Biện pháp này cho phép tận dụng những điểm mạnh đang có của các doanh nghiệp để khai thác được các cơ hội nhằm phát triển ngành.
STT Phương án kết hợp Giải pháp cụ thể S3,5 – O2: Tận dụng nguồn lực ổn định để đầu tư công nghệ, áp dụng sản xuất các sản phẩm chất lượng, có khả năng đáp ứng nhu cầu tiết kiệm điện của thị trường.
Nhu cầu sử dụng các sản phẩm chiếu sáng tiết kiệm điện có tuổi thọ lâu càng ngày càng tăng cao do ảnh hưởng từ giá điện. Các dòng sản phẩm chiếu sáng truyền thống có lượng tiêu thụ năng lượng cao hơn hẳn so với sản phẩm LED. Đây thực sự là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong ngành mở rộng thị trường bằng cách đầu tư nguồn lực vào công nghệ, mở rộng các trung tâm R&D nghiên cứu sản phẩm, làm mới các sản phẩm truyền thống và cho ra đời những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thiên về chất lượng. Đặc biệt tập trung phát triển sản phẩm LED, xây dựng ngành công nghiệp điện tử LED là sản phẩm chủ lực chiến lược trong tương lai của các doanh nghiệp.
Hiện nay ngoài các dòng sản phẩm truyền thống như bóng đèn huỳnh quang, đèn tròn, đèn compact.. thì xu hướng đèn led đang chiếm ưu thế do ưu điểm vượt trội so với các loại đèn truyền thống như: đèn LED có thể tiết kiệm lên mức 50-70% so với các đèn truyền thống, đặc biệt là đèn thủy ngân cao áp; tuổi thọ của đèn LED tăng từ 5-10 lần so với đèn ống huỳnh quang. Đặc biệt với tính năng thân thiện với môi trường, LED đang trở thành khuynh hướng tiêu dùng mới.
định, các doanh nghiệp chiếu sáng Việt Nam cần tập trung đầu tư công nghệ và cả truyền thông, đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng đến với các sản phẩm chiếu sáng tiết kiệm, thiết bị điện có hiệu suất năng lượng cao, đặc biệt là các sản phẩm chiếu sáng công nghệ cao. Hiện nay xu thế cạnh tranh rất gay gắt đặc biệt là các đối thủ từ Trung Quốc với dòng LED giá rẻ, tuy chất lượng và các chế độ bảo hành không đảm bảo, nhưng đánh vào tâm lý người tiêu dùng thích giá rẻ, hàng LED giá rẻ của Trung Quốc hiện chiếm một thị phần khá lớn.
S1,2 – O1,2:
Tận dụng, kết hợp
những thương
hiệu nội địa quen thuộc, lâu đời với mạng lưới phân phối rộng lớn đem thương hiệu, sản phẩm phủ khắp thị trường, tiến gần đến với người tiêu dùng, nâng cao khả năng cạnh tranh với những thương hiệu mới, không rõ nguồn gốc, chất lượng.
Thị trường LED tại Việt Nam còn rất tiềm năng và rộng lớn. Vừa là sân chơi cho các doanh nghiệp nước ngoài đồng thời cũng là cơ hội lớn cho ngành thiết bị chiếu sáng Việt Nam phát triển, mở rộng hơn nữa.
Với những doanh nghiệp có thương hiệu lâu đời, phát triển với hệ thống phân phối đa dạng, rộng lớn thì nhu cầu sử dụng sản phẩm thiết bị chiếu sáng ngày càng tăng – chính là cơ hội phát triển, mở rộng thị trường, tăng được quy mô sản xuất, giúp các doanh nghiệp chiếu sáng của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh với các thương hiệu nước ngoài như Philip hay Osram.
Để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thiết bị điện ngày càng tăng, thị trường ngày càng mở rộng, buộc phải đa dạng hóa các dòng sản phẩm là sản xuất phân cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu của nhiều đối tượng khách hàng với mức giá phù hợp cho từng đối tượng.
phối rộng lớn, các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường phù hợp với cấp sản phẩm với chính sách giá, chất lượng và ưu đãi phù hợp với từng dòng sản phẩm, từng khu vực với phân khúc khách hàng khác nhau. Liên doanh liên kết cùng phát triển với các đối tác/đơn vị về một số sản phẩm đèn chiếu sáng nhằm đáp ứng đồng bộ cho việc phân cấp sản phẩm. Xây dựng các nội dung trọng tâm và đa dạng các hình thức Marketing nhằm tăng tính cạnh tranh với các hãng khác tại thị trường Việt Nam trong mặt quảng bá và giới thiệu sản phẩm theo từng đối tượng phân cấp khách hàng. Tận dụng lợi thế thương hiệu lâu đời, quen thuộc với người tiêu dùng để lấy được lòng tin, từng bước mở rộng thị trường.
Để làm tốt công tác thị trường, lãnh đạo doanh nghiệp chiếu sáng Việt Nam phải thay đổi quan điểm theo hướng marketing hiện đại, đặt nghiên cứu nhu cầu lên hàng đầu, nghiên cứu và dự đoán nhu cầu trước rồi mới sản xuất để thoả mãn nhu cầu đó, nghĩa là luôn phải tâm niệm: “Bán những gì thị trường cần chứ không phải bán những gì ta có”. Trong thời gian tới, doanh nghiệp chiếu sáng Việt Nam nên tổ chức một đội ngũ chuyên gia Marketing thành thạo để xây dựng và thực hiện chiến lược marketing hiệu quả. Sử dụng phối hợp chiến lược kéo và chiến lược đẩy. Để kéo khách hàng về phía mình, phải tăng cường hơn nữa các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo. Tăng cường nguồn tài chính dành cho quảng cáo của các doanh nghiệp chiếu sáng Việt Nam là quảng cáo nhiều mà là quảng cáo có chất lượng,
Các doanh nghiệp chiếu sáng Việt Nam nên tổ chức một số các hội nghị quy mô toàn ngành như Hội nghị khách hàng, Hội nghị đối ngoại, Hội nghị tham tán và Hội nghị marketing để có thể thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.
Các doanh nghiệp chiếu sáng Việt Nam có thể áp dụng ba chiến lược như sau: tung ra sản phẩm cho tất cả khách hàng, tung ra một số sản phẩm cụ thể cho một số nhóm khách hàng nhất định hay tập trung vào một phân khúc hẹp. Có nghĩa là các doanh nghiệp chiếu sáng Việt Nam hoặc không phân đoạn thị trường và có chính sách áp dụng chung cho mọi đối tượng khách hàng, hoặc phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu cho mình và áp dụng các chính sách thích hợp cho thị trường đó. Nhưng dù theo đuổi chính sách nào thì các doanh nghiệp chiếu sáng Việt Nam cũng phải biết quan tâm đến nhu cầu của từng nhóm khách hàng và đồng thời biết cách chăm sóc họ.