Ngoài khuyến khích về mặt vật chất, việc khuyến khích về tinh thần cũng đóng một vai trò quan trọng. Những biện pháp nhằm thoả mãn những nhu cầu về mặt tinh thần nhằm góp phần khuyến khích họ hăng say lao động, phát huy sáng kiến, áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật, kinh nghiệm tiên tiến nhằm tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Khuyến khích về tinh thần thể hiện qua:
a) Sắp xếp lao động phù hợp với vị trí công việc
Phân tích công việc có vai trò quan trọng trong công tác tạo động lực làm việc lao động. Phân tích công việc rõ ràng làm cơ sở bố trí nhân lực phù hợp với năng lực người lao động.
Các nhà quản lý cần phân tích công việc để tuyển chọn đúng người đúng việc, phân công công việc sao cho phù hợp với năng lực. Người lao động cũng dựa vào bản phân tích công việc để biết mục đích công việc của mình là gì, không bị lạc hướng trong xác định mục tiêu công việc. Biết được công việc là cơ sở để họ biết
được nếu làm tốt hơn yêu cầu thì mình sẽ được tuyên dương, khen thưởng. b) Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là tổng hợp những hoạt động có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ra sự thay đổi trong hành vi nghề nghiệp của người lao động.
Đối với các doanh nghiệp, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Họ được xem là tài sản quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tạo điều kiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người lao động, xây dựng chương trình đào tạo có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người lao động, bù đắp được những thiếu hụt về mặt kiến thức, kỹ năng của người lao động. Đối với người lao động, việc được đào tạo và phát triển trong quá trình làm việc nhằm thoả mãn nhu cầu học tập, nâng cao trình độ và kỹ năng thực hiện công việc của họ. Thông qua đó, quá trình thực hiện công việc của họ nhanh hơn, hiệu quả hơn, và nhờ đó có thể giúp họ có được mức thu nhập cao hơn, đóng góp và nhận về những giá trị lớn hơn từ tổ chức. Khi hoạt động đào tạo và phát triển được tổ chức cho người lao động, người lao động sẽ tin tưởng hơn vào những chiến lược phát triển lâu dài và sự phát triển bền vững của tổ chức.
c) Tạo môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động
Điều kiện và môi trường làm việc bao gồm rất nhiều yếu tố: thiết bị phục vụ cho lao động, bầu không khí trong tập thể, văn hoá công ty, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, chính sách về nhân sự, yêu cầu của công việc…
Tạo điều kiện và môi trường làm việc thuận lợi là tạo ra các điều kiện về công nghệ, máy móc, thiết bị tốt để phục vụ cho lao động, tạo ra bầu không khí thoải mái trong tập thể, tạo ra văn hoá tổ chức lành mạnh, tổ chức phục vụ nơi làm việc theo đúng yêu cầu của công việc, mọi người giúp đỡ tương trợ lẫn nhau… Bảo đảm những điều kiện thuận lợi nhất để người lao động tiến hành quá trình lao động, để quá trình đó diễn ra liên tục, nhịp nhàng và tạo hứng thú tích cực cho người lao động, để họ cảm thấy được tôn trọng, được phát huy hết tiềm năng của mình.
động: vì các yếu tố tâm sinh lý chi phối thái độ của người lao động trong quá trình làm việc, tức là cần tạo ra những điều kiện làm giảm mức độ căng thẳng, mệt mỏi, tạo bầu không khí phấn khởi, hiểu biết, tin tưởng lẫn nhau ở nơi làm việc cũng có nghĩa là tạo ra cái đẹp về tinh thần,về tình cảm trong tập thể. Có như vậy, người lao động càng gắn bó với đồng nghiệp và với công ty của mình hơn.
d) Tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động
Các nhà quản trị, lãnh đạo cần quan tâm hơn đến vấn đề thăng tiến cho người lao động đồng thời phải xây dựng các tiêu chí để được thăng tiến rõ ràng, công khai, minh bạch cho tất cả mọi người trong tổ chức biết để phấn đấu. Bởi sự thăng tiến chính là cách để khẳng định giá trị của bản thân trong tổ chức và trước đồng nghiệp, đặc biệt là những người có hoài bão và năng lực thực sự vì sau một thời gian khá dài làm việc ở một vị trí nào đó thì họ muốn có một vị trí mới hơn để họ có thể phát huy hết năng lực của mình, đồng thời tránh sự nhàm chán trong công việc.
e) Phát triển các kênh đối thoại xã hội tại nơi làm việc.
Đối thoại xã hội tại nơi làm việc là sự trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp của người lãnh đạo đối với người lao động và ngược lại. Đối thoại xã hội có tác dụng làm giảm xung đột, bất bình hay đình công của người lao động, đối thoại xã hội giúp mọi người trong tổ chức có thể nêu lên ý kiến của mình, có sự chia sẻ thông tin với người khác giúp họ hiểu nhau hơn, tin tưởng nhau hơn trong quá trình làm việc.
Đối thoại xã hội giúp bầu không khí làm việc vui vẻ, thoải mái, giúp cho người lao động có hứng thú làm việc và gắn bó lâu dài với công ty, tổ chức.
f) Các công cụ khác
Thể hiện ở các biện pháp như phúc lợi xã hội, môi trường làm việc, bầu không khí làm việc, sự quan tâm của lãnh đạo, quản lý tới nhân viên., sự công bằng trong đánh giá nhân viên...
Khuyến khích tinh thần là vấn đề tổng hợp, phức tạp nhưng nếu biết tổ chức thì sẽ tạo động lực làm việc về tinh thần không kém gì so với khuyến khích về vật
chất. Không nên quá coi trọng khuyến khích vật chất hay tinh thần mà phải kết hợp chặt chẽ giữa hai loại khuyến khích đó mới có thể tạo động lực làm việc mạnh mẽ