Dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ logistic tại một số nước châu á thái bình dương và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 25 - 26)

Khác với thuật ngữ “logistics”, thuật ngữ “dịch vụ logistics” chưa được đề cập nhiều đến trong các tài liệu trên thế giới. Ở Việt Nam, định nghĩa về dịch vụ logistics được quy định ở điều 233 Luật Thương Mại 2005: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.” Luật thương mại 2005 coi dịch vụ logistics gần như tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa, những người kinh doanh cung cấp một trong các dịch vụ như nhận hàng, vận chuyển, làm thủ tục hải quan thì đều được coi là nhà cung cấp dịch vụ logistics. Dịch vụ logistics theo cách định nghĩa này có bản chất là một hoạt động tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ. Theo đó, dịch vụ logistics mang nhiều yếu tố vận tải, người cung cấp dịch vụ logistics theo khái niệm này không có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức (MTO) (Đ. T. H. Vân, 2010). Nếu cho rằng một doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh bất kỳ một trong nhiều công việc trên thì đều được xem là đã kinh doanh dịch vụ logistics thì sẽ dẫn đến hệ quả là doanh nghiệp chỉ cần kinh doanh bất kỳ dịch vụ vận chuyển, lưu kho, làm thủ tục hải quan… trên nguyên tắc cũng bị xem là họ kinh doanh dịch vụ logistics và phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh mà pháp luật đặt ra đối với việc kinh doanh dịch vụ logistics.

Dịch vụ logistics ở đây phải được hiểu là một dịch vụ liên hoàn của nhiều dịch vụ, các dịch vụ này thuộc các giai đoạn từ tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Theo đó, dịch vụ logistics gắn liền với cả giai đoạn nhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và

đưa vào các kênh lưu thông, phân phối (L. H. Tiệm, 2011). Qua việc phân biệt dịch vụ logistics với các dịch vụ giao nhận, vận tải ta cũng phân định được rõ ràng giữa các nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuê hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý với một nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận toàn bộ các khâu trong quá trình hình thành và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ logistic tại một số nước châu á thái bình dương và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)