Học thuyết công bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH icrazy (Trang 28 - 30)

J.Stacy Adam đề cập tới vấn đề nhận thức của người lao động về mức độ được đối xử công bằng và đúng đắn trong tổ chức. Học thuyết phát biểu rằng: “Mọi cá nhân trong tập thể đều muốn có sự công bằng. Mỗi người lao động có xu hướng so sánh sự đóng góp và các quyền lợi mà họ được hưởng với sự đóng góp của những người khác và quyền lợi của họ. Tư tưởng đó được biểu diễn như sau:

Các quyền lợicủa cá nhân Sự đóng góp của cá nhân =

Các quyềnlợi của những người khác Sự đóng góp của những người khác

Các quyền lợi được hưởng: như được khen thưởng, hưởng các chế độ phúc lợi, làm việc trong điều kiện thuận lợi và có cơ hội thăng tiến...

Sự đóng góp: thể hiện ở mặt số lượng và chất lượng của công việc mà người lao động hoàn thành, sự nỗ lực của bản thân, trách nhiệm và sáng kiến...

Nếu tỷ suất của họ là ngang bằng với tỷ suất của những người khác, thì người ta nói rằng đang tồn tại một tình trạng công bằng. Nếu tỷ suất này không ngang bằng, thì họ cho rằng đang tồn tại một tình trạng bất công. Khi tồn tại những điều kiện bất công, các nhân viên sẽ nỗ lực để điều chỉnh chúng.

Học thuyết cũng thừa nhận rằng các cá nhân không chỉ quan tâm tới khối lượng phần thưởng tuyệt đối mà họ nhận được cho sự nỗ lực của bản thân mình, mà còn tới cả mối quan hệ giữa khối lượng đó với những gì người khác nhận được. Các đầu vào như nỗ lực, kinh nghiệm, trình độ giáo dục và tài năng được đem so sánh với những đầu ra như mức lương, tăng lương, sự công nhận và các yếu tố khác. Khi mọi người nhận thức là có sự chênh lệch trong tỷ suất đầu vào – đầu ra của họ so

với những người khác, nhất định sẽ có sự căng thẳng. Sự căng thẳng này tạo cơ sở cho động lực, khi mà mọi người phấn đấu để giành được cái mà họ coi là công bằng và thoả đáng.

Khi hình dung mình không được đối xử công bằng, nhân viên có thể có những hành vi tiêu cực, ảnh hưởng đến công việc và tổ chức, doanh nghiệp mà họ đang làm. Họ có những lựa chọn khác nhau như:

 Làm méo mó các đầu vào hay đầu ra của chính bản thân mình hay của người khác.

 Cư xử theo một cách nào đó để làm cho những người khác thay đổi các đầu vào hay đầu ra của họ.

 Cư xử theo một cách nào đó để làm thay đổi các đầu vào hay đầu ra của chính bản thân họ.

 Chọn một tiêu chí đối chiếu khác để so sánh.

 Trường hợp xấu có thể bỏ việc.

Động lực của nhân viên chịu ảnh hưởng lớn của những phần thưởng tương đối cũng như phần thưởng tuyệt đối. Khi các nhân viên nhân thức được một sự bất công, họ sẽ có những hành động điều chỉnh tình hình này. Kết quả có thể là năng suất cao hơn hoặc thấp hơn, chất lượng tốt hơn hay giảm đi, mức độ vắng mặt tăng lên hoặc thôi việc tự nguyện. Mức độ hành động này tuỳ thuộc vào sự điều chỉnh hay quyết định của người quản lý. Khi họ nỗ lực làm việc và làm việc đạt kết quả cao thì kèm theo đó là quyền lợi nhận được của họ sẽ tốt hơn. Đáp ứng được tâm lý và thấy thoả mãn thì nó sẽ là một động lực lớn trong quá trình làm việc của mỗi cá nhân. Nhưng nếu quyền lợi đó không thoả đáng sẽ dẫn đến tâm lý chán nản, không muốn đóng góp sức lực của mình cho tổ chức, doanh nghiệp đó nữa.

Như vậy, để tạo động lực làm việc cho người lao động nhà quản lý phải tạo ra và duy trì sự công bằng giữa sự đóng góp và các quyền lợi của từng cá nhân trong tập thể. Học thuyết chỉ ra được yếu tố quan trọng trong tổ chức quản lý con người, điều quan trọng và rất cần thiết trong tổ chức quản lý là phải đối xử công bằng đối với người lao động.

Học thuyết có giá trị ứng dụng cao trong việc đưa ra các chính sách nhân lực của tổ chức, đòi hỏi các chính sách áp dụng phải có tiêu chuẩn rõ ràng, minh bạch và dễ dàng đo lường, phân loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH icrazy (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)