Tiêu chí đánh giá sự phát triển DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại TỈNH XIÊNG KHOẢNG, nước CỘNG hòa dân CHỦ NHÂN dân lào (Trang 25 - 26)

1.1 Tổng quan về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.3.2 Tiêu chí đánh giá sự phát triển DNNVV

Sự phát triển của DNNVV như đã phân tích ở những phần trên, có cơ sở từ sự phát triển của phân công lao động xã hội trong nền kinh tế thị trường nhằm thực hiện khâu lưu thông, phân phối đảm bảo điều kiện ổn định, thuận lợi cho quá trình tái sản xuất xã hội. Căn cứ vào đó có thể xác định hệ thống các tiêu chí đánh giá về sự phát triển của DNNVV bao gồm những chỉ tiêu như sau:

Thứ nhất, về số lượng và cơ cấu. Theo tiêu chí này sự gia tăng về số lượng

các DNNVV tại một lĩnh vực nào đó hoặc theo ngành nào đó trong một thời gian nhất định, thơng thường được tính hàng năm, được coi là chỉ tiêu thể hiện sự phát triển của DNNVV trong lĩnh vực đó hoặc theo ngành đó. Có thể nói, ngày nay chỉ số này được sử dụng phổ biến ở mọi quốc gia. Mặc dù đây là chỉ số quan trọng, phần nào thể hiện tình hình ổn định và phát triển kinh tế theo ngành, địa bàn, thành phần kinh tế, đồng thời dễ đo lường về lượng. Đồng thời, chỉ tiêu này cũng cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước thơng tin cần thiết về tình hình phát triển của DNNVV tại lĩnh vực đó để xác định các phương án định hướng, quản lý, hỗ trợ phù hợp. Nhưng chỉ tiêu này chưa phản ánh rõ thực chất cũng như vai trò của DNNVV với tư cách là bộ phận quan trọng của tồn bộ nền kinh tế quốc dân, do đó cần được bổ sung thêm các tiêu chí khác.

Thứ hai, về quy mơ, để tố chức hoạt động kinh doanh, DNNVV cần có các

nguồn lực nhất định như nguồn vốn, nhân lực, công nghệ... Tùy theo mức độ hiện có của các nguồn lực được đưa vào kinh doanh mà có thể phân biệt đâu là DN lớn, DN vừa và DN nhỏ. Từ đó, sự gia tăng về quy mơ các nguồn lực đã trở thành tiêu chí đánh giá sự phát triển của DN nói chung và các DNNVV nói riêng. So với chỉ tiêu đơn thuần về số lượng DN, chỉ tiêu này đã thể hiện rõ hơn về mức độ lớn lên của DNNVV. Tuy nhiên, chỉ tiêu này nhìn chung mới chỉ thể hiện rõ hơn tiềm năng của DN, chưa thể hiện rõ vai trò của DNNVV trong phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ ba, về chất lượng. Có nhiều tiêu chí đánh giá về chất lượng phát triển

của DN nói chung và DNNVV nói riêng. Đứng trên phương diện của chủ DN thì sự phát triển của DN phải mang sự giàu có cho chủ thể của nó, thể hiện thơng qua các

chỉ tiêu như hiệu quả kinh doanh ( lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, …). Như vậy, sự phát triển của DNNVV phải được phản ánh bằng các chỉ tiêu gia tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.

Tuy nhiên, với tư cách là bộ phận có vai trị quan trọng trong nền kinh tế, sự phát triển của DNNVV phải được đánh giá trên góc độ đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội thơng qua các chỉ tiêu như đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của ngành, của nền kinh tế, đóng góp vào ngân sách, tạo cơng ăn việc làm, thu nhập cho người lao động… Đây là những chỉ tiêu vô cùng quan trọng để đánh giá về sự phát triển của DN nói chung và DNNVV nói riêng. Tuy nhiên, việc thu thập, thống kê các số liệu theo các tiêu chí này ngày nay đang rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn cả từ phía các chủ DN cũng như từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, do đó trong hệ thống số liệu thống kê chính thức thường khơng được phản ánh đầy đủ.

Tùy theo mục đích của cơ quan quản lý đối với sự phát triển của DNNVV tại một địa bản hoặc lĩnh vực nào đó về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể mà các cơ quan quản lý Nhà nước ở từng quốc gia cũng như địa phương thuộc quốc gia đó có thể chú trọng nhiều hơn tới tiêu chí này hay tiêu chí khác trong những tiêu chí kể trên, hoặc cũng có thể chi tiết hóa cụ thể hơn các tiêu chí đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại TỈNH XIÊNG KHOẢNG, nước CỘNG hòa dân CHỦ NHÂN dân lào (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)