C. Phân tích môi trường kinh doanh
2. Phân tích đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
2.1 Các doanh nghiệp cạnh tranh tiềm ẩn
- Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai.Ngành Dệt may đang có những bước phát triển vượt bậc với kim ngạch xuất khẩu luôn đứng đầu, thêm vào đó là mục tiêu phát triển đưa Dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn của cả nước nên chắc chắn có rất nhiều đối thủ tiềm ẩn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Bao gồm: Các doanh nghiệp dệt và cơ khí có đặc điểm sản xuất là sử dụng nhiều nhân công. Mặt khác, sản phẩm đầu ra của các doanh nghiệp này đều có liên quan đến ngành may. Doanh nghiệp dệt sản xuất ra vải, xí nghiệp cơ khí sản xuất máy may đều là các nguồn lực đầu vào của ngành may. Vì thế họ có lợi thế nếu gia nhập ngành. Hàng may sẵn ở các nước khác hiện chưa xuất khẩu vào Việt Nam nhưng sẽ xuất khẩu vào Việt Nam, hàng may sẵn ở các nước hiện nay chưa xuất khẩu vào các thị trường Mỹ, EU, Nhật nhưng có thể sẽ xuất khẩu vào các thị trường này.
- Đặc biệt, sau khi hiệp định TPP được đàm phán và ký kết thành công, hàng loạt công ty nước ngoài sẽ nhảy vào thị trường Việt Nam như Đài Loan, Hàn Quốc, Đức, Hong Kong,…và hàng hóa nội địa sẽ bị cạnh tranh ngay trên sân nhà.
- Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông... đã nhanh chóng đầu tư vào Việt Nam xây nhà máy sợi, dệt, nhuộm... để đón đầu TPP. Và không như các doanh nghiệp trong nước chỉ thực hiện những khâu đơn giản tạo giá trị thấp, các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam với kế hoạch sản xuất khép kín từ việc tạo nguồn nguyên liệu đến khâu thành phẩm cuối cùng để xuất khẩu.
- Ở khu vực phía nam: Công ty Forever Glorious thuộc tập đoàn Sheico (Đài Loan) cam kết đầu tư 50 triệu đô la Mỹ để triển khai một dự án hoàn chỉnh từ dệt vải
36
đến sản xuất các sản phẩm may mặc chuyên dụng cao cấp cho thể thao dưới nước. Công ty Gain Lucky Limited thuộc tập đoàn Shenzhou International (Trung Quốc) sẽ đầu tư 140 triệu đô la Mỹ để phát triển dự án Trung tâm Thiết kế thời trang và sản xuất các sản phẩm may mặc cao cấp.
- Ở khu vực phía Bắc: tập đoàn Dệt may Yulun Giang Tô (Trung Quốc) vừa được chính quyền tỉnh Nam Định cấp phép đầu tư nhà máy theo quy trình khép kín từ sản xuất sợi, đến dệt, nhuộm với tổng vốn đầu tư 68 triệu USD.
- Không chỉ những doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, Đài Loan, hay Hồng Kông, nhiều doanh nghiệp dệt may lớn từ Hàn Quốc, Nhật Bản, thậm chí từ Mỹ, cũng đang hướng đến các dự án sản xuất ở Việt Nam để tận dụng cơ hội từ TPP.
2.2 Áp lực từ phía đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
- Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn khi gia nhập vào thị trường sẽ có những chiến lược riêng để kiếm thị phần về, như chiến lược khác biệt hoá, hay có định hướng dẫn đầu về chi phí (giá). Với công nghệ cao, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn sẽ phát huy năng lực của mình một cách triệt để để làm ra những sản phẩm khác biệt về mẫu mã, tính năng cũng như giá cả. Điều này gây ra sức ép không nhỏ cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam nói chung, cũng như Việt Tiến nói riêng. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sức hấp dẫn của ngành.May mặc là một nhu cầu tự nhiên và không thể thiếu của con người. Thị trường Việt Nam với đặc điểm là dân số đông nên là một thị trường rất hấp dẫn về quy mô. Hơn nữa, cuộc sống ngày càng được nâng cao, mặc không chỉ là một nhu cầu tự nhiên mà đã trở thành một nhu cầu để thể hiện bản thân mình. Nhu cầu đó ngày càng phong phú hơn. Dệt may cũng là ngành kinh doanh hấp dẫn mà thu lợi nhuận cao. Những điều đó cho thấy cầu ngành may là rất lớn và hấp dẫn. Với quy mô và đặc điểm cầu như vậy thì khả năng thu lợi nhuận của ngành may là khá cao. Do đó ngành may Việt Nam được đánh giá là có sức hấp dẫn với các đối thủ tiềm ẩn.
Bảng so sánh Công ty Cổ phần May Việt Tiến với các doanh nghiệp ngoại
Việt Tiến Các doanh nghiệp ngoại
Nguồn vốn Nhỏ Rất lớn
Mặt hàng Hướng tới chất lượng cao,giá
hợp lý Đầu tư vào mặt hàng cao cấp
Nguyên
liệu Không có sẵn,phải nhập khẩu rất nhiều từ Trung Quốc (không thuộc TPP) chịu nhiều sức ép từ phía cung cấp
Nguồn nguyên liệu đã được tự chủ và tính toán đảm bảo thực hiện tất cả các khâu của quá trình sản xuất, thực hiện đầy đủ giá trị gia tăng
37
Điểm
mạnh-yếu Khách hàng đã quen với sản phẩm Việt Tiến Hệ thống kênh phân phối rộng khắp cả nước
Thương hiệulớn,chất lượng cao,tạo ra sự khác biệt trong tiêu dùng Trình độ quản lý tầm quốc tế
Từ đây có thể đánh giá rằng trong lĩnh vực may mặc nói chung và với Việt Tiến nói riêng, chính đối thủ tiềm tàng mới là đối thủ cạnh tranh đáng sợ nhất.
2.3 Rào cản gia nhập
Đối thủ tiềm ẩn sẽ gặp những rào cản khi gia nhập ngành may mặc: tài chính, thương mại, các quy định của pháp luật, nguồn lực ,sự trung thành của khách hàng với nhãn hiệu có uy tín trong nước và sự phản kháng của các doanh nghiệp hiện tại.
*Sự trung thành của khách hàng với các thương hiệu hiện có
Việc các nhãn hàng lớn xâm nhập vào thị trường từ sớm giúp chiếm được lòng tin, sự yêu mến của khách hàng, nên dù các thương hiệu mới gia nhập thì cũng khó chiếm được thị phần.
*Lợi thế về chi phí
Khả năng kiểm soát các yếu tố đầu vào như lao động, vật liệu, thiết bị, kĩ năng quản trị…là điều tương đối khó khăn đối với các doanh nghiệp mới phát triển, và cả những doanh nghiệp nước ngoài muốn gia nhập thị trường Việt Nam. Chính vì vậy khi các tập đoàn đa ngành lớn nước ngoài tiếp cận thị trường, họ sẽ mời các giám đốc nhiều kinh nghiệm lâu năm ở quốc gia đó về xây dựng bộ máy lãnh đạo.
*Kỹ thuật
Khi gia nhập ngành đòi hỏi các doanh nghiệp mới này cần trang bị đầy đủ các yếu tố về mặt kỹ thuật, đây là một điều tất yếu của quá trình sản xuất.
Tuy nhiên chi phí bỏ ra để mua máy móc, thiết bị, phương tiện hoạt động là khá lớn. Đó là 1 rào cản lớn cho doanh nghiệp muốn gia nhập ngành.
*Vốn
Cần 1 lượng vốn rất lớn bỏ ra để mua máy móc, thuê nhân công, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thuê các chuyên gia tư vấn, những công việc về marketing,
phân phối …
*Các yếu tố thương mại
Xây dựng hệ thống phân phối cần nhiều thời gian. Để có thương hiệu thì doanh nghiệp mới gia nhập cũng cần 1 thời gian dài thì mọi người mới có thể biết đến. Nếu hàng hóa họ sản xuất ra đảm bảo chất lượng, mẫu mã đẹp đẽ, phù hợp, giá cả phù hợp với từng phân đoạn thị trường thì thương hiệu
của họ sẽ mau chóng được biết đến. Một yếu tố nữa là rào cản cho các doanh nghiệp đó là hệ thống khách hàng. Đối với các doanh nghiệp đã có mặt lâu dài trên thị trường, họ đã có những khách hàng trung thành nên việc để
những khách hàng đó quan tâm tới sản phẩm mới của mình thì sẽ rất khó khăn.
38
*Các nguồn lực đặc thù
Nguyên vật liệu đầu vào ( bị kiểm soát ), bằng cấp , phát minh sáng chế, nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ ....
*Các quy định của pháp luật
Với hệ thống luật pháp nhiều quy định về việc gia nhập thị trường tại Việt Nam, điều này khiến việc xin cấp phép cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tốn khá nhiều chi phí, thời gian và khá khó khăn.