Về mặt hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu cho mặt hàng cao su tại khu vực tây nguyên (Trang 48 - 50)

Hiện nay, cao su tự nhiên có 3 dạng sản phẩm chính: cao su dạng khối (cao su cốm nhƣ: SVR 3 , SVR 5 , SVR 10, SVR 20,.., sử dụng sản xuất vỏ ruột xe; SVR CV 50, SVR CV 60 có độ mềm dẻo cao thích hợp làm dây thun, keo dán, mặt vợt bóng bàn; cao su xông khói RSS (cao su tờ): sử dụng làm vỏ xe hơi, băng tải…; cao su cô đặc (mủ kem, mủ ly tâm-latex): sản xuất găng tay, thiết bị y tế, nệm, bong bóng,…Các doanh nghiệp cao su tại Tây Nguyên hiện chủ yếu chỉ sản xuất và xuất khẩu các dòng RSS, SVR 3L, SVR 10, SVR 20, cao su tổng hợp... Trong đó cơ cấu xuất khẩu theo thị trƣờng xuất khẩu và mặt hàng từ năm 2016-2018 đƣợc thể hiện dƣới bảng 2.4 dƣới đây.

Bảng 2.4: Xuất khẩu cao su thiên nhiên khu vực Tây Nguyên theo thị trƣờng trọng điểm và chủng loại hàng từ 2016-2018

Đơn vị tính : tấn

Chủng loại Trung Quốc Malaysia Ấn Độ

2016 2017 2018 2016 2017 2018 2016 2017 2018 Cao su hỗn hợp (HS4005 và 400280) 39774.72 47134.7 47401.9 5660.8 5020.8 2140.8 4018.88 3058.88 4370.88 SVR 3L 26102.16 30932.2 31107.5 3714.9 3294.9 1404.9 2637.39 2007.39 2868.39 SVR 10 21130.32 25040.3 25182.3 3007.3 2667.3 1137.3 2135.03 1625.03 2322.03 SVR 20 14915.52 17675.5 17775.7 2122.8 1882.8 802.8 1507.08 1147.08 1639.08 RSS 3 12429.6 14729.6 14813.1 1769 1569 669 1255.9 955.9 1365.9 Khác 9943.68 11783.7 11850.5 1415.2 1255.2 535.2 1004.72 764.72 1092.72 Tổng cộng 124296 147296 148131 17690 15690 6690 12559 9559 13659

(Nguồn: Tổng cục Hải Quan, Hiệp hội Cao su Việt Nam tổng hợp từ 2016-2018)

Từ số liệu của bảng trên ta thấy, cơ cấu mặt hàng cao su Tây Nguyên giai đoạn 2016- 2018 : cao su hỗn hợp ( HS 4005 và 40280) chiếm tỷ trọng cao nhất,TB khoảng

32% trong cả giai đoạn. Tiếp theo đó là cao su mã SVR 3 khoảng 21%, SVR 10 tỷ

trọng khoảng 17%, cao su SVR 20 khoảng 11% và RSS 3 trung bình 9.5% và các chủng loại khác 7-8%. Nhƣ vậy chủ yếu các doanh nghiệp cao su Tây Nguyên mới chỉ tập trung vào các sản phẩm tầm trung hoặc phẩm chất còn thấp. Nguyên nhân là do chất lƣợng cao su nguyên liệu vùng Tây Nguyên chƣa đồng đều, nhất là từ

Chủng loại Hàn Quốc Hoa Kỳ

2016 2017 2018 2016 2017 2018 Cao su hỗn hợp HS4005 và 400280) 2355.2 2771.2 2160.64 2243.84 2280 2272.32 SVR 3L 1545.6 1818.6 1417.92 1472.52 1496.25 1491.21 SVR 10 1251.2 1472.2 1147.84 1192.04 1211.25 1207.17 SVR 20 883.2 1039.2 810.24 841.44 855 852.12 RSS 3 736 866 675.2 701.2 712.5 710.1 Khác 588.8 692.8 540.16 560.96 570 568.08 Tổng cộng 7360 8660 6752 7012 7125 7101

nguồn cao su tiểu điền do nông hộ quản lý. Điều này dẫn tới tính cạnh tranh về chất lƣợng của cao su Tây Nguyên kém hơn so với một số nƣớc, nhƣ: Thái an, Malaysia và Indonesia. ặt khác, do phát triển ồ ạt trong giai đoạn 2006-2013 nên hiện có hàng chục nghìn héc-ta cao su ở Tây Nguyên trồng trên vùng đất không phù hợp, không bảo đảm điều kiện thổ nhƣỡng, nhƣ: Trồng ở độ cao hơn 700m so với mực nƣớc biển, độ dốc hơn 30 độ, tầng canh tác thấp hơn 70cm... dẫn đến đến độ thu hoạch sau 5-7 năm sau cây còi cọc, không cho mủ, mủ ít, chất lƣợng mủ kém, không đồng đều…Thêm vào đó, công nghệ sản xuất còn tƣơng đối lạc hậu, quy trình sản xuất, đóng gói bao bì, bảo quan cũng còn hạn chế…Các sản phẩm phẩm chất cao cấp hơn nhƣ mủ Latex 60% DRC, CV50, CV60 còn tƣơng đối ít và vẫn còn đang trong giai đoạn tìm hiểu thâm nhập vào đƣợc các thị trƣờng khó tính nhƣ Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu cho mặt hàng cao su tại khu vực tây nguyên (Trang 48 - 50)