Hoạt động phát triển thị trƣờng xuất khẩu cao su tại khu vực Tây Nguyên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu cho mặt hàng cao su tại khu vực tây nguyên (Trang 50)

giai đoạn 2016-2018

2.3.1. Các hoạt động của Nhà nước

Về mặt vĩ mô, Sau 10 năm là thành viên của WTO, đến nay, Việt Nam đã

tham gia và hoàn tất đàm phám 12 Hiệp định FTA song phƣơng và đa phƣơng. Trong số đó, 9 FTA đã có hiệu lực và đang thực thi. Với việc đàm phán, ký kết hàng loạt các FTA này, Việt Nam đang bƣớc vào ngƣỡng cửa hội nhập sâu rộng, đƣợc các đối tác đánh giá rất cao. Các FTA này hứa hẹn mang lại cơ hội hợp tác về vốn, về những mô hình, phƣơng thức quản lý mới, hiện đại và hiệu quả hơn cho DN Việt Nam.

Theo số liệu của Phòng Công nghiệp và Thƣơng mại Việt Nam VCCI , có đến 66% trong tổng số 10.000 DN Việt Nam đƣợc hỏi ủng hộ và tin vào những lợi ích mà các FTA thế hệ mới mang lại cho họ. Trong khi đó, tỷ lệ này ở các DN FDI khiêm tốn hơn, chƣa tới 30%.

Các FTA thế hệ mới sẽ gần nhƣ ngay lập tức mở cửa thị trƣờng cho các DN nƣớc ngoài tiến vào thị trƣờng Việt Nam, nhƣng cũng đƣợc coi là “tấm vé” thông hành để các DN Việt Nam tiến sâu hơn vào các thị trƣờng lớn nhƣ ỹ và iên minh châu Âu EU . Khảo sát của VCCI cho thấy, DN Việt Nam đã sẵn sàng hơn trƣớc các FTA. Cụ thể: có 83% DN biết về EVFTA; 93,78% DN biết về Cộng đồng Kinh

tế ASEAN; 97,35% DN biết về WTO; 77,8% DN biết về Hiệp định FTA Việt Nam - Hàn Quốc.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, theo lộ trình cam kết, phần lớn các FTA mà Việt Nam tham gia đều bƣớc sang giai đoạn cắt giảm sâu, xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với phần lớn các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu. Các FTA thế hệ mới xóa bỏ phần lớn thuế quan cho hàng hóa Việt Nam và các nƣớc đối tác, trong đó có những đối tác đặc biệt lớn nhƣ Hoa Kỳ hay EU...

Cơ hội lớn nhất mà các FTA thế hệ mới mang lại là mở rộng thị trƣờng nhờ cắt giảm thuế và dỡ bỏ rào cản thƣơng mại để hàng hóa của Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Trong đó, các đối tác FTA của Việt Nam đều là các đối tác thƣơng mại quan trọng, thể hiện ở giá trị thƣơng mại lớn và tỷ trọng cao trên tổng số thƣơng mại với thế giới của Việt Nam h ng năm.

Hội nhập quốc tế cũng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng và đa dạng hóa thị trƣờng xuất khẩu, tiếp cận thông tin thị trƣờng, áp dụng tiêu chuẩn hàng hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, công nghệ tiên tiến trong sản xuất và quản lý, đồng thời giúp Việt Nam nâng cao vị thế và tiếng nói trong cộng đồng cao su thế giới. Hiện Việt Nam đã là thành viên của Hiệp hội Cao su quốc tế (IRA), Hội đồng Doanh nghiệp Cao su Đông Nam Á ARBC , Hiệp hội Các nƣớc sản xuất Cao su thiên nhiên ANRPC , đồng thời thƣờng xuyên tham dự các hội nghị, hội thảo quan trọng của Tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG), Hiệp hội Cao su Trung Quốc…. Qua đó, ngành cao su nói chung và doanh nghiệp cao su Việt Nam nói riêng đƣợc thu nhận nhiều nguồn thông tin tin cậy, minh bạch để nghiên cứu thị trƣờng và có cơ hội tiếp xúc với nhiều khác hành tiềm năng.

Chính sách chung về xuất khẩu

Các thủ tục quản lý xuất nhập khẩu đƣợc thay đổi cơ bản, tất cả các doanh nghiệp có đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu, sau khi ký hợp đồng ngoại (xuất khẩu, nhập khẩu) đến thẳng hải quan cửa khẩu nơi trú đóng làm thủ tục thông quan hàng hóa (tờ khai hải quan, nộp thuế xuất nhập khẩu theo quy định,v.v… , riêng các loại hàng hóa xuất nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc phải có giấy phép (có quy định riêng của chính phủ) thì phải kèm theo văn bản phân bổ hạn ngạch hoặc giấy phép của Bộ thƣơng ại.

Nhƣ vậy, chính sách ngoại thƣơng Việt Nam đã có chuyển biến mạnh mẽ và đúng hƣớng, xây dựng đƣợc nền kinh tế hƣớng mạnh đến xuất khẩu, tạo cho các doanh nghiệp có môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng cạnh tranh không chỉ ở thị trƣờng trong nƣớc mà còn ở thị trƣờng nƣớc ngoài.

Về chính sách riêng đối với cao su xuất khẩu

Cây cao su là cây trồng đƣợc đánh giá cao về tính bền vững trong hiệu quả và tác động tốt cho môi trƣờng. Ở các vùng dự kiến mở rộng diện tích đều đƣợc sự ủng hộ của các địa phƣơng. Ngoài những triển vọng nêu trên, Chính phủ Việt Nam đã có những định hƣớng nh m thúc đẩy sự phát triển của Ngành cao su. Theo quyết định phê duyệt chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của cả nƣớc đến năm 2020 và tầm nhìn 2025, thủ tƣớng chính phủ đã định hƣớng cây cao su nhƣ sau: “Tiếp tục trồng ở nới có đủ điều kiện, trồng tái canh những diện tích cao su già cỗi b ng các giống mới có năng suất cao. Đến năm 2020, hƣớng đến 2025 định hƣớng ở mức 700-900 nghìn ha”.

Quỹ bảo hiểm xuất khẩu cao su đƣợc thành lập nh m hỗ trợ cho các thành viên của Quỹ trong năm xuất khẩu cao su bị lỗ do mặt hàng mới, thị trƣờng mới, hoặc do giá cao su giảm đột ngột, gặp rủi ro trong quá trình xuất khẩu do các nguyên nhân khách quan. Quỹ còn hỗ trợ một phần lãi suất vay vốn để tạm trữ cao su chờ xuất khẩu, tổ chức các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, cho hội viên vay ngắn và trung hạn để tái đầu tƣ, mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị công nghệ chế biến cao su.

Cao su tự nhiên là đối tƣợng hàng hóa đƣợc miễn kiểm khi làm thủ tục thông quan xuất khẩu theo Thông tƣ số 111/2014/TT-BTC sửa đổi của Bộ Tài chính ban hành quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan.

Cao su tự nhiên là mặt hàng được hưởng ưu đãi về thuế

Thuế xuất khẩu: Ngày 18/08/2014, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ số 111/2014/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng cao su thuộc nhóm 40.01, 40.02, 40.05 quy định tại Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Thông tƣ số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013. Theo đó, kể từ ngày 02/10/2014, các mặt hàng cao su tự nhiên, nhựa cây balata, nhựa két, nhựa cây cúc cao su, nhựa

cây họ sacolasea và các loại nhựa tự nhiên tƣơng tự, ở dạng nguyên sinh hoặc dạng tấm, lá hoặc dải; Cao su tổng hợp và các chất thay thế cao su dẫn xuất từ dầu, ở dạng nguyên sinh hoặc dạng tấm, lá hoặc dải; hỗn hợp của một sản phẩm bất kỳ của nhóm 40.01 với một sản phẩm bất kỳ của nhóm này, ở dạng nguyên sinh hoặc dạng tấm, lá hoặc dải; Cao su hỗn hợp, chƣa lƣu hóa, ở dạng nguyên sinh hoặc dạng tấm, lá hoặc dải sẽ đƣợc áp mức thuế là 0%; thay vì 1% nhƣ trƣớc đây.

Nhƣ vậy, tất cả các mặt hàng cao su thiên nhiên sơ chế đều có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0%, tạo điều kiện kịp thời tháo gỡ khó khăn cho ngành cao su, tăng tính cạnh tranh về giá trong tình hình giá sụt giảm mạnh trên thị trƣờng thế giới vì cung đang vƣợt cầu, tạo sự bình đẳng giữa các mặt hàng cao su xuất khẩu và khuyến khích doanh nghiệp đa dạng hóa các chủng loại cao su thiên nhiên xuất khẩu Cơ quan ban ngành: Nhà nƣớc có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển bền vững cây cao su. Nhà nƣớc nên quy hoạch vùng phù hợp để trồng cao su, chuyển đổi đất lâm nghiệp sang trồng phải có sự kiểm tra chặt chẽ, tuyên truyền về giống cây cao su và giới thiệu các cơ sở bán giống cây đã đƣợc xác nhận của cơ quan ban ngành, Nhà nƣớc nên hình thành ban quản lý cao su. Ban này có trách nhiệm hỗ trợ nông dân trồng cao su khi bị ảnh hƣởng bởi thiên tai, lũ lụt; hƣớng dẫn hỗ trợ vay vốn ngân hàng, hƣơng dẫn tập huấn và tuyên truyền các quy định về cao su mới của nhà nƣớc…Việc hình thành ban quản lý phụ trách trực tiếp sẽ giảm thiểu gánh nặng cho các sở, ngƣời nông dân trồng và các công ty cao su có thể liên hệ thông qua ban, ban này đứng ra liên kết ngƣời nông dân với công ty cao su chế biến và xuất khẩu. Đồng thời, đứng ra tổ chức các dự án phát triển cao su nhà nƣớc, hỗ trợ vay vốn và đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp thu mua.

Chính sách về thuế Giá trị gia tăng đƣợc bổ sung, sửa đổi theo Luật số 106/2016/QH13 06/4/2016 đã tạo cơ chế thông thoáng giúp đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông thủy sản sơ chế. Với Luật sửa đổi này, các doanh nghiệp mua nông sản để xuất khẩu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT, nhờ vậy, đã tiết kiệm đƣợc chi phí, nhân lực trong khâu nộp thuế và hoàn thuế, đồng thời, giảm đƣợc nạn gian lận làm thất thoát ngân sách nhà nƣớc.

Ảnh hƣởng tích cực từ việc chính sách tỷ giá ngân hàng: Giai đoạn 2016- 2018, Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) công bố điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên

ngân hàng giữa VND /USD từ 23.050 lên mức xấp xỉ 23.462. Với chính sách này đã làm cho gi hàng hoá trong nƣớc rẻ hơn so với giá hàng hoá nƣớc ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu. Xuất khẩu cao su cũng đƣợc hƣởng lợi từ chính sách này. Giá bán tăng kết hợp với lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá giúp hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu cao su đều hoàn thành kế hoạch kinh doanh trong giai đoạn này.

Ngoài ra, giai đoạn từ 2011 trở lại đây, Nhà nƣớc đã chú trọng đầu tƣ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vùng Tây Nguyên, với tổng nguồn vốn đầu tƣ lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng. Nhiều công trình giao thông trọng yếu đã đƣợc đầu tƣ hoàn thành làm thay đổi bộ mặt của vùng nhƣ đƣờng Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên (Quốc lộ 14), Quốc lộ 19, 20, 28…Nhờ phát triển mạng lƣới giao thông nên thời gian đi lại giữa các tỉnh ngày càng rút ngắn, ngƣời dân đi lại thuận tiện, an toàn, chi phí vận tải giảm góp phần gia tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

2.3.2. Các hoạt động hỗ trợ của Chính quyền địa phương

Để phát triển bền vững cao su Tây Nguyên chính quyền địa phƣơng khu vực Tây Nguyên đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhƣ:

-Khâu cung cấp yếu tố đầu vào:

+ Giống: Hiện nay, nhiều giống đã trồng trên Tây Nguyên đã không phù hợp, năng suất thấp, vì thế cần tuyên truyền ngƣời dân về giống mới, tổ chức tập huấn về giống. Sở nông nghiệp cần hƣớng dẫn ngƣời dân về chọn giống, kiểm tra có đơn vị bán giống trên địa bàn.

+ Các yếu tố khác nhƣ thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy bơm…Cũng cần có sự kiểm tra chặt chẽ của cơ quan ban ngành, góp phần giảm hàng giả, ảnh hƣởng đến năng suất cao su, tổ chức tập huấn về chăm sóc cao su.

-Khâu sản xuất nông nghiệp tức là các hộ trồng cao su:

Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật lấy mũ, cách chăm sóc và trồng cao su, hƣớng dẫn xử lý khi cao su bị bệnh, hƣớng dẫn đo độ mủ cho chính xác, tuyên truyền về các chính sách, quy định nhà nƣớc về cao su.

Đối với vùng có diện tích cao đã già, cần có biện pháp xử lý, hỗ trợ tái canh cây cao su đối với vƣờn già cổi nhƣ hỗ trợ về vốn để mua giống mới và thu mua gỗ cao su của ngƣời dân, điều này sẽ góp phần hỗ trợ thu nhập cho ngƣời dân.

Nhìn chung, chính quyền các địa phƣơng hiện mới chú trọng các biện pháp mở rộng và hỗ trợ ngƣời dân trồng cao su mà chƣa có những chính sách cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển thị trƣờng xuất khẩu cho mặt hàng này.

2.2.3 Hoạt động của các Tổ chức hỗ trợ:

Hiệp hội Cao su Việt Nam Hiệp hội là một tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân của Việt Nam hoạt động trong ngành cao su hoặc có liên quan đến ngành cao su nh m đoàn kết, hỗ trợ phát triển và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của Hội viên, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nƣớc, bảo vệ môi trƣờng và thúc đẩy quan hệ quốc tế về ngành cao su.

Hiệp hội bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2004. Đến cuối năm 2018, Hiệp hội có 125 Hội viên gồm doanh nghiệp và tổ chức nhà nƣớc, tƣ nhân, cổ phần, liên doanh và có vốn nƣớc ngoài, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu, tài chính, nghiên cứu, đào tạo, hỗ trợ và dịch vụ liên quan đến ngành cao su Việt Nam.

Hiệp hội hiện là Hội viên của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI , Hiệp hội Cao su quốc tế IRA , Hội đồng Doanh nghiệp Cao su Đông Nam Á ARBC . Ngoài ra, Hiệp hội cũng là Hội viên liên kết của Tổ chức Nghiên cứu Cao su quốc tế IRSG , cộng tác viên của Hiệp hội Các nƣớc sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC).

Năm 2006, Hiệp hội đã thành lập Quỹ Bảo hiểm xuất khẩu cao su Quỹ nh m hỗ trợ tài chính kịp thời cho Thành viên Quỹ khi gặp rủi ro trong xuất khẩu, sản xuất cao su; thúc đẩy các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại cho Hội viên và hoạt động phát triển của Hiệp hội. Quỹ do các Hội viên tự nguyện tham gia và đóng góp kinh phí với mức không quá 1% doanh thu xuất khẩu.

Từ năm 2015, Hiệp hội đã triển khai Đề án Xây dựng và phát triển Thƣơng hiệu ngành cao su Việt Nam trên cơ sở pháp lý của Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam / Viet Nam Rubber”. Hiệp hội đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu thành công trong nƣớc và tại một số thị trƣờng xuất khẩu trọng điểm. Trong ba năm 2016, 2017 và 2018, Hiệp hội đã triển khai cấp quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận cho 13 Hội viên để gắn trên 62 sản phẩm của 24 nhà máy đáp ứng các tiêu chí của Hiệp hội.

Năm 2016, Hiệp hội Cao su Việt Nam đã đƣợc phê duyệt 03 chƣơng trình gồm xúc tiến thƣơng mại ngành cao su: 1 chƣơng trình tổ chức Hội nghị quốc tế về ngành hàng cao su xuất khẩu, 2 chƣơng trình mua thông tin thƣơng mại ngành cao su, 3 chƣơng trình Khảo sát thị trƣờng cao su Nhật Bản với tổng số kinh phí của 03 chƣơng trình là 912 triệu đồng.

Tại Hội nghị quốc tế về ngành hàng cao su xuất khẩu và Họp mặt Doanh nhân Cao su Việt Nam năm 2016, Hiệp hội đã kết hợp tổ chức Lễ Công bố và trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam / Viet Nam Rubber”. Qua quá trình xem xét, đánh giá hồ sơ, thẩm định thực địa của Tổ Chuyên gia tại các nhà máy về chất lƣợng sản phẩm cũng nhƣ các tiêu chí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp về: bảo vệ môi trƣờng, nghĩa vụ thuế, bảo hiểm xã hội, áp dụng tốt các hệ thống quản lý theo ISO, báo cáo tài chính hàng năm đƣợc kiểm toán rõ ràng, minh bạch… và quá trình soát xét, chấm điểm nghiêm ngặt của Hội đồng Thẩm định, Hiệp hội đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận “Cao su Việt Nam / Viet Nam Rubber” đợt 1 cho các sản phẩm của doanh nghiệp Hội viên, trong đó có , Công ty TNHH TV Cao su Đắk Lắk đã đạt các tiêu chí theo Quy trình thẩm định của Hiệp hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu cho mặt hàng cao su tại khu vực tây nguyên (Trang 50)