Các quan điểm phát triển thị trƣờng xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu cho mặt hàng cao su tại khu vực tây nguyên (Trang 72)

Quan điểm thứ nhất

Việc phát triển công tác xuất khẩu của mặt hàng cao su tại khu vực Tây Nguyên phải gắn liền với việc thực hiện các đƣờng lối chính sách phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc thời kỳ 2020 – 2030. Cụ thể là:

Tiếp tục mở rộng hoạt động ngoại thƣơng theo hƣớng đa dạng hóa, đa phƣơng hoá, tích cực hội nhập nền kinh tế thế giới và khu vực, chấp nhận cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế để phát triển.

Đối với Khu vực Tây Nguyên, đây là một cơ hội tốt để mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm và học hỏi kinh nghiệm về tổ chức, quản lý, công nghệ

kỹ thuật tiên tiến, tiếp nhận vốn đầu tƣ, máy móc hiện đại, đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng.

Tuy nhiên, do mới chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trƣờng, trình độ nhận thức và quản lý còn kém, quy mô sản xuất và cơ chế điều hành chƣa hợp lý nên sức mạnh cạnh tranh của các tỉnh trong khu vực nói riêng và Khu vực Tây Nguyên nói chung còn thấp. Trƣớc yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực, yếu điểm này cũng là một trở ngại, khó khăn thách thức lớn, đòi hỏi Khu vực Tây Nguyên cần phải khắc phục vƣợt qua.

Về biện pháp thực hiện, chính quyền địa phƣơng phối hợp cùng Doanh nghiệp xuất khẩu cao su khu vực Tây Nguyên cần tập trung xây dựng một chiến lƣợc phát triển phù hợp với xu thế hội nhập, đồng thời gắn với việc điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất và sản phẩm theo hƣớng phát huy tối đa các nguồn lực, các lợi thế so sánh. Hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, tiến tới hạ giá thành sản xuất, chấp nhận cạnh tranh bình đẳng với các nƣớc sản xuất cao su thiên nhiên trong khu vực.

Quan điển thứ hai

Phát triển thị trƣờng xuất khẩu cao su của khu vực Tây Nguyên phải đồng thời với việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo định hƣớng công nghiệp hóa và hiện đại hoá nền kinh tế trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội đến năm 2030 của Đảng và Nhà nƣớc.

Theo quan điểm này, để đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động phát triển thị trƣờng xuất khẩu cao su, ngoài việc chuyển đổi cơ cấu sản phẩm hàng hóa, chính quyền địa phƣơng và các cùng Doanh nghiệp xuất khẩu cao su khu vực Tây Nguyên phải nghiên cứu chuyển đổi phƣơng hƣớng đầu tƣ, giảm dần việc xuất khẩu nguyên liệu cao su sang sản xuất các sản phẩm cao su công nghiệp có giá trị kinh tế cao hơn, thay thế hàng nhập khẩu đắt tiền.

Quan điểm thứ ba

Cần xác định rõ vai trò, vị trí chủ đạo của kinh tế quốc doanh trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của ngành cao su Việt Nam, trong đó các doanh nghiệp thuộc Khu vực Tây Nguyên nắm vai trò chủ đạo chi phối.

Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong định hƣớng phát triển công tác phát triển thị trƣờng xuất khẩu cao su của Khu vực Tây Nguyên. Nếu giải quyết tốt, ngành xuất khẩu cao su khu vực Tây Nguyên sẽ có đầy đủ điều kiện để tiếp cận và thâm nhập vào thị trƣờng xuất khẩu cao su thế giới và khu vực với tƣ cách là một doanh nghiệp lớn, quyết định đến tốc độ phát triển diện tích, năng suất, sản lƣợng, chất lƣợng, hoạch định thị trƣờng tiêu thụ của toàn ngành.

Mặt khác, quan điểm này cũng đòi hỏi ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, chính quyền địa phƣơng khu vực Tây Nguyên còn phải có vai trò hỗ trợ, khuyến khích, giúp đỡ các thành phần kinh tế khác phát triển thông qua công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật, cung cấp giống mới, chế biến nông nghiệp,v.v… và các dịch vụ khác.

Ngoài ra, với vai trò chủ đạo, xuất khẩu cao su khu vực Tây Nguyên còn có thể giúp đỡ các địa phƣơng đầu tƣ phát triển kinh tế xã hội ở các vùng sâu, vùng xa trong chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trƣờng.

Quan điểm thứ tư

Phát triển thị trƣờng xuất khẩu cao su phải đảm bảo kế thừa và phát huy tốt các thành tựu đã đạt đƣợc trong hơn 20 năm đổi mới của ngành cao su, đồng thời huy động đƣợc tối đa các nguồn nội lực trong nƣớc để phát triển.

Từ một ngành sản xuất mang tính chất nông nghiệp, có truyền thống lịch sử lâu đời, chỉ trong một thời gian ngắn thực hiện việc chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc, Các doanh nghiệp xuất khẩu cao su khu vực Tây Nguyên đã có những bƣớc phát triển nhanh chóng, vững chắc, đạt đƣợc nhiều thành tích trên tất cả các lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất và thƣơng mại xuất nhập khẩu. Vì thế, các giải pháp phát triển thị trƣờng xuất khẩu cao su phải kế thừa và phát huy đƣợc các thành tích, kinh nghiệm đã đạt đƣợc, đồng thời phải nghiêm túc đánh giá phân tích, đề ra biện pháp khắc phục các nhƣợc điểm tồn tại, để phát triển nhanh, mạnh, đúng hƣớng.

Ngành cao su Việt Nam là một ngành sản xuất công nông nghiệp có nhiều lợi thế và tiềm năng lớn nhƣng do chƣa đƣợc đầu tƣ, khai thác đúng mức nên chƣa gặt hái đƣợc những kết quả tƣơng xứng. Các giải pháp phát triển thị trƣờng xuất

khẩu phải đảm bảo sử dụng và phát huy đầy đủ các tiềm năng này, đặc biệt là các nội lực nhƣ đất đai, nhà xƣởng, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật, máy móc thiết bị,v.v… mà ngành cao su khu vực Tây Nguyên hiện có.

Quan điểm thứ 5

Phát triển thị trƣờng xuất khẩu cao su phải gắn liền với một chiến lƣợc về xây dựng đào tạo nguồn nhân lực, trên cơ sở đó cải cách chế độ tiền lƣơng, thƣởng, bảo hiểm, phúc lợi, nâng cao đời sống cho tập thể ngƣời lao động trong ngành cao su.

Xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực từ những ngƣời làm công tác quản trị doanh nghiệp, đến đội ngũ công nhân có tay nghề cao theo yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh là một biện pháp có ý nghĩa quyết định đến sự thành công trong công cuộc đổi mới nền kinh tế, đảm bảo tốc độ tăng trƣởng cao, liên tục, đồng thời nâng cao lợi thế cạnh tranh của mặt hàng cao su khu vực Tây Nguyên trên thƣơng trƣờng.

Để phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, hƣớng đến hội nhập, các doanh nghiệp xuất khẩu cao su khu vực Tây Nguyên cần phải có chƣơng trình huấn luyện đào tạo lại toàn bộ đội ngũ các bộ quản lý, nghiệp vụ, kỹ thuật,v.v…, xây dựng đội ngũ công nhân lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao. Song song đó, phải xây dựng quy chế tuyển dụng mới, chế độ đãi ngộ thích hợp nh m khuyến khích, động viên ngƣời lao động hăng hái, say mê làm việc, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

3.2.2. Định hướng phát triển thị trường xuất khẩu mặt hàng cao su tại khu vực Tây Nguyên

Việt Nam là nƣớc đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu cao su và đứng thứ 5 về diện tích và sản lƣợng. Việt Nam có những ƣu thế khá lớn trong việc trồng và xuất khẩu bởi nƣớc ta là nƣớc có khí hậu khá phù hợp cho trồng loại cây này, cũng nhƣ quỹ đất cho cây cao su khá nhiều. Năng suất khai thác mủ của Việt Nam khá cao và đang tăng lên hàng năm. Tuy nhiên mặc dù Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu cao su nhƣng các nhà nhập khẩu thƣờng ƣu tiên lựa chọn nguồn hàng từ Malaysia, Indonesia, Thái Lan,v.v… xem nguồn hàng từ Việt Nam nhƣ giải pháp tình thế do chất lƣợng không ổn định, dẫn đến sức cạnh tranh kém. Điều này khiến

mỗi tấn cao su xuất khẩu có khi phải chấp nhận mức giá thấp hơn giá thị trƣờng, thậm chí có thời điểm thấp hơn tới 50%.

Chính phủ đặt ra mục tiêu cho xuất khẩu cao su Việt Nam, năm 2019 kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD, đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD. Việc gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO đã mang lại những ảnh hƣởng tích cực và tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu các sản phẩm cao su của Việt Nam. Gia nhập WTO và tham gia các hiệp định song phƣơng và đa phƣơng, Việt Nam sẽ đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế khi xuất khẩu sang nhiều nƣớc và có nhiều cơ hội tốt để thu hút đầu tƣ, chuyển giao công nghệ từ các nƣớc phát triển. Các doanh nghiệp sản xuất cao su của Việt Nam sẽ có cơ hội hợp tác với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài xây dựng các nhà máy chế biến cao su để có thể sản xuất cao su có giá trị cao, tạo điều kiện chuyển đổi thị trƣờng. Đầu tƣ vào Việt Nam đang phát triển mạnh sẽ làm tăng giá trị cho ngành cao su, giảm tỉ lệ xuất khẩu cao su nguyên liệu thô và thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm cao su có giá trị kinh tế cao.

Giai đoạn 2013-2018, vùng kinh tế Tây Nguyên đã đạt đƣợc những kết quả tích cực, tốc độ tăng trƣởng đạt khá và tăng cao qua các năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hƣớng tích cực, phát triển mạnh một số ngành, lĩnh vực quan trọng. Hạ tầng kinh tế - xã hội đƣợc quan tâm đầu tƣ, có cải thiện đáng kể trong thời gian qua, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội và thuận lợi cho đời sống nhân dân trong vùng. Thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân đƣợc nâng lên, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội trong vùng, cải thiện vị trí của Tây Nguyên trong nền kinh tế và trong tiến trình phát triển của đất nƣớc.

Riêng với ngành cao su xuất khẩu, các Doanh nghiệp tại Tây Nguyên cần phải đa dạng hoá sản phẩm, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô, phát triển chế biến sản xuất, thay đổi cơ cấu ngành hàng nh m đáp ứng nhu cầu của các thị trƣờng nhƣ EU, Bắc Mỹ và giảm phụ thuộc vào thị trƣờng Trung Quốc. Nhƣ chúng ta đều biết, các sản phẩm xuất khẩu hiện vẫn chủ yếu là các sản phẩm cao su tự nhiên hầu hết là các sản phẩm thô, chất lƣợng thấp. Cao su xuất khẩu chủ yếu là các loại SVR L, 5, 3L là những loại ít đƣợc ƣa chuộng trên thị trƣờng, chủ yếu đƣợc xuất sang thị trƣờng Trung Quốc, một thị trƣờng không đòi hỏi nhiều về chất lƣợng cao su. Trong khi đó

một số dòng sản phẩm các nƣớc khác có nhu cầu nhƣ RSS, SVR 10, SVR 20 thì lƣợng xuất khẩu của nƣớc ta còn có phần hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thế giới. Trƣớc tình trạng đó các doanh nghiệp cao su xuất khẩu tại khu vực Tây Nguyên cần phải có những biện pháp về kĩ thuật trồng, thu hoạch cũng nhƣ chế biến cao su để từng bƣớc nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng của các nhà nhập khẩu các nƣớc.Trong bối cảnh hội nhập, đặc biệt là Việt Nam đã gia nhập WTO, cơ hội nhiều nhƣng môi trƣờng cạnh tranh càng khốc liêt hơn thì chúng ta cần nắm thế chủ động hơn. B ng cách tăng chất lƣợng sản phẩm cao su tự nhiên, Việt Nam có thể xuất sang các nƣớc khác với tỷ trọng nhiều hơn, cân đối tỷ trọng các thị trƣờng. Một số thị trƣờng tìm năng nhƣ Ấn Độ, Đức, hay Mỹ…

Trƣớc bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, khủng hoảng nợ công ở châu Âu, cấu trúc thị trƣờng sẽ có sự thay đổi theo đặc điểm phát triển và tính chất tăng trƣởng, do đó để phát triển xuất khẩu, Ngành cao su Việt Nam và cao su Tây Nguyên cần phải tái cấu trúc lại các sản phẩm và thị trƣờng. Đây là giải pháp căn bản để đối phó với thị trƣờng của một Ngành cao su thực tế đã hội nhập quốc tế nhiều năm qua. Để tạo ra cơ cấu mới phù hợp với cấu trúc toàn diện thị trƣờng nội địa và xuất khẩu, thị trƣờng theo cơ cấu mặt hàng và thị trƣờng theo nhu cầu nhập khẩu của các nƣớc. Xu hƣớng tái cấu trúc phát triển thị trƣờng phải lấy hiệu quả kinh tế làm trung tâm với đòn bẩy quyết định là công nghệ tiên tiến.

Trong xuất khẩu, cao su Tây Nguyên cần phải tăng giá trị gia tăng, với cơ cấu mặt hàng mới nh m giảm lệ thuộc vào thị trƣờng Trung Quốc, hƣớng tới các thị trƣờng có giá trị gia tăng cao nhƣ ỹ, Nhật Bản và các nƣớc châu Âu, hạn chế xuất khẩu thô. Trong giải pháp thị trƣờng, một trong những cân đối quyết định sự phát triển bền vững là chính sách quy hoạch phát triển toàn diện ngành để có chiến lƣợc cung ứng bền vững.

3.3. Một số giải pháp phát triển thị trƣờng xuất khẩu mặt hàng cao su tại khu vực Tây Nguyên vực Tây Nguyên

3.3.1 Các giải pháp của Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng và các tổ chức hỗ trợ trợ

Cải cách thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí, loại bỏ những nút thắt, rào cản đối với xuất khẩu

Nhà nƣớc yêu cầu các Bộ, ban, ngành nghiên cứu, đề xuất hƣớng xử lý đối với các quy định về hoàn thuế VAT đối với hàng xuất khẩu dựa trên tỷ trọng tài nguyên. Ban hành các quy định về ƣu đãi thuế thu nhập của doanh nghiệp chế biến lâm sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo hƣớng có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp chế biến lâm sản tƣơng tự nhƣ đối với doanh nghiệp nông sản đặc biệt là mặt hàng cao su xuất khẩu tại Khu vực Tây Nguyên.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét khả năng cho phép nhập khẩu đối với các loại máy móc, thiết bị chế biến gỗ đã qua sử dụng nhiều năm nhƣng vẫn có giá trị sử dụng cao để giúp ngành chế biến gỗ xuất khẩu tiếp tục hạ giá thành. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thúc đẩy việc triển khai Cơ chế Một cửa Quốc gia, Cơ chế Một cửa ASEAN; rà soát, áp mã HS cho toàn bộ danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc diện quản lý và kiểm tra chuyên ngành nh m nâng cao tính minh bạch và hỗ trợ doanh nghiệp giảm bớt thời gian làm thủ tục xuất nhập khẩu.

Nhà nƣớc cũng cần thực hiện các biện pháp tăng cƣờng thông tin thị trƣờng giúp định hƣớng ngành xuất khẩu cao su nhƣ: yêu cầu các Bộ liên quan phát hành Báo cáo đánh giá thị trƣờng nông, thủy sản, trong đó đƣa ra những thông tin, dự báo và đánh giá về tình hình cung cầu, giá cả, thị trƣờng của một số nông, thủy sản xuất khẩu chính để doanh nghiệp và ngƣời dân có thông tin định hƣớng cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu.

Chính phủ yêu cầu bộ NNo và PTNT đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trƣờng, nâng cao chất lƣợng, đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm; tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp có thế mạnh nhƣ cao su.

Về khuyến khích đầu tư:

Hiện nay, các mặt hàng nông sản Việt Nam trong đó có cao su, chủ yếu đƣợc xuất khẩu dƣới dạng thô và sơ chế. Điều này, có nghĩa là chúng ta đã để mất một

khoản ngoại tệ cho đất nƣớc. Để nâng cao hiệu quả và đủ sức cạnh tranh về mặt hàng nông sản nói chung và sản phẩm cao su nói riêng thì nhà nƣớc cần có chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu cho mặt hàng cao su tại khu vực tây nguyên (Trang 72)