thời, không tiết kiệm điện năng.

Tổng kết chương II

Sản xuất và phân phối các sản phẩm thiết bị chiếu sáng là một ngành quan trọng, đóng góp nhiều mặt về nền kinh tế cho Việt Nam. Sự phát triển của ngành đã tạo điều kiện thúc đây chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường xóa đói giảm nghòe, mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế của nước mình.

Trong những năm vừa qua, các doanh nghiệp trong ngành chiếu sáng nước ta cũng đã có những bước chuyển mình đáng ghi nhận, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng, và được công nhận tại một số thị trường lớn như EU. Tuy vấp phải nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp đã không ngừng cải thiện năng lực cạnh tranh trên nhiều phương diện khác nhau, nhằm khẳng định được vị thế cạnh tranh bền vững trên thị trường trong nước và thế giới.

Tóm lại, để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành chiếu sáng Việt Nam, cần thiết phải có những định hướng và giải pháp phù hợp nhằm phát huy hiệu quả các nguồn lực của chính bản thân các doanh nghiệp trong ngành, kết hợp cùng việc củng cố và phát huy vai trò của các yếu tố lợi thế cạnh tranh quốc gia của ngành này.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CHIẾU VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành chiếu sáng của việt nam (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)