Các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH icrazy (Trang 37 - 39)

i) Nhu cầu cá nhân

Mỗi cá nhân có một hệ thống nhu cầu khác nhau, hết sức phong phú và đa dạng. Nhu cầu của mỗi người lao động hết sức khác nhau do vậy mà hoạt động lao động cũng khác nhau. Hiểu và nắm bắt được hệ thống nhu cầu của người lao động là yếu tố quan trọng nhất để tạo động lực làm việc cho người lao động. Mỗi người lao động luôn tiềm ẩn trong mình những nhu cầu và tìm

cách thoả mãn những nhu cầu đó thông qua việc tham gia vào công tác xã hội, vào quá trình sản xuất, hoạt động đoàn thể...

j) Mục tiêu cá nhân

Mục tiêu là những mục đích mà cá nhân hướng tới, là trạng thái mong đợi để đạt được những phần thưởng mà động cơ hướng tới. Mục đích chính là những tác nhân kích thích hành động con người. Mặc dù vậy, trạng thái mong đợi không phải lúc nào cũng chắc chắn đạt được tuỳ thuộc vào năng lực và khả năng chiếm lĩnh cơ hội của cá nhân đó và khi đó sẽ khẳng định giá trị của mình.

k) Ý thức, thái độ cá nhân

Đây là cách nhìn nhận, thể hiện của cá nhân về một công việc, một sự việc nào đó. Cách nhìn nhận đó có thể là tích cực hay tiêu cực tuỳ theo cách đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể và như vậy sẽ phản ánh mức độ tạo động lực làm việc khác nhau trong lao động.

Thái độ làm việc mang tính chất quyết định đến hiệu quả công việc. Trong lao động có cá nhân thái độ vui vẻ, yêu thích lao động, chăm chỉ làm việc nhưng cũng có cá nhân thụ động và ỷ lại trong lao động, ảnh hưởng tới hiệu quả lao động. Do vậy đây là một vấn đề người quản lý hết sức quan tâm.

l) Năng lực cá nhân

Là khả năng làm việc của con người đối với loại hoạt động nào đó mà trong lĩnh vực đó người lao động đạt hiệu quả cao trong lao động. Việc phát huy và khai thác đúng đắn năng lực và sở trường sẽ đảm bảo phù hợp với kỹ năng, kỹ xảo và trình độ nghề nghiệp của người lao động.

Năng lực cá nhân sẽ được phát huy ở mức độ cao khi được làm việc đúng chuyên môn, vị trí công việc phù hợp.

m) Vị trí công việc của cá nhân trong tổ chức

Cá nhân người lao động tự ý thức được tầm quan trọng của công việc họ đảm nhận trong tổ chức, nhiệm vụ được giao, giá trị công việc cũng như chức vụ mà họ nắm giữ... Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tạo

động lực làm việc trong tổ chức.

Vị trí làm việc giúp người lao động thể hiện năng lực, trách nhiệm trong công việc. Vị trí công việc được sắp xếp đúng với năng lực, chuyên môn sẽ giúp người lao động làm việc hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại công ty TNHH icrazy (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)