Hoạt động của các Tổ chức hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu cho mặt hàng cao su tại khu vực tây nguyên (Trang 55)

Hiệp hội Cao su Việt Nam Hiệp hội là một tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân của Việt Nam hoạt động trong ngành cao su hoặc có liên quan đến ngành cao su nh m đoàn kết, hỗ trợ phát triển và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của Hội viên, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nƣớc, bảo vệ môi trƣờng và thúc đẩy quan hệ quốc tế về ngành cao su.

Hiệp hội bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2004. Đến cuối năm 2018, Hiệp hội có 125 Hội viên gồm doanh nghiệp và tổ chức nhà nƣớc, tƣ nhân, cổ phần, liên doanh và có vốn nƣớc ngoài, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tài chính, nghiên cứu, đào tạo, hỗ trợ và dịch vụ liên quan đến ngành cao su Việt Nam.

Hiệp hội hiện là Hội viên của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI , Hiệp hội Cao su quốc tế IRA , Hội đồng Doanh nghiệp Cao su Đông Nam Á ARBC . Ngoài ra, Hiệp hội cũng là Hội viên liên kết của Tổ chức Nghiên cứu Cao su quốc tế IRSG , cộng tác viên của Hiệp hội Các nƣớc sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC).

Năm 2006, Hiệp hội đã thành lập Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu cao su Quỹ nh m hỗ trợ tài chính kịp thời cho Thành viên Quỹ khi gặp rủi ro trong xuất khẩu, sản xuất cao su; thúc đẩy các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại cho Hội viên và hoạt động phát triển của Hiệp hội. Quỹ do các Hội viên tự nguyện tham gia và đóng góp kinh phí với mức không quá 1% doanh thu xuất khẩu.

Từ năm 2015, Hiệp hội đã triển khai Đề án Xây dựng và phát triển Thƣơng hiệu ngành cao su Việt Nam trên cơ sở pháp lý của Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam / Viet Nam Rubber”. Hiệp hội đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu thành công trong nƣớc và tại một số thị trƣờng xuất khẩu trọng điểm. Trong ba năm 2016, 2017 và 2018, Hiệp hội đã triển khai cấp quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận cho 13 Hội viên để gắn trên 62 sản phẩm của 24 nhà máy đáp ứng các tiêu chí của Hiệp hội.

Năm 2016, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã đƣợc phê duyệt 03 chƣơng trình gồm xúc tiến thƣơng mại ngành cao su: 1 chƣơng trình tổ chức Hội nghị quốc tế về ngành hàng cao su xuất khẩu, 2 chƣơng trình mua thông tin thƣơng mại ngành cao su, 3 chƣơng trình Khảo sát thị trƣờng cao su Nhật Bản với tổng số kinh phí của 03 chƣơng trình là 912 triệu đồng.

Tại Hội nghị quốc tế về ngành hàng cao su xuất khẩu và Họp mặt Doanh nhân Cao su Việt Nam năm 2016, Hiệp hội đã kết hợp tổ chức Lễ Công bố và trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam / Viet Nam Rubber”. Qua quá trình xem xét, đánh giá hồ sơ, thẩm định thực địa của Tổ Chuyên gia tại các nhà máy về chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ các tiêu chí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp về: bảo vệ môi trƣờng, nghĩa vụ thuế, bảo hiểm xã hội, áp dụng tốt các hệ thống quản lý theo ISO, báo cáo tài chính hàng năm đƣợc kiểm toán rõ ràng, minh bạch… và quá trình soát xét, chấm điểm nghiêm ngặt của Hội đồng Thẩm định, Hiệp hội đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam / Viet Nam Rubber” đợt 1 cho các sản phẩm của doanh nghiệp Hội viên, trong đó có , Công ty TNHH TV Cao su Đắk Lắk đã đạt các tiêu chí theo Quy trình thẩm định của Hiệp hội.

Năm 2018, Hiệp hội đã đề ra kế hoạch hành động vì ngành cao su bền vững và thực hiện một số hoạt động bƣớc đầu. Cụ thể là, Hiệp hội đã cùng với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam VRG hợp tác với Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên WWF tại Việt Nam để xây dựng và phổ biến Sổ tay Hƣớng dẫn quản lý rừng cao su bền vững theo tiêu chuẩn chứng chỉ rừng quốc tế. Đồng thời, Hiệp hội cùng với VRG và Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam hợp tác với Chƣơng trình Phát triển của iên hiệp quốc UNDP tại Việt Nam để phát triển Tài liệu hƣớng dẫn kỹ thuật sản xuất cao su bền vững. Ngoài ra, Hiệp hội và VRG đang hợp tác với một số tổ chức phi chính phủ nhƣ PanNature, Oxfam Việt Nam, UNDP để xây dựng tài liệu hƣớng dẫn giảm thiểu rủi ro về môi trƣờng và xã hội trong đầu tƣ nông nghiệp ra nƣớc ngoài. Hiệp hội đã tham gia đóng góp ý kiến để ANRPC xây dựng và triển khai kế hoạch hành động vì ngành cao su thiên nhiên bền vững cho các nƣớc thành viên từ năm 2019.

Riêng với ngành cao su tại khu vực Tây Nguyên, hàng năm Hiệp hội kết hợp cùng Bộ Công thƣơng, UBND các tỉnh tổ chức các Hội nghị ngành công thƣơng, trong đó đƣa ra các giải pháp phát triển ngành cao su, chia sẻ thông tin về công tác quản lý Nhà nƣớc, hoạt động sản xuất và kinh doanh thƣơng mại, giải quyết các vƣớng mắc liên quan trong công tác Quản lý nhà nƣớc đồng thời đề ra giải pháp phát triển các chuyên ngành của các tỉnh, thành phố khu vực iền Trung -Tây Nguyên cũng đƣợc đề cao, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong khu vực gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội hợp tác xúc tiến đầu tƣ, tăng cƣờng các hoạt động liên kết, phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giao thƣơng giữa các địa phƣơng trong khu vực.

2.2.4 Các hoạt động phát triển thị trường của Doanh nghiệp

2.2.4.1. Hoạt động nghiên cứu và lựa chọn thị trường

Hiện tại, các doanh nghiệp cao su tại khu vực Tây Nguyên chƣa đầu tƣ đúng mức cho hoạt động nghiên cứu và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu.

Những khó khăn mà công tác arketing gặp phải: Do mọi hoạt động đều theo sự chỉ đạo của Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu nên đã gây khó khăn cho phòng Marketing trong việc theo sát thị trƣờng, bởi thị trƣờng biến động liên tục, còn hoạt động kinh doanh lại thực hiện trong thời gian nhất định. Do đó, nếu phòng Marketing hoạt động theo phòng Kinh doanh thì không theo sát thị trƣờng.

Việc phát triển mở rộng thị trƣờng xuất khẩu về bất kỳ hƣớng nào để gia tăng sản lƣợng và giá trị kim ngạch xuất khẩu đều có lợi cho ngành cao su Việt Nam. Tuy nhiên, nếu dự đoán hoặc biết trƣớc để tránh việc phát triển, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu cao su về hƣớng các khu vực có nhiều nguy cơ tiềm ẩn bất lợi cho sự cạnh tranh của cao su Việt Nam trong lâu dài, đồng thời biết tận dụng thời cơ để tăng cƣờng phát triển, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu vào các khu vực thị trƣờng ổn định, bền vững thì sẽ tạo đƣợc nhiều lợi thế cạnh tranh.

Hiện nay, cao su Tây Nguyên đã xuất khẩu sang trên 40 quốc gia khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, có rất nhiều thị trƣờng giữ một tỷ trọng rất nhỏ trong sản lƣợng xuất khẩu của cao su nƣớc ta. Với những hạn chế về nguồn lực dành cho công tác marketing nên các doanh nghiệp xuất khẩu cao su Tây Nguyên cần lựa chọn những thị trƣờng mục tiêu cho mình và đầu tƣ trọng tâm các hoạt động marketing vào những thị trƣờng này.

Thị trƣờng Trung Quốc: Trung Quốc là thị trƣờng lớn nhất, chiếm hơn 60% sản lƣợng cao su thiên nhiên xuất khẩu của Việt Nam. Đây là thị trƣờng không đòi hỏi các loại sản phẩm có chất luợng cao, yêu cầu bao bì mẫu mã tƣơng đối đơn giản và chi phí vận chuyển thấp,v.v…Sản lƣợng xuất khẩu chủ yếu: SVR L, 3L, 5. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể mua cao su với giá rẻ hơn và thiếu ổn định trong trƣờng hợp nhu cầu của họ ít. Hơn nữa, Trung Quốc là đại cƣờng quốc về đất đai, dân số, thƣờng có tranh chấp biên giới với các nƣớc láng giềng, các yếu tố này sẽ làm mất ổn định của thị trƣờng khi có biến động chính trị theo chiều hƣớng xấu.

2.2.4.2 Hoạt động về phát triển về sản phẩm cao su

Các doanh nghiệp cao su Tây Nguyên phải sản xuất cung cấp cho thị trƣờng và khách hàng các chủng loại sản phẩm với số lƣợng, chất lƣợng, phù hợp với sở thích và nhu cầu của họ trong từng thời kỳ. Chủng loại mủ cao su xuất khẩu hiện nay chƣa phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng thế giới: cụ thể là loại CV 50; 60 và 3L chiếm tỷ trọng rất cao trong khi nhu cầu thị trƣờng thế giới về loại này chỉ khoảng 5- 10%. Nhu cầu thế giới cần nhiều mủ cao su loại: SVR 10; SVR 20 và mủ kem atex , chính điều này phần nào đã hạn chế khả năng đa dạng hóa thị trƣờng của cao su nƣớc ta.

2.2.4.2 Về giá xuất khẩu cao su

Giá cả là yếu tố chính quyết định sự mua bán của khách hàng. Mặt khác, giá cả là một ƣu thế cạnh tranh rất lợi hại của doanh nghiệp cao su khu vực Tây Nguyên trong nền kinh tế thị trƣờng. Vì vậy, việc xác lập một chiến lƣợc giá cả đúng đắn là điều kiện để doanh nghiệp cao su khu vực Tây Nguyên chiếm lĩnh thị trƣờng, thị phần và kinh doanh có lãi.

Trong 5 năm từ 2014 đến 2018, giá cả trên thị trƣờng cao su thế giới có nhiều biến động do những biến động về cung và cầu trên thị trƣờng.

Giai đoạn 2014-2015: Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới WB , Ba nƣớc Thái Lan, Indonesia, Malaysia chiếm khoảng 70% sản lƣợng cao su thiên nhiên toàn cầu, đã đồng ý cắt giảm xuất khẩu cao su thiên nhiên trong năm 2015 để giảm nguồn cung và hỗ trợ giá bán. Thái Lan, quốc gia có sản lƣợng sản xuất và xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới, đã triển khai chính sách hỗ trợ giá cho nông dân, dự kiến sẽ đẩy giá cao su tại thị trƣờng này lên mức giá khoảng 2.000 USD/tấn trong

vòng 2 tháng đầu năm 2015, đƣợc biết mức giá này cũng là giá thành sản xuất cao su tại quốc gia này. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất cao su thiên nhiên đang bán với giá b ng hoặc thấp hơn giá thành sản xuất. Nhiều biện pháp đã đƣợc triển khai nh m giảm giá thành sản xuất nhƣ cắt giảm lao động, chuyển đổi phƣơng thức khai khác mủ, giảm lƣơng công nhân, giảm lƣợng phân bón… Nhiều hộ gia đình có diện tích trồng cao su chƣa tới độ tuổi khai thác đã tiến hành hàng loạt biện pháp ngƣng bón phân và chăm sóc, trồng xen kẽ các loại cây trồng khác, chờ đợi giá cao su phục hồi trở lại. Tuy nhiên, những biện pháp trên chỉ mang tính tạm thời và không phù hợp với sự phát triển lâu dài.

Giai đoạn 2016-2017: Giá cao su tự nhiên diễn biến tích cực hơn do nguồn cung giảm sau khi lũ lụt gây thiệt hại sản xuất tại Thái an, đồng USD tăng giá so với các đồng tiên châu Á, và nhu cầu từ Trung Quốc tăng trong khi nguồn cung từ Thái an và alaysia giảm so với trƣớc. Trong nƣớc, các vùng trồng cao su liên doanh Việt Nam – Campuchia đã đến thời hạn cạo mủ và năng suất khá cao. Bên cạnh đó, cao su tiểu điền tại khu vực Tây Nguyên đƣợc mùa, các doanh nghiệp tận dụng cơ hội này đã có chính sách giá xuất khẩu tốt, nâng kim ngạch xuất khẩu năm 2017 cao nhất từ trƣớc đến nay.

Qua năm 2018 và 3 tháng đầu năm 2019, do nhu cầu thị trƣờng thế giới giảm sút trong khi sản lƣợng khai thác và xuất khẩu chỉ tăng nhẹ. Thị trƣờng cao su thiên nhiên cũng bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố khác nhƣ giá dầu thô, tỷ giá USD... Giống nhƣ tất cả các hàng hóa trên thị trƣờng châu Á, cao su thiên nhiên có xu hƣớng đi ngƣợc với đồng USD. Khi USD mạnh lên thì giá cao su thiên nhiên trƣờng giảm.Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dự kiến sẽ tăng tỷ lệ lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm 2019, nhƣ vậy USD chắc chắn sẽ tiếp tục tăng trong năm nay. Điều này bất lợi cho giá cao su. Trƣớc tình hình đó, các doanh nghiệp cao su xuất khẩu tại khu vực đang đẩy mạnh tái canh, thay đổi các giống mới có chất lƣợng tốt hơn và cho năng suất cao hơn. Đối với các diện tích tái canh, DN cũng xem xét để chuyển đổi hình thức sử dụng nhƣ đƣa ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào các diện tích đất chƣa phù hợp hoặc đầu tƣ khu công nghiệp trên đất cao su. Thêm vào đó, các DN luôn bám sát nhu cầu và giá cả thị trƣờng để có thể từng bƣớc tiếp cận và cân b ng với giá cao su thế giới.

2.2.4.3 Hoạt động phân phối, bán hàng

Các doanh nghiệp xuất khẩu cao su tại khu vực Tây Nguyên hiện nay chƣa có hệ thống các chi nhánh tại nƣớc ngoài nên sản phẩm chủ yếu đƣợc xuất khẩu theo đơn đặt hàng của khách hàng. Sau khi nhận đƣợc đơn đặt hàng của các cá nhân hay tổ chức tại nƣớc ngoài, doanh nghiệp mới tiến hành xuất khẩu hàng của mình theo điều kiện FOB hoặc CIF

Đối với thị trƣờng Trung Quốc, do đặc điểm của thị trƣờng nên các Doanh nghiệp lựa chọn khách hàng mục tiêu là các công ty thƣơng mại, các tổ chức trung gian phân phối lại. Sở dĩ lại chọn phƣơng pháp phân phối này vì các nhà sản xuất lớn của Trung Quốc thƣờng khó tiếp cận, họ lại thƣờng có những yêu cầu khắt khe về số lƣợng và thời gian giao hàng. Có những thời điểm đối tác cần số lƣợng hàng hóa lớn và giao hàng đúng hẹn thì họ sẽ thu gom, nhập cao su nguyên liệu từ nhiều nƣớc để đảm bảo cung cấp đủ cho nhà sản xuất lớn đó.

2.2.4.4 Hoạt động xúc tiến thương mại

Các doanh nghiệp xuất khẩu cao su tại khu vực Tây Nguyên cùng với các doanh nghiệp trong nƣớc đã tham gia nhiều hoạt động xúc tiến thƣơng mại và phát triển thị trƣờng xuất khẩu nhƣ: Hội chợ chuyên ngành trong nƣớc, Hội chợ thực hiện tại nƣớc ngoài, Đoàn giao dịch thƣơng mại tại nƣớc ngoài, Hội nghị quốc tế ngành hàng, Hoạt động đón các nhà nhập khẩu nƣớc ngoài vào giao dịch mua hàng, Thông tin thƣơng mại, Đào tạo, tƣ vấn, xúc tiến thƣơng mại của các vùng kinh tế, đào tạo nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp, hợp tác xã… ột số chƣơng trình tiêu biếu nhƣ:

Tháng 03/2015: Chƣơng trình tham dự Họp mặt hàng năm với các doanh nghiệp của Hiệp hội Thƣơng mại Cao su Singapore.

- Tháng 03/2015: Chƣơng trình tham dự Hội nghị Cao su Quốc tế năm 2015 WRS 2015 kết hợp tham dự Hội nghị Hội viên HHCS Quốc tế IRA và Tổ chức Nghiên cứu Cao su Quốc tế IRSG tại Singapore.

- Tháng 04/2015: Chƣơng trình tham dự Hội nghị và Triển lãm Cao su Trung Quốc năm 2015 tại Quảng Châu Trung Quốc .

- Tháng 05/2015: Chƣơng trình tham dự Họp mặt hàng năm kết hợp giao thƣơng của Hiệp hội Cao su Thái an tại Bangkok.

- Tháng 07/2015: Tổ chức Triển lãm quốc tế chuyên ngành cao su RUBEXPO 2015 tại TP.HC .

- Tháng 08/2015: Chƣơng trình tham dự Họp mặt hàng năm kết hợp giao thƣơng của Hiệp hội Cao su Indonesia.

- Tháng 10/2015: Chƣơng trình tham dự Họp mặt hàng năm kết hợp giao thƣơng của Sở giao dịch Cao su alaysia.

- Tháng 11/2015: Chƣơng trình tổ chức Hội thảo Nâng cấp quản lý chất lƣợng cao su Việt Nam thời kỳ hội nhập

Tháng 12/2016: Hội nghị quốc tế về ngành hàng cao su xuất khẩu và Họp mặt Doanh nhân Cao su Việt Nam năm 2016 kết hợp với ễ Công bố Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam / Viet Nam Rubber”

Tháng 4/2017: Hội chợ Triển lãm Thƣơng mại - Dịch vụ - Du lịch thành phố Hồ Chí Minh – thành phố Yangon, Myanmar 2017 Lần VI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu cho mặt hàng cao su tại khu vực tây nguyên (Trang 55)