Tổ chức giám định và bồi thường tổn thất

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH THƯƠNG VỤ MUA BÁN VẬN TẢI VÀ BẢO HIỂM QUỐC TẾ (Trang 47 - 49)

Tổ chức giám định

Bước 1: Nhận yêu cầu giám định

Khi nhận được thông báo về tổn thất và Giấy yêu cầu giám định của Người được bảo hiểm hoặc đại diện của người được bảo hiểm, PJICO hoặc đại diện của PJICO tại nơi gần nhất sẽ tiến hành giám định và hỗ trợ kịp thời.

Bước 2: Thực hiện giám định

Việc giám định có thể do PJICO tự giám định hoặc thuê các công ty giám định chuyên nghiệp tùy theo mức độ nghiêm trọng của sự việc. Các giấy tờ có liên quan: + Giấy chứng nhận bảo hiểm/Đơn bảo hiểm

+ Nhật ký hàng hải, Biên bản tai nạn do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp hay công an lập (trường hợp liên quan đến người thứ 3).

+ Giấy tờ tàu, bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng.

+ Những chứng từ liên quan khác tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Công tác giám định tại hiện trường: Việc giám định sẽ được tiến hành dưới sự chứng kiến của thuyền trưởng, nhân chứng có liên quan và đại diện của chủ tàu để xác định nguyên nhân, mức độ hư hỏng và tổn thất.

+ Kiểm tra phương tiện và chụp ảnh tư liệu lưu giữ hồ sơ.

+ Kiểm tra so sánh chi tiết thông tin của tàu trên hồ sơ và thực tế. + Xác định tình trạng thiệt hại tại thời điểm kiểm tra.

+ Xác định mức độ tổn thất.

Bước 3: Lập biên bản giám định và lập hồ sơ giám định

Khi giám định xong, giám định viên ghi toàn bộ nội dung chi tiết của cuộc giám định, kết quả giám định được lập thành biên bản giám định có ghi rõ:

+ Nguyên nhân, mức độ tổn thất + Tình trạng tổn thất

+ Biên bản giám định phải được tiến hành tại hiện trường và có chữ ký của các bên liên quan xác nhận.

Bồi thường tổn thất

Hồ sơ khiếu nại

Khi khiếu nại bồi thường những rủi ro thuộc trách nhiệm bảo hiểm, bên B phải gửi cho bên A hồ sơ gồm các chứng từ sau:

1. Công văn yêu cầu bồi thường. 2. Biên bản giám định tổn thất.

3. Biên bản quyết toán chi phí sửa chữa tổn thất đòi bồi thường (các chứng từ kèm theo).

4. Các tài liệu thu thập khi tàu xảy ra tai nạn: Giấy kháng nghị hàng hải, nhật ký hàng hải, Sơ đồ vị trí xảy ra tai nạn (trường hợp tàu bị đâm va, mắc cạn, va đá ngầm...), Báo cáo chi tiết về tổn thất của thuyền trưởng, Biên bản đối tịch có xác nhận của hai tàu nếu tàu đâm va với tàu khác.

5. Bằng thuyền trưởng (trường hợp tổn thất toàn bộ), bằng máy trưởng, các chứng chỉ chuyên môn (tùy theo từng trường hợp cụ thể).

6. Các tài liệu liên quan đến trách nhiệm của Người thứ ba (trường hợp tổn thất liên quan đến Người thứ ba).

Sau 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại, nếu bên A không có yêu cầu gì thêm thì hồ sơ khiếu nại được coi là đầy đủ và hợp lệ.

Thời hạn bồi thường

Bên A có trách nhiệm giải quyết bồi thường tổn thất trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Quá thời hạn trên mà bên A không có ý kiến gì hoặc không giải quyết thì bên B có quyền yêu cầu bên A phải thanh toán số tiền bồi thường, cộng lãi suất vay Ngân hàng quá hạn của số tiền bồi thường cho thời gian chậm thanh toán.

Sau 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo giải quyết của bên A mà bên B không có ý kiến gì thì việc bồi thường khiếu nại được kết thúc.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH THƯƠNG VỤ MUA BÁN VẬN TẢI VÀ BẢO HIỂM QUỐC TẾ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w