Một là, Chính phủ có chính sách và biện pháp thúc đẩy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistic.
Hoạt động logistics, đối với doanh nghiệp, được coi như một nghệ thuật sắp xếp, điều phối các yếu tố để đạt được mục đích có được thứ cần thiết tại đúng địa điểm, đúng thời gian với chi phí tối ưu. Vì lẽ đó, những cán bộ logistics là những “nghệ nhân” phải có trình độ rất cao, phải có hiểu biết sâu và rộng về nhiều lĩnh vực có liên quan đến tất cả các khâu, các hoạt động của logistics,phải có tố chất tính toán chiến lược cao độ,có năng lực sáng tạo, không theo lối mòn để tính toán, sắp xếp vận hành cả hệ thống nhằm lựa chọn được phương án tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Như vậy, nguồn nhân lực hoạt động logistics cần phải được trải qua đào tạo bài bản về
chuyên môn. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ logistics có trình độ cao là yêu cầu không thể thiếu để có thể phát triển ngành logistics nói riêng và phát triển nền kinh tế nói chung.
Song hiện nay, chỉ có một số công ty Logistics có vốn đầu tư nước ngoài là thành viên của các công ty đa quốc gia mới có các chương trình đào tạo nhân viên logistics dưới hình thức gửi nhân viên đi huấn luyện, đào tạo ở nước ngoài theo các chương trình đào tạo chuyên ngành của công ty mẹ. Còn các doanh nghiệp logistics nội địa Việt Nam thường không có chương trình đào tạo chuyên nghiệp cho nhân viên mà chỉ đơn thuần là người đi trước có kinh nghiệm truyền lại cho người đi sau. Vì thế Chính phủ có thể hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực logistics thông qua việc khuyến khích các trường đại học, cao đẳng, các Viện mở chương trình đào tạo chuyên sâu về Logistics; có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp,các trường, các Viện đẩy mạnh công tác đào tạo với nhiều hình thức linh hoạt; cấp kinh phí xây dựng các giáo trình Logistics chuẩn mực và cập nhật. Trước hết, một biện pháp thiết thực và trực tiếp tác động tới chất lượng đào tạo nguồn nhân lực logistics là nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của các giảng viên giảng dạy. Vì thế, trong chương trình cung cấp học bổng nhà nước, cần ưu tiên cho lĩnh vực đào tạo chuyên sâu về Logistics dành cho các giảng viên có thể tham dự các khóa đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ Logistics ở nước ngoàinhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ngành này tại Việt Nam.Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có thể thúc đẩycác thương hội, hiệp hội xúc tiến mở triển lãm về logistics, hội thảo về logistics nhằm tăng cường giao lưu, hợp tác và nâng cao chất lượng nhân lực logistics.
Hai là, Chính phủ cần quan tâm đến một số vấn đề có tác động gián tiếp tới sự phát triển logistics Việt Nam, cụ thể là:
- Ổn định an ninh chính trị và xã hội tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực logistics, đảm bảo sự ổn định về kinh tế, tiền tệ, tài chính;
- Tăng cường an ninh trên các tuyến quốc lộ, đảm bảo an toàn cho hoạt động vận tải đường bộ;Tăng cường hỗ trợ an ninh, an toàn vận tải biển, chống cướp biển và cứu hộ tàu thuyền;Tăng cường các biện pháp an ninh, an toàn cho kho bãi, các trạm trung chuyển, tránh xảy ra tình trạng mất trộm hàng hóa;
- Chống tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà trong việc quản lý hoạt động logistics, đặc biệt là xử lý triệt để tình trạng mãi lộ, cò mồi...;
- Hỗ trợ giúp các doanh nghiệp nhanh chóng thành lập Hiệp hội Logistics. Bước đầu, Chính phủ có thể hỗ trợ bằng cách cử các chuyên gia về logistics tham gia giúp Hiệp hội xây dựng cấu trúc, phương thức hoạt động trong thời gian đầu. Mục đích hoạt động của Hiệp hội chủ yếu là cung cấp những kiến thức cơ bản về logistics, những kinh nghiệm có được từ thực tiễn, chuẩn hóa các thủ tục kinh doanh cho hội viên, là cầu nối giữa doanh nghiệp với nhà nước trong việc đề ra các chính sách quy hoạch và phát triển ngành nghề; tư vấn cho doanh nghiệp về mặt luật pháp quốc tế, thông tin thị trường và khách hàng, bảo vệ hội viên khi gặp rào cản và tranh chấp trong thương mại quốc tế; giải quyết các tranh chấp không lành mạnh giữa các hội viên với nhau cũng như giữa các hội viên với các doanh nghiệp trong và ngoài nước; cùng nhau xây dựng chiến lược đào tạo nhân lực cho logistics. Nếu thực hiện tốt những vai trò nêu trên, Hiệp hội sẽ thu hút sự tham gia của ngày càng nhiều hội viên và chắc chắn sẽ có tác động tích cực đối với sự phát triển ngành Logistics ở Việt Nam.
- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục về Logistics trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức của người dân về Logistics, làm rõ vai trò của phát triển và nâng cao hiệu quả logistics trong sản xuất, kinh doanh hay lợi ích của việc thuê ngoài (outsourcing) dịch vụ logistics. Tất cả những điều đó góp phần gia tăng nhận thức về logistics và gia tăng hiệu quả logistics của nền kinh tế.
KẾT LUẬN
Sau khi tập trung nghiên cứu những lý luận chung, cơ bản về dịch vụ logistics và mô hình logistics quốc gia, cũng như tìm hiểu kinh nghiệm phát triển logistics của một số nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương để rút ra những bài học, đề xuất phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam, học viên đi đến một số kết luận như sau:
Một là, việc nghiên cứu về phát triển dịch vụ logistics và mô hình logistics quốc gia là cần thiết vì vai trò to lớn của logistics đối với sự phát triển nền kinh tế cũng như đối với từng doanh nghiệp. Logistics không chỉ có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, bán thành phẩm tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng mà còn là công cụ hữu hiệu để liên kết hoạt động của các mắt xích khác nhau trong chuỗi giá trị toàn cầu và là công cụ hỗ trợ cho các nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hai là, các quốc gia Singapore, Malaysia và Nhật Bản đã gặt hái được nhiều thành công trong quá trình phát triển dịch vụ logistics quốc gia. Nhật Bản và Singapore đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ phát triển dịch vụ logistics quốc gia cũng như mở rộng hoạt động logistics ra toàn cầu. Cả 3 quốc gia này đều đã xây dựng được hệ thống pháp lý chặt chẽ, hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển hoạt động logistics của các doanh nghiệp. Các quốc gia này cũng tập trung xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng kịp thời, đồng bộ với sự phát triển về hạ tầng dịch vụ logistics.
Ba là, phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam còn chậm, thiếu hiệu quả, chưa tương xứng với nguồn lực vốn có và chưa theo kịp các quốc gia khác trong khu vực. Đặc biệt, chi phí logistics vẫn còn chiếm tỷ trọng quá cao trong GDP. Nguyên nhân chủ yếu là do sự đầu tư thiếu đồng bộ của Chính phủ Việt Nam cho hạ tầng cơ sở, khung pháp lý và nguồn nhân lực trong lĩnh vực logistics.
Bốn là, từ kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics của các quốc gia Singapore, Malaysia và Nhật Bản, một số bài học đã được rút ra: (1) Lựa chọn phương hướng và lộ trình phát triển dựa trên điều kiện và năng lực kinh tế quốc gia, (2) Phát triển hạ
tầng cơ sở vật chất đi đôi với phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, (3) Xây dựng khung thể chế thuận lợi cho logistics, (4) Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển logistics, (5) Có kế hoạch đầu tư phát triển theo từng giai đoạn phù hợp có tính đến sự phát triển dài hạn, (6) Chính phủ cần nắm vai trò chủ đạo trong việc phát triển các nội dụng quan trọng liên quan đến sự phát triển logistics.
Năm là, để nhanh chóng phát triển logistics quốc gia, trên cơ sở những bài học kinh nghiệm phát triển logistics ở Singapore, Malaysia và Nhật Bản, luận văn đưa ra 4 nhóm đề xuất nhằm phát triển logistics ở Việt Nam dưới góc độ vĩ mô bao gồm: (1) Phát huy vai trò của Chính phủ (đổi mới tư duy, tăng cường vai trò của Chính phủ, lập kế hoạch, chuẩn bị nguồn lực con người và vật chất cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển logistics), (2) Phát triển hạ tầng cơ sở logistics (đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở về giao thông vận tải, đầu tư và khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin), (3) Xây dựng, điều chỉnh khung thể chế nhằm tạo lập môi trường cho logistics phát triển (xây dựng khung thể vĩ mô, hiện đại hóa hải quan và các thủ tục thông quan khác, ban hành chính sách ưu đãi để thúc đẩy đầu tư vào logistics) và các đề xuất khác liên quan phát triển nguồn nhân lực và tạo điều kiện gián tiếp hỗ trợ hoạt động logistics. Các đề xuất trên xoay quanh các vấn đề để phát triển cả 4 yếu tố cấu thành hệ thống logistics quốc gia. Với đặc trưng của ngành logistics và thực trạng phát triển logistics ở Việt Nam còn thấp thì vai trò của Chính phủ càng quan trọng trong việc thúc đẩy logistics quốc gia phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Vũ Thị Quế Anh, Phát triển Logistics ở một số nước Đông Nam Á – bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội 2014.
2. Lê Tấn Bửu; Trần Minh Chính & Đặng Nguyễn Tất Thành, Các tiêu chí cốt lõi ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Phát triển Kinh tế, Số 285/2014, tr. 111-128.
3. Kim Chi vs Châu Văn Thành, Đo lường phát triển và tăng trưởng kinh tế. Kinh tế học của sự phát triển. Thành phố HCM, 2011: Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, tr. 1-24.
4. Đặng Đình Đào, Phát triển dịch vụ logistics ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học vs Công nghệ Việt Nam, Số 6/2013, tr. 14-16.
5. Nguyễn Ngọc Hà, Phát triển dịch vụ logistics của Singapore và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, Tạp chí tài chính, Số 3/2015, tr. 71-72.
6. Nguyễn Thị Thu Hà, Nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại thông qua hoàn thiện hệ thống Logistics tại Việt Nam, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp,
11(136)/2014, tr. 38-41.
7. Quách Thị Hà, Kinh nghiệm phát triển dịch vụ cảng biển của một số nước trên thế giới, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, 32(1)/2016, tr. 73-79.
8. Nguyễn Xuân Hảo, Nhận diện các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của các dịch vụ logistics ở nước ta, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, 2011, tr. 291-304.
9. Hồ Thị Thu Hòa, Mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ logistics REPERIMP phù hợp với thực tế Việt Nam, Tạp chí Giao thông vận tải, Số 3/2014, tr. 49-52. 10. Hà Văn Hội, Phân tích chuỗi giá trị xuất khẩu dệt may Việt Nam, Tạp chí Khoa
học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Số 28/2012, tr. 49-59.
11. Nguyễn Hùng, Logistics Việt Nam bước qua thời kì non trẻ, Vietnam Logistics Review, Số 49/2011, tr. 8-10.
12. Nguyễn Hùng, Logistics Việt Nam 5 năm sau WTO, 2007-2012, Vietnam Shipper, Số 53/2012, tr. 19.
13. Đặng Thị Thu Hương, Phát triển các doanh nghiêp̣ Logistics ở nước ta, Tạp chí thông tin và dự báo KTXH, 54(6)/2010, tr. 25-26.
14. Trịnh Thị Thu Hương, Phát triển dịch vụ vận tải Việt Nam - Đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao Động, Hà Nội 2011.
15. Trần Sĩ Lâm và các tác giả, Kinh nghiệm phát triển trung tâm Logistics tại một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam, Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội 2012.
16. Trần Thị Hồng Nga, Kinh nghiệm quốc tế về quản lý, kinh doanh tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt, Tạp chí tài chính, 5(1)/2016, tr. 20-22.
17. An Thị Thanh Nhàn, Cải tiến hoạt động thuê ngoài dịch vụ logistics ở các doanh nghiệp, Tại chí Khoa học thương mại, Số 32/2009, tr. 28-39.
18. An Thị Thanh Nhàn, Giải pháp lựa chọn và quản lý nhà cung cấp dịch vụ thuê ngoài logistics tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, Tạp chí Khoa học thương mại, 2010, tr. 30-35.
19. An Thị Thanh Nhàn, Logistics - Ngành dịch vụ mới ở Việt Nam, Tạp chí Thuế nhà nước, Số 16/2010, tr. 30-32.
20. An Thị Thanh Nhàn, Phát triển các doanh nghiệp dịch vụ logistics tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Phát triển kinh tế, 2011, tr. 26-34.
21. Trần Như Quỳnh & Ông Nguyên Chương, Một số giải pháp phát triển khu vực dịch vụ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng, Số 11&12/2010, tr. 8-13.
22. Nguyễn Thanh Thủy, Ứng dụng công nghệ RFID trong quản lý Logistics cảng và khả năng phát triển ứng dụng tại các cảng Việt Nam, Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải, Số 29/2012, tr. 88-93.
23. Nhan Cẩm Trí, Một số vấn đề về pháp luật hải quan và dịch vụ Logistics của Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu (European Studies Review),
24. Đoàn Thị Hồng Vân & Phạm Mỹ Lệ, Phát triển Logistics - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, 8(18)/2013.
25. VCCI, Hồ sơ thị trường Malaysia, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam - Ban Quan hệ quốc tế, Hà Nội 2016.
26. VCCI, Hồ sơ thị trường Nhật Bản, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam - Ban Quan hệ quốc tế, Hà Nội 2016.
27. VCCI, Hồ sơ thị trường Singapore, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam - Ban Quan hệ quốc tế, Hà Nội 2016.
28. Đặng Công Xưởng, Đề xuất xây dựng trung tâm dịch vụ hậu cần cảng biển tại khu vực cảng biển Hải Phòng, Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải, số 28/2011.
Tài liệu Tiếng Anh
29. Andy C., 2006. The Impact of Third-Party Logistics Performance on the Logistics and Export Performance of Users: An Empirical Study. Maritime Economics & Logistics, 8(2), p. 121–139.
30. Brian S. & Elisabeth G., 2016. Container Transshipment and Logistics in the Context of Urban Economic Development. Growth Change - A Journal of Urban and Regional Policy, 47(3), pp. 406-415.
31. Catherine et al, 2014. The Impact of Information Technology on the Development of Supply Chain Competitive Advantage. Procedia - Social and Behavioral Sciences, 147(25), pp. 586-591.
32. Chen S. et al, 2016. Malaysian Container Seaport-Hinterland Connectivity: Status, Challenges and Strategies. The Asian Journal of Shipping and Logistics,
32(3), pp. 127-137.
33. Cheng T. et al, 2007. Developing an e-logistics system: a case study.
International Journal of Logistics Research and Applications, Volume 10, pp. 333-349.
34. Christian K., 2012. The Battle of Transhipment Hubs: PSA vs. PTP. In:
35. Christopher M., 1992. Logistics & Supply Chain Management. 1st ed. s.l.:FT Press.
36. Chung, Tae-won & Han, Jong-khil, 2013. Evaluating Competitiveness of Transshipment Cargo in Major Airports in Northeast Asia: Airport Branding.
The Asian Journal of Shipping and Logistics, 29(3), pp. 377-394.
37. Diana D. et al, 2014. Urban Logistics by Rail and Waterways in France and Japan. Procedia - Social and Behavioral Sciences, Volume 125, pp. 159-170. 38. Erik S. & Mats A., 2011. Logistics capabilities for sustainable competitive
advantage. International Journal of Logistics, 14(1), pp. 61-75.
39. Francesca P. et al, 2014. Packing problems in Transportation and Supply Chain: new problems and trends. Procedia - Social and Behavioral Sciences, pp. 672- 681.
40. Francesco P. et al, 2015. Trust development and horizontal collaboration in logistics: a theory based evolutionary framework. Supply Chain Management: An International Journal, 20(1), pp. 83-97.
41. Gyan B., 2014. Basics of Informed Logistics in Just-in-Time Production