Đánh giá hoạt động phát triển thị trƣờng xuất khẩu mặt hàng cao su tại Khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu cho mặt hàng cao su tại khu vực tây nguyên (Trang 61)

2.3.1. Đánh giá các hoạt động của Nhà nước, chính quyền địa phương và Các tổ chức hỗ trợ

Ngành cao su là một ngành có ý nghĩa nhiều mặt: về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Vì vậy, chính phủ quan tâm và tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành cao su và phát triển thị trƣờng cao su xuất khẩu tại khu vực Tây Nguyên.

Nhà nƣớc đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển thị trƣờng xuất khẩu nói chung và thị trƣờng xuất khẩu cao su khu vực Tây Nguyên nói riêng b ng các hiệp định thƣơng mại song phƣơng và đa phƣơng.

Tuy nhiên các giải pháp của Nhà nƣớc và các Tổ chức hỗ trợ còn tồn tại các hạn chế nhất định nhƣ:

Vai trò của Nhà nƣớc và Hiệp hội cao su còn mờ nhạt. Nhà nƣớc chƣa quan tâm giúp đỡ các khu vực tiểu điền để tăng năng suất và chất lƣợng cao su cũng nhƣ chƣa quan tâm đúng mức đến phát triển công nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su để tăng giá trị xuất khẩu và giảm tỉ lệ xuất khẩu nguyên liệu thô. Mặt khác, Nhà nƣớc và các Hiệp hội cần cung cấp thông tin một cách cập nhật cho các doanh

nghiệp xuất khẩu cao su về thị trƣờng nhập khẩu và giá cả để hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Ngoài ra, công tác xúc tiến xuất khẩu của Nhà nứơc và doanh nghiệp còn hạn chế, chƣa cung cấp các thông tin cập nhật về giá cả, biến động cung cầu …Nên các doanh nghiệp sản xuất cao su nƣớc ta còn chịu nhiều thua thiệt hơn so với các nƣớc trong khu vực.

Thị trƣờng xuất khẩu quyết định đến sự thu hẹp hoặc mở rộng diện tích trồng cao su, đến quy mô của khối chế biến mủ cao su, đến thu nhập của hàng trăm nghìn lao động tham gia các khâu khác của chuỗi cung và đến sinh kế của hơn 264.000 gia đình trồng cao su. Hiện nay, các cơ chế và chính sách của nhà nƣớc chủ yếu có chức năng hỗ trợ phát triển sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng, hoặc hạn chế sản xuất trong giai đoạn thị trƣờng thế giới suy giảm. Tuy nhiên, các chính sách và cơ chế này vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt đối với các hộ tiểu điền, bởi các khó khăn của các hộ trong việc tiếp cận thông tin về chính sách. Ngoài ra, các hộ tiểu điền còn có nhiều khó khăn trong tiếp cận thông tin về thị trƣờng, giá cả. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra r ng đến 2030, giá cao su thiên nhiên trên thị trƣờng thế giới sẽ khó có thể hồi phục trở lại nhƣ mức năm 2011 Theo số liệu thống kê của VRA năm 2018). Trong bối cảnh cung lớn hơn cầu, các doanh nghiệp và đặc biệt là các hộ trồng cao su sẽ tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn về thị trƣờng trong thời gian tới.

Báo cáo Tổng quan ngành cao su 2018 của Hiệp hội Cao su Việt Nam cũng chỉ ra r ng: Trong những năm gần đây, các nƣớc sản xuất cao su thiên nhiên có những hoạt động phối hợp, nh m giảm lƣợng cung ra thị trƣờng nhƣng cho đến nay, có vẻ những hoạt động này vẫn chƣa phát huy đƣợc hiệu quả. Đặc biệt tại các quốc gia có loại hình cao su tiểu điều chiếm chủ đạo, các sáng kiến giữa các quốc gia nh m giảm lƣợng cung toàn cầu dƣờng nhƣ khó kiểm soát và không có nhiều tác dụng. Tại Việt Nam, các cơ quan quản lý và Hiệp hội Cao su Việt Nam đã và đang khuyến cáo các nhóm tham gia khâu sản xuất hạn chế lƣợng cung, hạn chế mở rộng sản xuất, tuy nhiên các khuyến cáo này chỉ có tác dụng với khối doanh nghiệp, với loại hình cao su đại điền. Đối với cao su tiểu điền, tác dụng của các khuyến cáo này gặp nhiều hạn chế. Ở quy mô quốc gia, diện tích và sản lƣợng cao su tiểu điền vẫn tiếp tục gia tăng. Trong bối cảnh này nỗ lực của các cơ quan quản lý và Hiệp hội

Cao su nh m giảm lƣợng cung cao su ra thị trƣờng sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn.

2.3.2. Đánh giá các hoạt động phát triển thị trường của Doanh nghiệp

Các doanh nghiệp xuất khẩu cao su tại khu vực Tây Nguyên là đơn vị chủ lực của ngành cao su, có hệ thống tổ chức đồng bộ từ khâu sản xuất, chế biến đến xuất khẩu, có cơ sở nghiên cứu, trƣờng đào tạo để có thể thực hiện chiến lƣợc phát triển ngành cao su.Tuy nhiên lao động đƣợc đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, trình độ ngoại ngữ còn yếu.Tại các doanh nghiệp chƣa có một bộ phận chuyên trách về phát triển thị trƣờng xuất khẩu.

Các doanh nghiệp xuất khẩu cao su chƣa tạo đƣợc thị trƣờng ổn định, vững chắc, chƣa xác lập đƣợc thị trƣờng mục tiêu. Chƣa có các khách hàng lâu dài là các tập đoàn sản xuất lớn trên thế giới có sử dụng cao su nguyên liệu. Hiện nay lƣợng cao su xuất khẩu qua Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn. Trừ các doanh nghiệp n m trong khu vực kinh tế trọng điểm có thể tận dụng đƣợc cơ sở hạ tầng, các khu vực vùng sâu, vùng xa chƣa có hạ tầng cơ sở phát triển và ngành cao su phải tƣ đầu tƣ phục vụ cho nhu cầu phát triển của mình.

Công tác nghiên cứu và phát triển thị trƣờng xuất khẩu tại doanh nghiệp còn yếu kém, chủ yếu dựa vào bộ phận xuất nhập khẩu. Thụ động chờ đơn hàng từ nƣớc ngoài và sản xuất theo đơn hàng là chính. Các chính sách arketing quốc tế còn chƣa đƣợc áp dụng, chỉ mới dừng lại ở mức thăm dò và thử nghiệm nên thị trƣờng mới còn chƣa nhiều, chủ yếu vẫn mua bán với một số khách hàng cũ và khách hàng chủ động tìm đến.

Mô hình quản lý hiện tại của các Doanh nghiệp đã và đang phát huy đƣợc hiệu quả nhất định.Lực lƣợng lao động có tính chất kế thừa và gắn bó với ngành, lao động quản lý trẻ hóa và bồi dƣỡng kịp thời.Tổ chức sản xuất theo kiểu đại điền, thuận lợi cho sản xuất các loại cao su cấp cao nhƣ SVR CV 50, 60.

Về nguồn nguyên liệu, các vƣờn cây với cây giống có năng suất thấp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ vƣờn cây. Năng suất của Khu vực Tây Nguyên hiện nay chỉ đạt trung bình 1,5 tấn/ha/năm, trong khi một số nƣớc trong khu vực đạt 2 tấn/ha/năm. ặc dù cơ cấu sản phẩm đã đƣợc điều chỉnh nhƣng vẫn còn lệch so với nhu cầu thật sự của thế giới. Việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm cũng còn nhiều khó

khăn do đã đầu tƣ máy móc dây chuyền sản xuất.Chất lƣợng sản phẩm không đồng đều và ổn định giữa các công ty thành viên; Bao bì vẫn còn chƣa phù hợp với nhu cầu thị trƣờng thế giới. Giá thành cao nhƣng giá bán thấp và lại phụ thuộc vào thị trƣờng thế giới.

Các hoạt động phân phối, bán hàng và xúc tiến thƣơng mại cho mặt hàng cao su tại khu vực Tây Nguyên chƣa đa dạng. Doanh nghiệp chƣa có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trƣờng tiềm năng, phân phối chủ yếu qua đơn hàng của khách hàng cũ hoặc qua trung gian nên chƣa chủ động đƣợc về giá cả và sản lƣợng xuất khẩu.

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng cao su tại Khu vực Tây Nguyên trường xuất khẩu mặt hàng cao su tại Khu vực Tây Nguyên

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

Cơ chế quản lý và môi trƣờng kinh doanh chƣa đồng bộ gây khó khăn cho ngành và doanh nghiệp. Chính sách thuế và thuế giá trị gia tăng chƣa tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành cao su. Chính sách về thuế Giá trị gia tăng đƣợc bổ sung, sửa đổi theo Luật số 106/2016/QH13 (06/4/2016) chƣa đƣợc áp dụng cho mủ cao su sơ chế, dù đây cũng là sản phẩm trồng trọt. Do vậy, tạo môi trƣờng kinh doanh không bình đẳng trong lĩnh vực nông sản và làm xuất khẩu cao su khó đẩy mạnh vì doanh nghiệp gặp khó khăn trong ứng, vay vốn nộp thuế GTGT, tốn kém trong khâu chờ đợi hoàn thuế GTGT sau khi xuất khẩu.

Hệ thống quản lý cấp quốc gia về chất lƣợng cao su thiên nhiên chƣa chặt chẽ trên cả nƣớc, chỉ mới áp dụng tốt ở những doanh nghiệp lớn. Hiện vẫn còn thiếu rào cản thƣơng mại và kỹ thuật để ngăn chặn nhập khẩu hàng hóa kém chất lƣợng gây thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng và cạnh tranh không lành mạnh trong nƣớc.

Nhà nƣớc chƣa có chính sách rõ rệt trong việc khuyến khích xuất khẩu thƣơng hiệu quốc gia cho mặt hàng cao. Nhƣ thủ tục xuất khẩu vẫn còn rƣờm rà, nhập khẩu nguyên liệu mất nhiều thời gian, xuất khẩu mất nhiều chi phí, đặc biệt chi phí logictics còn cao… Chƣa có nhiều những chính sách ƣu đãi về lãi suất dành cho doanh nghiệp xuất khẩu cao su nói riêng và xuất khẩu nông sản nói chung.

Bên cạnh đó, đối thủ cạnh tranh chính của cao su Việt Nam là các nƣớc trong khu vực nhƣ Thái an, Indonexia, alaixia… đều là những nƣớc xuất khẩu cao su tự nhiên vào bậc nhất thế giới, chủng loại cao su tự nhiên của những nƣớc này phù hợp với nhu cầu thế giới do các nƣớc này đầu tƣ rất mạnh vào công nghiệp chế biến cao su.Sản phẩm cao su cua Thái Lan, Malaixia, Indonexia hầu hết đã có mặt ở các thị trƣờng. Các nƣớc nhƣ Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản…là những nƣớc có nhu cầu cao su lớn nhung chỉ có những nƣớc nhƣ Thái an, alaixia, Indonexia mới đáp ứng đƣợc những nhu cầu này. Bên cạnh đó ngàng cao su của họ đã đƣợc Nhà nƣớc chú trọng và quan tâm từ rất lâu nên lộ trình mở rộng thị trƣờng rất hiệu quả bởi có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nƣớc, hiệp hội, doanh nghiệp và các nhà sản xuất, chế biến. Đặc biệt là dự án Thành phố cao su của Thái Lan tập trung vào những khách hang dung cao su nguyên chất , phục vụ cho chế biến trực tiếp.

Những trở ngại từ chính sách của nƣớc nhập khẩu và các đối tác cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động phát triển thị trƣờng cho mặt hàng cao su. Hiện nay, các nƣớc đều có xu hƣớng muốn bảo hộ nền sản xuất giá trị gia tăng của nƣớc mình. Bởi lẽ, các nƣớc đều ý thức đƣợc sản xuất giá trị gia tăng sẽ thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển, tạo thêm công ăn việc làm cho ngƣời dân...Thêm vào đó, mỗi thị trƣờng lại có những yêu khác nhau về chủng loại sản phẩm, chất lƣợng, mẫu mã, giá cả, bao bì, bốc xếp… nên việc nghiên cứu kỹ nhu cầu của từng thị trƣờng để đáp ứng đƣợc cũng là một khó khăn cho công tác phát triển thị trƣờng xuất khẩu cho mặt hàng cao su…

Thêm vào đó, so với các vùng khác trong cả nƣớc, điều kiện kinh tế - xã hội của Tây Nguyên có nhiều khó khăn, nhƣ là thiếu lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kém phát triển, sự chung đụng của nhiều sắc dân trong một vùng đất nhỏ và với mức sống còn thấp. Tài nguyên rừng và diện tích đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên đang đứng trƣớc nguy cơ ngày càng suy giảm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau,khai thác lâm sản trái phép chƣa kiểm soát đƣợc. Những yếu tố đó đã khiến cho việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển xuất khẩu cho các mặt hàng nông sản nhƣ cao su tại khu vực cũng có nhiều bất lợi hơn so với các khu vực khác trong cả nƣớc.

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan Yếu tố tài chính

Tham gia vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su tại Tây Nguyên hiện nay có 17 doanh nghiệp nhà nƣớc thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam và 1 số doanh nghiệp tƣ nhân có diện tích cao su lớn nhƣ Công Ty CP Cao Su Hoàng Anh Gia Lai, Công Ty CP Cao Su Trung Nguyên, còn lại là cao su tiểu điền. Mô hình tập đoàn, tổng công ty còn có sự chƣa đồng bộ trong quan hệ sở hữu và quyền sử dụng các nguồn lực giữa tập đoàn và các doanh nghiệp thành viên, dẫn đến việc VRG không đƣợc toàn quyền trong việc điều phối các nguồn lực với mục đích chung. Bên cạnh đó, ở Tây Nguyên vẫn chƣa có sự thống nhất cao trong việc quản lý của các công ty qua các mô hình công ty – nông trƣờng – đội – tổ; hoặc công ty – nông trƣờng – tổ; hoặc công ty –nông trƣờng – đội. Chính vì vậy tiềm lực tài chính và cơ cấu tổ chức doanh nghiệp còn hạn chế. Các hộ tiểu điền là tƣ nhân và hộ gia đình nên tài chính cũng giới hạn, không đủ mạnh để có thể cạnh tranh trong điều kiện thị trƣờng quốc tế.

Yếu tố lao động

Đây là vấn đề rất lớn trong phát triển kinh tế của toàn vùng. Khu vực Tây Nguyên hiện có khoảng gần 6 trệu ngƣời, chiếm khoảng 6% dân số cả nƣớc. Đến nay Tây Nguyên vẫn là khu vực gặp nhiều khó khăn về phát triển nguồn nhân lực. Năm 2018, cả nƣớc tỷ lệ tốt nghiệp THPT cả nƣớc đạt 32,9% thì Tây Nguyên chỉ đạt 22,9%, tức chỉ cao hơn vùng Đồng b ng sông Cửu Long (18,82%). Tỉnh Đắk Lắk có tỷ lệ tốt nghiệp THPT cao nhất vùng, đạt tỷ lệ 24,4% năm 2018. Thống kê, giai đoạn 2011 - 2018, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao của vùng Tây Nguyên chỉ tăng từ 11% lên 14%. Có khoảng 86% số lao động là lao động phổ thông, phần đông là ngƣời dân tộc địa phƣơng, không có chuyên môn kỹ thuật, làm các nghề đơn giản; năng lực làm việc, ý thức kỷ luật lao động, tác phong lao động công nghiệp còn thấp nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời sử dụng lao động.

Yếu tố cơ sở kỹ thuật, công nghệ

Mặc dù cao su ở Việt Nam nói chung và ở Tây Nguyên nói riêng có chất lƣợng cao, nhƣng so với các trung tâm cao su phát triển của thế giới, cao su tiểu điền Việt Nam vẫn còn một khoảng cách nhất định do kỹ thuật canh tác, khai thác

và quản lý còn yếu, vì vậy chƣa xâm nhập đƣợc vào các thị trƣờng lớn có tính ổn định, bị lệ thuộc khá nhiều vào thị trƣờng Trung Quốc.

Mặc dù diện tích cao su tăng trƣởng với tốc độ cao, năng suất cao su lớn nhƣng do quản lý quy hoạch chƣa tốt, nông dân sản xuất tự phát khó kiểm soát nên có một số diện tích cao su trồng trên đất chƣa phù hợp, dẫn đến chất lƣợng mủ kém, năng suất không cao, từ đó ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của cao su Việt Nam trên thị trƣờng thế giới. Mặt khác, chất lƣợng sản phẩm cao su của khu vực Tây Nguyên còn chƣa cao do cách thu mủ hiện nay ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm và giá trị xuất khẩu.Về công nghệ, hiện nay dây chuyền thiết bị cao su sơ chế chủ yếu là áp dụng công nghệ trong nƣớc (chiếm 92% tổng số vốn đầu tƣ của các nhà máy chế biến và đầu tƣ trong nƣớc), công nghệ lạc hậu nên ảnh hƣởng đến chất lƣợng mủ cao su cũng nhƣ tăng chi phí sản xuất do sử dụng nhiều nhân công.

Yếu tố thương hiệu:

Để tăng giá trị xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu cao su thiên nhiên từ các nƣớc trong khu vực có thuế nhập khẩu b ng 0% theo các hiệp định thƣơng mại tự do, ngành cao su cần thâm nhập vào các thị trƣờng khó tính có giá mua cao và tăng cạnh tranh với cao su nhập khẩu. Tuy nhiên, khó khăn lớn của ngành cao su hiện nay là chất lƣợng sản phẩm chƣa ổn định, chƣa đồng đều và thƣơng hiệu cao su Việt Nam nói chung và cao su Tây Nguyên chƣa đƣợc xác lập. Chỉ một số doanh nghiệp lớn có uy tín về chất lƣợng và có thƣơng hiệu riêng, còn thƣơng hiệu ngành cao su Việt Nam vẫn chƣa đƣợc định vị vững chắc đối với ngƣời tiêu thụ trên thị trƣờng thế giới kể cả trong nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu cho mặt hàng cao su tại khu vực tây nguyên (Trang 61)