Người tiêu dùng dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ logistic tại một số nước châu á thái bình dương và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 28 - 29)

Để đáp ứng nhu cầu cung ứng nguyên vật liệu, phân phối sản phẩm người ta luôn phải tự cân nhắc: tự làm hay đi mua dịch vụ và mua của ai. Toàn cầu hoá nền kinh tế ngày càng sâu rộng thì tính cạnh tranh lại càng gay gắt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Để tối ưu hoá, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp, nếu như trước đây, các chủ sở hữu hàng hóa lớn thường tự mình đứng ra tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân, thì giờ đây việc đi thuê các dịch vụ logistics ở bên ngoài trở nên phổ biến (A. T. T. Nhàn, 2015). Trên nguyên tắc, tất cả các chủ hàng khi có nhu cầu đối với một hay nhiều dịch vụ logistics nào đó cho hàng hoá của mình thì đều có thể trở thành khách hàng của các nhà cung cấp dịch vụ logistics. Chủ hàng ở đây được hiểu theo nghĩa rộng chứ không chỉ theo nghĩa sở hữu, bao gồm các chủ thể sau: các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa (manufacturers); các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu (suppliers); các nhà bán buôn (wholesalers); những người bán lẻ (retailers); người gửi hàng (consignors); người nhận hàng (consignees).

Nếu phân chia theo nhóm các dịch vụ logistics chủ yếu được tiêu dùng thì sẽ tồn tại 3 nhóm khách hàng chính sử dụng dịch vụ logistics, đó là: các nhà sản xuất mua dịch vụ logistics đầu vào, các nhà phân phối mua dịch vụ logistics đầu ra, và bản thân các nhà cung cấp dịch vụ logistics khác (Kumar P., 2016). Một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics cũng có thể là khách hàng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khác một khi doanh nghiệp này không đủ khả năng cung cấp dịch vụ cho khách hàng chính, người chủ sở hữu hàng hoá thực sự. Trong xu thế toàn cầu hoá và phân công lao động quốc tế hiện nay, khách hàng chính của dịch vụ logistics thường là các công ty đa quốc gia. Các tập đoàn này có các chi nhánh, các cơ sở sản xuất, cung ứng và dịch vụ đặt ở nhiều nơi, nhiều quốc gia khác nhau, do đó họ nhất thiết phải áp dụng “hệ thống logistics toàn cầu” để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh

đạt hiệu quả cao, khắc phục ảnh hưởng của các yếu tố cự ly, thời gian và chi phí sản xuất. Các công ty đa quốc gia có xu hướng giao trọn gói cho các công ty logistics thiết kế và cung cấp toàn bộ dây chuyền cung ứng nguyên vật liệu và phân phối hàng hoá cho công ty của họ (Spring M., 2007). Các công ty này đôi khi không quan trọng về giá cả từng dịch vụ riêng lẻ, nếu cả dây chuyền logistics có thể làm giảm chi phí thì họ sẵn sàng chấp thuận. Các công ty này thường có thể bỏ chi phí lớn cho dịch vụ logistics, chấp thuận giá cao nhưng chất lượng dịch vụ phải tốt. Điều này đòi hỏi các công ty giao nhận phải có uy tín và năng lực thực sự trong lĩnh vực logistics.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ logistic tại một số nước châu á thái bình dương và bài học kinh nghiệm cho việt nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)