Các giải pháp của Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng và các tổ chức hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu cho mặt hàng cao su tại khu vực tây nguyên (Trang 77 - 80)

Cải cách thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí, loại bỏ những nút thắt, rào cản đối với xuất khẩu

Nhà nƣớc yêu cầu các Bộ, ban, ngành nghiên cứu, đề xuất hƣớng xử lý đối với các quy định về hoàn thuế VAT đối với hàng xuất khẩu dựa trên tỷ trọng tài nguyên. Ban hành các quy định về ƣu đãi thuế thu nhập của doanh nghiệp chế biến lâm sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo hƣớng có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp chế biến lâm sản tƣơng tự nhƣ đối với doanh nghiệp nông sản đặc biệt là mặt hàng cao su xuất khẩu tại Khu vực Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét khả năng cho phép nhập khẩu đối với các loại máy móc, thiết bị chế biến gỗ đã qua sử dụng nhiều năm nhƣng vẫn có giá trị sử dụng cao để giúp ngành chế biến gỗ xuất khẩu tiếp tục hạ giá thành. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thúc đẩy việc triển khai Cơ chế Một cửa Quốc gia, Cơ chế Một cửa ASEAN; rà soát, áp mã HS cho toàn bộ danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý và kiểm tra chuyên ngành nh m nâng cao tính minh bạch và hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt thời gian làm thủ tục xuất nhập khẩu.

Nhà nƣớc cũng cần thực hiện các biện pháp tăng cƣờng thông tin thị trƣờng giúp định hƣớng ngành xuất khẩu cao su nhƣ: yêu cầu các Bộ liên quan phát hành Báo cáo đánh giá thị trƣờng nông, thủy sản, trong đó đƣa ra những thông tin, dự báo và đánh giá về tình hình cung cầu, giá cả, thị trƣờng của một số nông, thủy sản xuất khẩu chính để doanh nghiệp và ngƣời dân có thông tin định hƣớng cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu.

Chính phủ yêu cầu bộ NNo và PTNT đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trƣờng, nâng cao chất lƣợng, đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm; tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp có thế mạnh nhƣ cao su.

Về khuyến khích đầu tư:

Hiện nay, các mặt hàng nông sản Việt Nam trong đó có cao su, chủ yếu đƣợc xuất khẩu dƣới dạng thô và sơ chế. Điều này, có nghĩa là chúng ta đã để mất một

khoản ngoại tệ cho đất nƣớc. Để nâng cao hiệu quả và đủ sức cạnh tranh về mặt hàng nông sản nói chung và sản phẩm cao su nói riêng thì nhà nƣớc cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu tƣ, chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu từ xuất các sản phẩm cao su thô qua sơ chế sang xuất khẩu các sản phẩm có sử dụng nguyên liệu cao su. Chính phủ cần đƣa ra những giải pháp cụ thể theo đó yêu cầu Bộ Công thƣơng, Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam phối hợp cùng

Hiệp hội Cao su Việt Nam xây dựng trang thông tin điện tử, giao dịch trực tuyến các mặt hàng cao su thành phẩm; phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trọng tâm vào mặt hàng khuôn mẫu, linh kiện chất lƣợng cao, phục vụ sản xuất máy móc, thiết bị, điện tử..., kết nối doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.

Xây dựng và hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài hấp dẫn vào các lĩnh vực chế biến sản phẩm cao su hoặc các sản phẩm có sử dụng nguyên liệu cao su sẵn có tại Việt Nam nhƣ miễn giảm thuế đất, ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế nhập khẩu máy móc thiết bị. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ xây dựng chƣơng trình xúc tiến đầu tƣ, kêu gọi đầu tƣ vào các lĩnh vực sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các ngành công nghiệp hỗ trợ, tập trung vào các dự án thân thiện với môi trƣờng, có công nghệ tiên tiến, tạo ra phƣơng thức sản xuất kinh doanh mới mang lại giá trị gia tăng và có cam kết chuyển giao công nghệ trong quá trình thực hiện

Về chính sách khác:

Nhà nƣớc cần có chính sách phù hợp để thu hút cán bộ có năng lực về làm việc tại các công ty cao su cũng nhƣ các nông trƣờng cao su. Thời gian vừa qua, có sự chảy máu chất xám từ các doanh nghiệp nhà nƣớc sang các công ty liên doanh và các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài do các doanh nghiệp nhà nƣớc chƣa có những chính sách đãi ngộ đặc biệt trong đó có Khu vực Tây Nguyên. Các cán bộ kỹ thuật có trình độ, các các bộ quản lý có năng lực cần phải đƣợc hỗ trợ, động viên cả về mặt vật chất lẫn tinh thần vì đây chính là những hạt nhân giúp cho sự thành công của một doanh nghiệp.

Các nông trƣờng cao su chính là một xã hội thu nhỏ, vì vậy nhà nƣớc cần có những chính sách phát triển các cộng đồng này về y tế, giáo dục, xây dựng cơ sở hạ

tầng phục vụ đời sống xã hội nhƣ: đƣờng giao thông, điện, nƣớc, khu vui chơi giải trí,… phát triển đời sống tinh thần. Tổ chức tốt công tác an ninh, bảo vệ các nông trƣờng, kết hợp tăng cƣờng công tác an ninh quốc phòng tại các nông trƣờng gần biên giới.

Chính quyền các địa phƣơng tại Khu vực Tây Nguyên cũng cần chủ động phối hợp với các bộ, ngành tăng cƣờng tận dụng cơ hội từ các Hiệp định FTA thông qua đẩy mạnh tổ chức tuyên truyền rộng rãi về ƣu đãi FTA, hƣớng tận dụng và cách tận dụng ƣu đãi FTA, hƣớng dẫn các doanh nghiệp hiểu rõ và nắm đƣợc quy tắc xuất xứ của nƣớc nhập khẩu; tổ chức việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo hƣớng hiện đại hóa, điện tử hóa, tăng cƣờng triển khai cơ chế tự chứng nhận xuất xứ.Bên cạnh đó cần phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai có hiệu quả các biện pháp nh m đƣa hàng Việt Nam thâm nhập sâu vào kênh phân phối tại thị trƣờng nƣớc ngoài theo Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Hiệp hội cao su cần đẩy mạnh công tác thông tin thị trƣờng cho các hội viên để nâng cao tính chủ động, phòng ngừa rủi ro khi thị trƣờng biến động; đẩy mạnh thông tin tới hội viên về các mô hình quản trị hiện đại, tầm quan trọng của cải tiến mẫu mã và đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lƣợng, tạo sản phẩm có thƣơng hiệu đối với hoạt động xuất khẩu. Hiệp hội phát huy vai trò trong việc liên kết các hội viên, đại diện để bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của các hội viên trong thƣơng mại quốc tế; thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc với các doanh nghiệp, phối hợp và hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong triển khai tổ chức đào tạo và tiếp nhận, sử dụng lao động sau đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu cho mặt hàng cao su tại khu vực tây nguyên (Trang 77 - 80)