Tối thiểu hóa điểm yếu của ngành để giảm thiểu tối đa nguy cơ bên ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành chiếu sáng của việt nam (Trang 76 - 84)

tác động (W-T)

Những điểm yếu của các doanh nghiệp trong ngành cần phải được tìm cách khắc phục để tránh được những nguy cơ, thách thức đối với ngành, giúp các doanh nghiệp trong ngành giảm thiểu tối đa thiệt hại hoặc cải thiện được năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp nước ngoài.

STT Phương án kết hợp

Giải pháp cụ thể

W1,2 – T1,3:

Giá thành là điểm yếu của các doanh nghiệp ngành chiếu sáng Việt Nam trong cuộccạnh tranh với các doanh nghiệp Trung Quốc.

Giá thành sản phẩm đối với các doanh nghiệp của ngành thiết bị chiếu sáng Việt Nam – vốn là một bài toán khó khi phải cân nhắc với tất cả các chi phí đầu vào và chi phí bán ra sao cho hợp lý.

Việc các doanh nghiệp này bán với chi phí thấp, ngang với các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ không chỉ gây thiệt hại nặng nề về tài chính mà còn có thể ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng sản phẩm vì giá thành sản phẩm thấp kéo tới chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào không đảm bảo.

Giá thành này cần được khắc phục như cải tạo đội ngũ lao động có tay nghề, năng lực, nâng cao được năng lực sản xuất.

- Lợi thế cạnh tranh trong tương lai của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong ngành chiếu sáng Việt Nam nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố con người. Vì vậy mà đầu tư vào con người là chính sách được cần được doanh nghiệp trong ngành chiếu sáng Việt Nam quan tâm. Các nhân tố về con người là lợi thế cạnh tranh không thể sao chép.

Quá trình cạnh tranh và hội nhập đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành chiếu sáng Việt Nam phải có đội ngũ nhân viên giỏi, đủ sức nắm bắt cơ hội để thực hiện và phát triển sản xuất kinh doanh.

Trước hết các doanh nghiệp trong ngành chiếu sáng Việt Nam phải chú trọng đến công tác tuyển dụng đầu vào ban đầu, có quy chế tuyển dụng rõ ràng

thông qua các nguồn lao động đến từ các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề để có được các nhân viên đủ năng lực làm việc cho công ty. Khi tuyển dụng, phải có các yêu cầu cụ thể đối với từng vị trí, nhưng tất cả phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản như có trình độ chuyên môn cơ bản, cán bộ quản lý phải tốt nghiệp đại học, công nhân phải có chứng chỉ nghề, nhiệt tình, ham học hỏi, yêu thích công việc, chủ động, sáng tạo.

Để trình độ người lao động ngày càng được nâng cao, các doanh nghiệp trong ngành chiếu sáng Việt Nam nên chú trọng đến công tác đào tạo sau khi tuyển dụng. Thường xuyên mở các lớp đào tạo nghiệp vụ, nghề cho nhân viên, nên mời các chuyên gia trong ngành, giáo viên đến từ các trường nổi tiếng về giảng dạy hoặc có thể cử đi học ở nước ngoài. Tổ chức các buổi hội thảo, ngoại khoá, trao đổi kinh nghiệm tạo điều kiện cho nhân viên các doanh nghiệp trong ngành chiếu sáng Việt Nam có cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm với nhau.

Sắp xếp, bố trí hợp lý đội ngũ lao động. Cần phát hiện người có năng lực, bố trí họ vào những công việc phù hợp với trình độ, sở trường, đồng thời thay thế, luân chuyển những cán bộ không đủ năng lực, không đủ tiêu chuẩn

Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp bằng các chính sách như: đầu tư cho đào tạo, chế độ lương thưởng hợp lý có tính chất khuyến khích người lao động đóng góp

tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Có chính sách đãi ngộ, giữ chân “người tài’ - những người có khả năng đóng góp cao cho doanh nghiệp

Đa dạng hoá các kỹ năng và đảm bảo khả năng thích ứng của người lao động khi cần có sự điều chỉnh lao động trong nội bộ doanh nghiệp. Biện pháp này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh lao động khi có những biến động, giảm được chi phí tuyển dụng hay thuyên chuyển lao động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải có đội ngũ quản lý và marketing trình độ cao, năng động, nhạy bén.

Áp dụng cơ chế bổ sung và đào thải nhân lực để duy trì đội ngũ lao động tinh thông nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường.

Ngoài ra, các doanh nghiệp trong ngành chiếu sáng Việt Nam phải không ngừng giáo dục, nâng cao ý thức, nếp sống văn minh, tinh thần đoàn kết tạo nên một nếp văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, hiện đại. Tiếp tục phát huy hơn nữa nét văn hoá bản sắc riêng vốn có của từng doanh nghiệp.

- Đồng thời các doanh nghiệp cần triển khai hệ thống chăm sóc khách hàng, cung cấp thông tin cho khách hàng đầy đủ về sản phẩm, hiểu rõ giá trị sản phẩm, tránh việc sử dụng phải hàng giả, nhái, kém chất lượng của Trung Quốc.

Việc nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng hiện nay hầu hết được mọi ngành và mọi doanh nghiệp quan tâm. Và ngành chiếu sáng không phải

Dịch vụ bán hàng và sau bán hàng là khâu cuối cùng và đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi các hoạt động tạo ra giá trị các doanh nghiệp trong ngành chiếu sáng. các doanh nghiệp trong ngành chiếu sáng nên chú trọng nhiều hơn đến khâu này thông qua các chương trình như hỗ trợ vận chuyển đối với khách hàng ở xa, bảo hành sản phẩm, hỗ trợ quảng cáo qua tờ rơi, biển quảng cáo, catalogue, tư vấn miễn phí cho khách hàng có nhu cầu về sản phẩm cũng như sử dụng sản phẩm phù hợp, khoa học, thực hiện các chương trình khuyến mãi cho các đối tượng mua hàng với số lượng lớn, tần suất mua hàng cao…

Những hành động này sẽ giúp các doanh nghiệp trong ngành chiếu truyền thông được sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng tốt hơn, cho người tiêu dùng nhận thức được giá trị sản phẩm, đồng thời giá thành sản phẩm hợp lý có thể tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Tổng kết chương III

Căn cứ vào quan điểm phát triển, định hướng ngành cũng như những nhiệm vụ phát triển của các doanh nghiệp trong ngành chiếu sáng được nêu trong chương II, luận án đã đề xuất một hệ thống quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp của ngành chiếu sáng Việt Nam, trong ñó nhấn mạnh tính chất tổng thể của các giải pháp, trọng tâm vào phát triển các doanh nghiệp trong ngành ngành đồng bộ với các ngành hỗ trợ, và trên cơ sở hiện hiện đại hóa trình độ lao động cũng như trang bị công nghệ dây chuyền sản xuất.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp của ngành chiếu sáng Việt Nam, luận văn đã đề xuất một hệ thống các giải pháp mang tính toàn diện hướng bao gồm nhóm giải pháp cho các doanh nghiệp, nhóm giải pháp pháp triển các ngành hỗ trợ và liên quan, cùng với nhóm giải pháp nhằm tăng cường vai trò của Nhà nước trong công cuộc phát triển ngành chiếu sáng Việt Nam.

Những kiến nghị được nêu ra hướng đến Chính phủ, Bộ Công thương cũng là một đóng góp quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp của ngành chiếu sáng Việt Nam.

Ngành chiếu sáng tại Việt Nam đã và đang dần trở thành mũi nhọn, đóng góp rất lớn vào kinh tế quốc gia. Tuy vẫn còn rất nhiều khó khăn cũng như thách thức trước mắt, nhưng nếu kết hợp điểm mạnh và cơ hội cũng như khắc phục được điểm yếu để hạn chế những mối đe dọa thì chắc chắn ngành sẽ có những điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành.

KÊT LUẬN

Trong kinh doanh hiện nay, cạnh tranh luôn là điều không thể tránh khỏi. Tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn đầy chông gai khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Sẽ có nhiều doanh nghiệp phá sản trước sự tấn công lớn từ bên ngoài với các Công ty nước ngoài nhiều vốn và dày dạn kinh nghiệm, chỉ có những doanh nghiệp thực sự có năng lực cạnh tranh trong môi trường quốc tế thì mới tồn tại lâu dài và phát triển được, do đó năng lực cạnh tranh là vấn đề quan trọng hàng đầu cho sự tồn tại của doanh nghiệp. Mọi doanh nghiệp đều phải nhận thức được điều này thì mới có những hành động thực hiện cụ thể và nhanh nhẹn. Để có thể chủ động hội nhập và tự tin đứng vững trong sự cạnh tranh gay gắt của cả các công ty trong nước cũng như các công ty nước ngoài tại Việt Nam, các doanh nghiệp chiếu sáng phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Với đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các

doanh nghiệp ngành chiếu sáng của Việt Nam”. Ngoài những phần lý thuyết liên quan đến vấn đề cạnh tranh cũng như năng lực cạnh tranh, luận văn đã phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành chiếu sáng của Việt Nam trên thị trường, phân tích Thực trạng các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ngành chiếu sáng Việt Nam để từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành chiếu sáng của Việt Nam trên thị trường. Hy vọng những nghiên cứu của luận văn sẽ có ý nghĩa thực tiễn đối với các doanh nghiệp ngành chiếu sáng của Việt Nam.

Để đạt được những kết quả trong luận văn này, người viết đã có nhiều cố gắng trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu không nhiều, trình độ nhận thức còn hạn chế, luận văn không thế tránh khỏi những thiếu sót, người viết rất mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô giáo, các chuyên gia trong lĩnh vực chiếu sáng và toàn thể bạn đọc quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn TS.Phùng Mạnh Hùng đã giúp đỡ để em hoàn thành bài luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Michael, E. P. “Lợi thế cạnh tranh quốc gia”, Nhà xuất bản Trẻ, 1990.

2. Micheal Porter “Việt Nam cần tìm ra động lực phát triển mới”; Bài thuyết trình

tại Hội thảo quốc tế về cạnh tranh toàn cầu và lợi thế của Việt Nam, TP HCM, 2008

3. Bùi Đức Tuân, “Phân tích năng lực cạnh tranh ngành: tiếp cận thông qua mô hình kim cương”; Tạp chí Kinh tế và Phát triển (10), tr.57 – 60, 2006

4. PGS.TS. Nguyễn Thị Quy “Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của M.Porter”, Tạp chí Lý luận chính trị, tr.70 – 73, 2005

5. Nguyễn Văn Thanh “Một số vấn đề năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

quốc gia”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (10), tr.39 – 42, 2004

6. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2016; NXB Thống Kê, Hà Nội, 2017

7. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê 2017; NXB Thống Kê, Hà Nội, 2018

8. Bạch Thụ Cường, Bàn về cạnh tranh toàn cầu; NXB Thông tin, 2002

9. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương “Năng lực cạnh tranh và công nghệ

ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam: kết quả điều tra từ các năm 2010-2014”. NXB Chính trị quốc gia, 2015.

10.Hồ Trung Thành, “Nghiên cứu tiêu chí và mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh

động cho các doanh nghiệp Ngành Công Thương”. Đề tài NCKH cấp Bộ, mã số: 63.11.RD/HĐ-KHCN, 2015.

11.Nguyễn Đình Thọ; Nguyễn Thị Mai Trang, “Năng lực cạnh tranh động của

doanh nghiệp Việt Nam”, Hồ Chí Minh: NXB Thống Kê, trang 153-162, 2008.

12.Nguyễn Khắc Minh, “Phân tích định lượng ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ đến

tăng trưởng một số ngành công nghiệp của Thành phố Hà Nội”, NXB Khoa học – Kỹ thuật, Hà Nội, 2006.

B. LUẬN ÁN TIẾN SĨ

13. Bùi Đức Tuân “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt

14. Hoàng Thị Hoan, “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”; Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, 2004

15. Nguyễn Thành Long "Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre", Luận án TS-Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, 2016

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

16. Franziska BLUNCK (2006), What is Competitiveness?; The Competitiveness

Institute

17. CHEN Ming-Fong, LEE Husang, MIZUNO Junko (2002); Technological

Innovation and International Competitiveness; Institute of Developing Economies, Japan.

18. Thomas EAGAR (2000); Role of Technology in Manufacturing

Competitiveness; Massachusetts Institute of Technology.

19. Paulo Soares ESTEVES, Carolina REIS (2006) ; Measuring export

ccompetitiveness; Working Papers; Banco de Portugal.

20. J. FAGERBERG, D.C. MOWERY and R.R. NELSON (2003), Innovation and

Competitiveness, Oxford University Press.

21. Belkacem LAABAS (2002) ; Meaning and Definitions of Competitiveness;

Arab Planning Institute, Kuwait.

22. J. MARCOVITCH and S. Davi SILBER (1995), Technological innovation,

competitiveness and international trade, University of São Paulo.

23. Michael PORTER (1990); The Competitive Advantage of Nations, Macmillan.

24. US Council on Competitiveness (2001); U.S. Competitiveness 2001: Strengths,

Vulnerabilities and Long-Term Priorities, Washington, D.C.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành chiếu sáng của việt nam (Trang 76 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)