Phân tích nội dung chính của đơn bảo hiểm

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH THƯƠNG VỤ MUA BÁN VẬN TẢI VÀ BẢO HIỂM QUỐC TẾ (Trang 29 - 32)

Tên chứng từ: ĐƠN BẢO HIỂM HÀNG HÓA / CARGO INSURANCE POLICY Người được bảo hiểm: CÔNG TY TNHH THÉP IPC SÀI GÒN

Theo điều kiện EXW, Incoterms 2010 không quy định bắt buộc bên nào mua bảo hiểm cho hàng hóa, tuy nhiên người nhập khẩu là người chịu trách nhiệm đối với hàng hóa từ xưởng của người bán, trên chặng vận tải chính. Lợi ích bảo hiểm được chuyển cho người nhập khẩu từ khi hàng hóa được xếp lên phương tiện tại cơ sở của người bán. Người nhập khẩu là người có lợi ích bảo hiểm, chịu trách nhiệm với rủi ro và tổn thất xảy ra với hàng hóa trong quá trình vận tải bằng đường biển. Công ty thép IPC muốn được bảo vệ về mặt tài chính khi rủi ro xảy ra trong quá trình vận chuyển trên biển nên Công ty thép IPC là người mua bảo hiểm cho hàng hóa.

Người thụ hưởng bảo hiểm CÔNG TY TNHH THÉP IPC SÀI GÒN Phương tiện vận chuyển: YM WARRANTY Vessel

Tàu có tên YM WARRANTY theo hợp đồng mua bán hàng hóa giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Tàu đảm bảo khả năng an toàn đi biển, các yêu cầu kỹ thuật và thích hợp với việc vận chuyển mặt hàng được bảo hiểm. Tàu 13 tuổi – dưới 30 tuổi.

Các thông tin liên quan tới vận chuyển

Số vận đơn: YNMG210126929 Ngày khởi hành: 24/04/2021

Vận chuyển từ: khu Tứ Xuyên, Quận Gia Định, Thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.

Nơi đến: Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Căn cứ vào vận đơn đường biển do người chuyên chở lập, ký và cấp cho người gửi hàng (người xuất khẩu). Khi nhận hàng, người nhập khẩu (công ty thép IPC) dùng vận đơn có nêu đích danh tên mình để nhận hàng.

Đối tượng bảo hiểm

Hàng hóa: GB 11253 301S cuộn thép không gỉ.

Đặc điểm kỹ thuật: SPCC cuộn thép không gỉ cán nguội 1,5mm x 1000mm Số lượng: 1200 MT

Giá EXW theo hợp đồng mua bán: 840.000 USD

Công ty thép IPC mua bảo hiểm cho lô hàng nhập khẩu theo điều kiện EXW với tổng giá trị theo hóa đơn thương mại là 840.000 USD . Lô hàng nhập khẩu là GB11253 301S cuộn thép không gỉ với số lượng 1200MT được ghi rõ trong hóa đơn thương mại do bên xuất khẩu lập và được hai bên đồng thuận.

Số hợp đồng thương mại: VID-2104118 NGÀY 30/11/2021 Các điều kiện, điều khoản bảo hiểm áp dụng

Theo yêu cầu của người được bảo hiểm, người bảo hiểm lựa chọn mua bảo hiểm theo điều kiện “B” (PVI – 2016) đối với mặt hàng thép đóng trong container. Theo đó, tỷ lệ phí bảo hiểm: 0,1%/ Tổng giá trị tham gia bảo hiểm.

Số tiền bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm, Phí bảo hiểm, Số tiền thanh toán

Số tiền bảo hiểm: USD 840.000 Tỷ lệ phí bảo hiểm: 0,1% Phí bảo hiểm: USD 8.400

Số tiền thanh toán: USD 848.400

Theo hóa đơn thương mại, giá trị thực tế của lô hàng tại thời điểm ký kết hợp đồng là 840.000USD . IPC mua bảo hiểm theo hình thức bảo hiểm ngang giá trị nên số tiền bảo hiểm bằng giá trị thực tế của hàng hóa (840.000 USD).

Phí bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm = 840.000x0,1%=8.400USD

Số tiền thanh toán = 848.400 USD

Cơ quan giám định tổn thất: CÔNG TY VINACONTROL

Công ty bảo hiểm nằm ở nước nhập khẩu, có thể chỉ định một bên thứ ba hoặc cử chuyên viên giám định của công ty để giám định tổn thất. Trường hợp này, PVI có đội ngũ chuyên viên giám định nên đưa ra phương án tự mình giám định tổn thất.

Cơ quan giải quyết bồi thường: VIAC

Trong bảo hiểm hàng hóa, người bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất của đối tượng bảo hiểm do các rủi ro đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm theo quy định. Do đó, khi xảy ra tổn thất do rủi ro được bảo hiểm gây ra, PVI có trách nhiệm bồi thường cho công ty thép IPC theo tổn thất thực tế và điều kiện bảo hiểm đã thỏa thuận.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH THƯƠNG VỤ MUA BÁN VẬN TẢI VÀ BẢO HIỂM QUỐC TẾ (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w