Áp lực từ đối thủ cạnh tranh hiện tại

Một phần của tài liệu Nhóm 1 may mặc việt tiến (Trang 26 - 35)

C. Phân tích môi trường kinh doanh

1. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh hiện tại

1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến áp lực cạnh tranh trong ngành

1.1.1 Tốc độ tăng trưởng của ngành:

- Dệt, may là ngành công nghiệp liên quan đến việc sản xuất sợi, dệt nhuộm,

vải, thiết kế sản phẩm, hoàn tất và phân phối sản phẩm may mặc tới người tiêu dùng. Ngành dệt may góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt trong cuộc sống, sinh hoạt của người dân; là một ngành đem lại thặng dư xuất khẩu cho nền kinh tế; góp phần giải quyết việc làm, tăng phúc lợi xã hội. Ngoài ra ngành dệt may còn thúc đẩy phát triển và là đầu vào cho nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ…

- Ngành công nghiệp dệt, may trong những năm gần đây đã có những bước tiến tích cực, tốc độ tăng chỉ số sản xuất công nghiệp ngành Dệt bình quân giai đoạn 2012-2020 đạt 11,8%/năm (các năm có tốc độ tăng cao trên 10% là: năm 2013 tăng 21%; năm 2014 tăng 19,7%; năm 2015 tăng 14%; năm 2016 tăng 16,9%; năm 2018 tăng 12,5% và năm 2019 tăng 10,9%). Một số thương hiệu may mặc được khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước như: May 10, May Việt Tiến, Dệt Kim Đông Xuân, Gấm Thái Tuấn, áo sơ mi An Phước… Những thương hiệu này không chỉ đứng vững ở thị trường trong nước mà còn giúp ngành Dệt may Việt Nam tạo dựng tên tuổi trên thị trường nước ngoài. Năm 2020, ngành De ̣t may, giày dép, túi xách, sản xuất trang phục là những ngành chịu tác đo ̣ng tiêu cực và kéo dài nhát của dịch Covid-19. Chỉ số IIP ngành dệt giảm 0,5%; ngành sản xuất trang phục giảm 4,9% do

27

đại dịch Covid-19 làm đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, thu hẹp thị trường tiêu thụ các sản phẩm may mặc, nhu cầu sản phẩm dệt may giảm sút mạnh khi người tiêu dùng trên thế giới chỉ quan tâm đến đồ dùng thiết yếu và phòng chống dịch. Mặc dù dịch bệnh làm tăng nhu cầu các sản phẩm bảo hộ, sản phẩm y tế khẩu trang (cả nội địa và nước ngoài), tuy nhiên ngành dệt may cần phải tìm cách tồn tại, phát triển phù hợp với bối cảnh mới.

VDSC cho rằng xu hướng tăng trưởng của ngành vẫn tiếp diễn trong thời gian tới, nhờ các yếu tố hỗ trợ như sự hồi phục nhu cầu ngành dệt may thế giới và lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do với lộ trình miễn thuế xuống mức 0%(CPTPP, Việt Nam - EU, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – Nhật Bản , ASEAN – Úc/New Zealand). CPTPP và EVFTA được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực đến ngành dệt may khi 2 hiệp định này có hiệu lực từ năm 2019.

28

- Trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2021, ngành dệt may đã có nhiều tín hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước nhờ chuỗi sản xuất phục hồi với đơn hàng truyền thống tăng trở lại. Các nền kinh tế lớn trên thế giới triển khai tiêm phòng vắc xin để phòng dịch Covid-19, đồng thời từng bước mở cửa trở lại để khôi phục kinh tế. Một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam dần hồi phục và tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký kết và đi vào thực thi.

- Chỉ số sản xuất công nghiệp ngành dệt tháng 6 tăng 3,8% so với tháng trước và tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2020; ngành sản xuất trang phục lần lượt tăng 3,4% và 7,9%. Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất ngành dệt tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước; ngành sản xuất trang phục tăng 8,9%.

29

1.1.2 Cấu trúc ngành

- Hàng dệt may của Việt Nam hiện nay không chỉ xuất hiện tại các siêu thị mà còn có tại các cửa hàng chuyên bán sản phẩm “Made in Việt Nam”.

Hàng thời trang Việt đang dần chiếm lĩnh thị trường, nhất là phân khúc thị trường cao cấp – trước đây chủ yếu thuộc về các hàng nhập khẩu. Theo thống kê từ các siêu thị, hàng may mặc Việt Nam chiếm khoảng 90% tổng lượng hàng đang kinh doanh. Trên thị trường hiện nay, các thương hiệu như: Việt Tiến, Việt Thắng, Mattana, An Phước, Việt Thy, Ninomaxx, M N,

Sifa, Foci, Blue Exchange... ngày càng được khách hàng tin dùng.

+ Ngành tập trung: mỗi động thái của công ty may mặc có thể đưa ra chương trình khuyến mãi, đưa ra sản phẩm dịch vụ mới, tiếp cận thị trường mới sẽ khiến đối thủ có động thái tương tự và từ đó dẫn đến cạnh tranh về giá sẽ

khiến công ty may mặc sẽ bị thua thiệt. Trong khi đó công ty may Việt Tiến thực hiện chương trình khuyến mãi rất hấp dẫn đó là giảm giá sản phẩm cho khách mua ngày dịp lễ tết , với những khách VIP của công ty sẽ được giảm

giá nhiều hơn, từ đó công ty tạo được sự trung thành với nhãn hiệu của mình

1.1.3 Số lượng và kết cấu đối thủ cạnh tranh

- Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nếu phân loại theo nguồn vốn sở hữu thì số doanh nghiệp dệt may ngoại quốc tại Việt Nam là 1172 doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước là 307 doanh nghiệp và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 472 doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp đang có mặt trong ngành may sẵn là rất đông đảo với một

quy mô lớn cụ thể như , chi phối đến hoạt động của các doanh nghiệp khác.

Chính vì vậy cơ cấu ngành may sẵn là cơ cấu ngành phân tán, cường độ cạnh tranh trên thị trường gay gắt, khốc liệt và chủ yếu là cạnh tranh về giá.

- Sự khác biệt giữa các đối thủ

+ Có nhiều doanh nghiệp đã xem việc nghiên cứu sản xuất và tung ra thị trường những sản phẩm có tính khác biệt cao như là một yếu tố để tăng hiệu quả kinh doanh và tăng năng lực cạnh tranh trong điều kiện hiện nay. Điển hình như vải chống cháy, quần áo và khẩu trang chống virus của Co Mo, sản phẩm chống nhăn của của Việt Thắng, sợi và vải chống tĩnh điện, chống UV của Dệt Thành Công, vải mành sản xuất vỏ xe du lịch của Dệt Công nghiệp Hà Nội, áo quần chống nhiễm từ của May Đồng Nai... Một số doanh nghiệp khác lại đầu tư sản xuất nguyên liệu và sản phẩm thân thiện môi trường như khăn sợi tre của Gia dụng Phong phú, sản phẩm tơ tằm nhuộm bằng cây lá thiên nhiên của Toàn Thịnh…

+ Các DN nghiệp trong ngành cùng lệ thuộc lẫn nhau, diễn ra các hành động tấn công và đáp trả.

- Sự cạnh tranh mãnh liệt khi:

+ Bị thách thức bởi hành động của các doanh nghiệp khác

+Doanh nghiệp nhận thức được một cơ hội cải thiện vị thế của nó trên thị trường

30

- Mức độ cạnh tranh trong ngành phụ thuộc vào: + Cấu trúc cạnh tranh ngành

+ Phân bố số lượng và quy mô ngành

+ Cấu trúc ngành biến thiên tư phân tán sang ngành tập trung có liên quan đến cạnh tranh trong các công ty hiện hành. Các điều kiện nhu cầu tác động đến mức độ cạnh tranh trong ngành

+ Sự tăng trưởng nhu cầu có khuynh hướng làm dịu sự cạnh tranh và ngược lại,sự suy giảm nhu cầu sẽ đẩy sự cạnh tranh mạnh hơn.

+ Là những nhân tố xúc cảm, chiến lược và kinh tế giữ công ty ở lại trong ngành.

+ Rào cản rời ngành cao khi nhu cầu không đổi hay suy giảm.

- Dệt may là lĩnh vực kinh doanh khá hấp dẫn mà lại thu lợi nhuận cao, vì vậy sẽ có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này.

1.2 Cường độ cạnh tranh

1.2.1 Tồn tại rào cản gia nhập ngành

- Tuy Việt Tiến là doanh nghiệp có quy mô rất rộng với hơn 140 chi nhánh trên khắp cả nước và có thị phần đối với hàng may mặc là rất lớn nhưng công ty cũng phải đối mặt với rất nhiều rào cản, đặc biệt là rào cản gia nhập mới.

- Để đứng vững trên thị trường, Việt Tiến đã tạo ra sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu bằng việc quảng cáo liên tục , bảo vệ bản quyền tác phẩm, cải tiến sản phẩm, nhấn mạnh vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu mãi. Sự trung thành của khách hàng đối với nhãn hiệu sẽ gây khó khăn cho người mới nhập cuộc muốn chiếm lĩnh thị phần của công ty.

- Ngoài ra Việt Tiến còn sử dụng lợi thế chi phí tuyệt đối bằng việc vận hành sản xuất vượt trội nhờ kinh nghiệm lâu năm và kiểm soát đầu vào, tiếp cận các nguồn vốn rẻ hơn. Điều này sẽ khiến đe dọa từ người nhập cuộc giảm xuống.công ty còn thực hiện chính sách chi phí chuyển đổi liên quan đến : chi phí mua sắm các thiết bị phụ, chi phí huấn luyện nhân viên, chi phí hao phí tinh thần khi phải chấm dứt một mối quan hệ. Nếu chi phí chuyển đổi cao, khách hàng như bị kìm giữ vào sản phẩm của công ty hiện tại, ngay cả khi sản phẩm của người mới gia nhập tốt hơn.

- Ngoài ra còn các chính sách liên quan đến sự trả đũa: tốc độ và sự mãnh liệt của việc trả đũa của đối thủ sẽ làm nhụt chí của các đối thủ muốn gia nhập ngành. Sự trả đũa sẽ mãnh liệt khi các doanh nghiệp hiện tại trong ngành có dự phần đáng kể ( ví dụ: nó có các tài sản cố định với ít khả năng chuyển đổi), cam kết nguồn lực đáng kể hay khi ngành tăng trưởng chậm.

1.2.2 Rào cản rút khỏi ngành

- Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư

+ Các thiết bị, phương tiện, máy móc, kĩ thuật chỉ dùng cho chuyên môn hóa ngành dệt may, vì vậy nếu doanh nghiệp rút khỏi ngành thì sẽ bị ứ đọng những tài sản cố định này, gây tổn thất lớn cho chính mình

31

- Ràng buộc với người lao động

+ Việt Tiến hiện nay có tổng số cán bộ công nhân viên là 26000 người. Khi doanh nghiệp rút khỏi ngành thì sẽ cắt giảm một số lượng lớn người lao động, dẫn đến những người lao động có thu nhập thấp này sẽ thất nghiệp, làm cho tỉ lệ thất nghiệp tăng. Không chỉ ảnh hưởng đến bản thân người công nhân mà còn ảnh hưởng tới gia đình, người thân của họ.

+ Không những vậy, doanh nghiệp sẽ mất khoản chi phí bồi thường thất nghiệp là rất lớn.

- Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch

+ Khi doanh nghiệp rút lui khỏi ngành sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp có liên quan như các công ty sản xuất phụ liệu dệt may, các đại lý phân phối…

+ Các khâu từ sản xuất-> phân phối-> trao đổi-> tiêu dùng như 1 chuỗi mắt xích hoạt động của công ty, khi rút lui khỏi ngành thì các mắt xích này sẽ đứt đoạn, không còn liên kết với nhau, các kế hoạch chiến lược lâu dài cũng sẽ không còn tồn tại.

=> Ngành may mặc ở nước ta rất phát triển song cường độ cạnh tranh trong ngành là rất lớn, vì vậy Việt Tiến cần phải có chiến lược kinh doanh phù hợp với việc quản lý thực hiện chiến lược một cách nghiêm túc để đạt được các mục tiêu đã đề ra, công ty cần phân tích và tìm hiểu rõ về mọi mặt khách hàng đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp, nhà cung ứng nhà phân phối….để có chiến lược thích hợp giúp công ty phát triển.

32

Xét trên phương diện phạm vi sản phẩm trong quốc gia có thể thấy các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Tiến có An Phước và May 10, ở thị trường thế giới thì có Lining, Nike và Adidas. Với phạm vi sản phẩm hẹp trong thị trường nội địa thì có G2000, Owen, thế giới thì có các thương hiệu xa xỉ như Dior, Gucci và Fendi. Ở phạm vi sản phẩm rộng nội địa có The Blues, Blue Exchange, thế giới thì có Zara, Levi’s, H&M.

1.4 Ma trận cạnh tranh

Yếu tố so sánh VIỆT TIẾN AN PHƯỚC MAY 10

Mặt hàng

chính Áo sơ mi, veston nam Áo sơ mi, veston nam Áo sơ mi, veston nam Chất lượng

sản phẩm Chất lượng tuyệt đối luôn đi đầu trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” trong suốt 23 năm liên tục (1997-2019) do Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam chất lượng cao trao tặng cùng với danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam” về sản phẩm uy tín chất lượng

An Phước có license của thương hiệu thời trang cao cấp nổi tiếng của Pháp là Pierre Cardin. An Phước đã vững bền trong lòng tin với đẳng cấp là nhà cung cấp chính thức và độc quyền các sản phẩm của tập đoàn thời trang Pierre Cardin tại Việt Nam và Đông Dương.

Áo sơ mi được chuyển giao từ tập đoàn PC từ khâu thiết kế sản xuất theo quy trình bán công

Sản phẩm có chất lượng cao do May 10 đã thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế vào sản xuất như ISO 9000, SA 8000, ISO 14000, áp dụng tinh gọn Lean…

Sử dụng nhiều loại vải và nguyên phụ liệu chất lượng

Giá cả Phân khúc bình dân dành cho người thu nhập thấp (80.000 đồng- 180.000 đồng) Phân khúc trung bình dành cho người ở độ tuổi 28-45 thuộc tầng lớp kinh tế trung bình khá trở lên (130.000 – 700.000 đồng) :

Viettien Smart Casual Phân khúc cao cấp (trên 700.000 đồng): San Sciaro, Manhattan

Tập trung vào phân khúc cao cấp dành đối tượng khách hàng có thu nhập cao, những người có địa vị trong xã hội

Phân khúc giá trung bình dành cho dân công sở (300.000 đồng đến 700.000 đồng): May 10 Expert, M

series, May 10 Classic... - Phân khúc giá cao dành cho những người thành đạt có địa vị trong xã hội (trên 700.000 đồng): Eternity GrusZ…

33 Hệ thống phân phối sản phẩm Việt Tiến có một hệ thống phân phối rộng khắp và dày đặc trên 64 tỉnh thành. Hiện nay Việt Tiến là một trong những doanh nghiệp có hệ thống cửa hàng lớn nhất trong ngành với 474 cửa hàng và các đại lý lớn nhỏ. An Phước vẫn là công ty may duy nhất không có bất cứ đại lý nào. 70 cửa hàng lớn nhỏ trên toàn quốc đều do chính An Phước tự mở, từ Bắc vào Nam. Công ty An Phước chủ động thuê cửa hàng rồi cử nhân viên của công ty đảm nhiệm. Tất cả các cửa hàng do công ty tổ chức thiết kế thống nhất từ bảng hiệu, nội thất kể cả đồng phục nhân viên đều dựa trên màu sắc qui định của công ty.

- Đặt trong những trung tâm thương mại lớn hoặc trên

những trục đường chính

Hơn 200 cửa hàng và đại lý phân bổ trên cả ba miền

Hoạt động

tiếp thị Tổ chức những show trình diễn thời trang giới thiệu những BST mới

Quảng cáo trên các tạp chí thời trang, website… Bán hàng trực tuyến trên website www.viettien.com.vn Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng như báo, tivi, internet… để quảng cáo sản phẩm Bán hàng trực tuyến trên chính website www.anphuoc.com.vn

Hợp tác phân phối với trang web bán hàng online uy tín

amazon.com vào năm 2017

Bán hàng trực tuyến trên chính website www.May10.vn và fanpage Facebook May 10

Năm 2019, May 10 tham gia 12 hội chợ tại Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh Dịch vụ bán hàng, chăm sóc khách hàng

Giảm giá khi mua số lượng lớn, vận chuyển hàng nhanh chóng. Vie ̣t Tién có nhièu chính sách hỗ trợ cho khách hàng, giúp người tie u dùng chợn lựa đúng sản phẩm chính hãng và sử dụng sản phẩm đươ ̣c la u

Khi được tặng, biếu sản phẩm của An Phước nhưng không ưng ý về màu sắc hay kích thước, người tiêu dùng có thể mang tới bất kỳ cửa hàng nào của công ty để đổi sản phẩm khác trong thời hạn một tháng với điều kiện

Tích hợp thanh toán: Tiền mặt và qua các ví điện tử như VNPay, Momo,…

Vận chuyển đến tận nơi khách hàng yêu cầu trong thời gian sớm nhất

Giảm giá cho khách hàng mua với số lượng

Một phần của tài liệu Nhóm 1 may mặc việt tiến (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)