Những chính sách trong sắc lệnh số 42/TTG về xúc tiến và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại TỈNH XIÊNG KHOẢNG, nước CỘNG hòa dân CHỦ NHÂN dân lào (Trang 47 - 53)

2.2. Chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại CHDCND Lào ảnh

2.2.1 Những chính sách trong sắc lệnh số 42/TTG về xúc tiến và phát triển

doanh nghiệp nhỏ và vừa của Lào.

Sắc Lệnh số 42/TTG đã quy định 6 chính sách để khuyến khích và phát triển các DNNVV như sau:

Hình thành mơi trường quy chế tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV

Môi trường quy chế thuận lợi là cơ sở để xúc tiến và phát triển doanh nghiệp, trực tiếp tác động tích cực tới việc thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, môi trường quy chế cịn tác động trực tiếp tới các DNNVV vì nó giảm tính rủi ro và những chi phí phát sinh trong qua trình hoạt động kinh doanh. Ngồi ra, đây cịn là điều kiện cần thiết để tạo sự hấp dẫn và niềm tin cho nhà đầu tư nước ngồi đến hoạt động kinh doanh trong nước.

Theo đó, Chính phủ đã ban hành chính sách “Hình thành mơi trường về quy chế và tạo thuận lợi cho công việc quản lý” .Trong sắc lệnh số 42/ TTG, ngày 20/0/2004, Điều 05 đã ghi rõ: Bộ phận xúc tiến và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cấp Trung ương phối hợp với các bộ phận có liên quan xem xét lại những quy chế thủ tục đang được thi hành và các quy chế thủ tục khơng tác động tốt đến việc hình thành và phát triển doanh nghiệp; xây dựng một quy chế mới trên sự hợp tác giữa các bên liên quan, có sự tham gia của chính người trực tiếp thi hành nhằm đảm

bảo sự phù hợp, súc tích, rõ ràng và có giá trị trong q trình hoạt động, cải thiện cơ chế cung cấp và tuyên truyền thông tin về các quy chế về doanh nghiệp vừa và nhỏ sao cho kịp thời.

Tuy nhiên, Sắc lệnh đã nêu ở trên chưa thực sự mang lại hiệu quả cao. Thực tiễn đã cho thấy nước CHDCND Lào được xếp thứ 159 (toàn bộ 175 quốc gia) trên thế giới về mức độ dễ - khó của hoạt động kinh doanh (Nguồn:Bộ kế hoạch và đầu tư, Báo cáo tổng kết về hoạt động kinh doanh, 2015). Mức độ dễ - khó trong hoạt

động kinh doanh được các quốc gia trên thế giới thống nhất theo mức độ từ dễ đến trung bình đến khó, nghĩa là càng nước nào xếp sau thì mức độ kinh doanh của nước đó càng khó. Mức độ khó dễ ở đây dựa trên những tiêu chí như thủ tục đầu tư, thủ tục cấp phép, môi trường kinh doanh, sức tiêu thụ, tình hình an ninh… Nước Lào đứng thứ 159/175, điều đó cho thấy hiện nay, nước CHDCND Lào có mơi trường kinh doanh rất phức tạp, đặc biệt là tỉnh Xiêng Khoảng. Việc xin giấy phép cho các hoạt động kinh doanh cịn có các thủ tục phức tạp và khơng cần thiết, có sự khác biệt giữa các quy trình làm thủ tục của cấp Trung ương và địa phương. Điều đó tạo ra sự khó khăn cho các doanh nghiệp, cần thiết phải thống nhất quy trình thủ tục cấp phép kinh doanh, nghĩa là cấp Trung ương chỉ thống nhất quản lý cịn cấp địa phương thì thực hiện việc cấp phép, những doanh nghiệp nhỏ thì có thể xin cấp phép ở cấp huyện, cịn những doanh nghiệp lớn có thể xin cấp phép ở cấp tỉnh.

Tăng cường khả năng cạnh tranh

Đa số DNNVV của Lào có khả năng cạnh tranh khá thấp ngay cả thị trường trong và ngồi nước. Có thể thấy, số lượng các doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường Lào ngày càng lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp của Trung Quốc và Việt Nam. Việc thực hiện tự do hóa thương mại năm 2008, tham gia tự do hóa thương mại ASEAN và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) của Lào đã kéo theo nhiều thách thức đến với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Lào. Với những hạn chế về khoa học kĩ thuật và trình độ nhân lực, Lào khó có thể cạnh tranh ở thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, ngay ở thị trường trong nước, các doanh nghiệp của Lào, nhất là DNNVV tại các tỉnh miền núi như tỉnh Xiêng Khoảng cũng không hề dễ dàng để chiếm được lĩnh vực thị trường.

Chính phủ Lào đã nhận thấy sự cạnh tranh là tiền đề để phát triển, là điều kiện cơ bản ảnh hướng đến sự thành công trong hoạt động kinh doanh. Sắc lệnh số 42/TTG, trong đó Điều 6 quy định rằng: “Chỉnh phủ khuyến khích tăng cường khả

năng cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc đào tạo và bồi dưỡng người trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh...”. Chính sách trên đã có những

quy định cụ thể công việc mà các tổ chức, cá nhân cần làm để tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước như : Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, liên kết hợp tác cùng phát triển...

Mở rộng thị trường trong và ngồi nước

Đa số các cơng ty của Lào thường gặp rất nhiều khó khăn khi tiến hành thâm nhập thị trường trong và ngoài nước, một mặt do các doanh nghiệp của Lào cịn chưa có nhiều kinh nghiệm, mặt khác do một số sản phẩm đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp như lúa gạo, ngô, sắn, ... vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính như EU, Mỹ.

Thị trường dịch vụ của Lào khi thâm nhập vào thị trường nước ngoài cũng đặt ra một thách thức lớn như dịch vụ du lịch, dịch vụ vận chuyển. Tuy nhiên qua nghiên cứu này cũng thấy được nhóm mặt hàng thuận lợi như dệt may với nguyên liệu và giá thành nhân cơng rẻ nên tạo ra tính cạnh tranh khi xâm nhập vào thị trường nước ngoài.

Nhận thấy vấn đề này, Chính phủ đã đưa ra chính sách: “Mở rộng thị trường trong và ngoài nước” sắc Lệnh số 42/TTG; Điều 7: Bộ Công thương chủ trương cung cấp thơng tin về thị trường hoặc tìm kiếm thị trường, hoạt động kinh doanh hàng hóa của Lào và tham gia các tổ chức triển lãm trong và ngoài nước và tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. .

Cải thiện việc tiếp cận vốn

Tiếp cận nguồn vốn hiện đang là vấn đề đối với các DNNVV của Lào do hệ thống ngân hàng tại Lào còn chưa phát triển. Tỷ lệ cấp tín dụng là 7,3%, trong đó lĩnh vực tư nhân là 5,8% và quốc doanh là 1,5%. Con số này còn rất thấp nếu so với các nước láng giềng như Thái Lan, Việt Nam. Điều đó cho biết cần phải phát triển

hệ thống ngân hàng thương mại trong nghiệp vụ cấp tín dụng. Thơng qua đó sẽ thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển theo.

Có một số vấn đề các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay gặp phải là: Không biết chuẩn bị hồ sơ trước khi vay vốn; không biết cách làm báo cáo tài chính và kế hoạch kinh doanh; khơng vay được vì khơng có tài sản thế chấp do ngân hàng khơng chấp nhận các loại tài sản ngoại trừ bất động sản. Các ngân hàng cũng không muốn doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vì mức độ rủi ro cao khó có thể kiểm sốt được hoạt động tài chính của doanh nghiệp, tài sản thế chấp cịn hạn chế. Cùng với đó, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tới làm thủ tục vay vốn đều có hồ sơ chưa hợp lệ. Vì vậy, ngân hàng phải làm lại hết các giấy tờ đúng theo thủ tục dẫn đến cho phát sinh ra nhiều chi phí.

Xác định rõ vốn là điều kiện quyết định tính khả thi của sự đầu tư và hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn để đầu tư và kinh doanh phải đủ lớn và đáng tin cậy, dễ có thể tiếp cận nguồn vốn mới có thể giúp các doanh nghiệp mở rộng và phát triển. Vì vậy, Ngân hàng Trung ương Lào đã chủ trương cải thiện và đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, đồng thời mở rộng mạng lưới (phạm vi) cung cấp dịch vụ của ngành ngân hàng nhằm tạo cơ hội cho các nhà đầu tư dễ hơn trong việc vay vốn như tạo điều kiện về mặt thủ tục, điều kiện vay vốn, thời hạn vay và lãi suất vay. Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương đã cải thiện khung pháp luật phù hợp với thực tế và là cơ sở đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư khi vay vốn. Muốn ngân hàng có thể quản lý rủi ro đối với việc cấp tín dụng, Chính phủ đã có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng động sản và bất động sản để bảo lãnh cho việc cấp tín dụng. Trong Điều 08 của sắc Lệnh số 42/TTG có quy định rằng: cải thiện việc cấp tín dụng, Bộ Tài Chính và Ngân hàng Trung ương là bộ phận cấp tín dụng và cung ứng vốn. Áp dụng hệ thống bảo lãnh ngân hàng hoặc lập nên ngân hàng xúc tiến doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm đảm bảo cho việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để có thể hoạt động kinh doanh thường xuyên đúng theo kế hoạch. Mơ hình bảo lãnh ngân hàng và ngân hàng xúc tiến DNNVV đã được áp dụng và thu được những kết quả nhất định, nguồn vốn cấp cho các DNNVV đồng đều hơn, các DNNVV có ý định thành lập nhưng thiếu vốn được sự trợ giúp từ phía

các ngân hàng... Từ đó cho thấy việc thay đổi khung pháp lý là hồn tồn phù hợp góp phần nâng đỡ cho DNNVV.

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các Hiệp hội kinh doanh:

Hiệp hội kinh doanh (Business Membership Organizations, BMOs) đã xuất hiện năm 1989 khi Hội đồng Thương mại và công nghiệp Lào được thành lập. Sau đó, xuất hiện hơn 20 đơn vị tổ chức hoạt động kinh doanh về các ngành khác nhau dưới quyền kiểm soát của Hội đồng Thương mại và Cơng nghiệp Lào. Ngồi ra, cịn có Tập đồn Kinh doanh dưới quyền kiểm sốt của các tổ chức tư nhân ví dụ: Tập đồn Nữ doanh nhân và Tập đoàn Nam doanh nhân. Các tổ chức hoạt động kinh doanh được thành lập tại các tỉnh có mức độ phát triển kinh tế cao. Các tổ chức này hoạt động dựa theo thông tư số 125/TTG, ngày 24/07/2013 về việc tổ chức và hoạt động của Hội đồng thương mại và công nghiệp Lào. Hiệp hội kinh doanh được thành lập với vai trò tương trợ, hướng dẫn và gắn kết các doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp cùng ngành nghề có thể học hỏi kinh nghiệm của nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển tạo ra môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh lành mạnh và ổn định.

Có nhiều điểm khác nhau trong các đơn vị tổ chức hoạt động kinh doanh như: cách tổ chức, cách quản lý, cách cung ứng dịch vụ và cách hoạt động. Có một số tổ chức hoạt động theo có kế hoạch và quy chế. Ngược lại, có một số tổ chức lại hoạt động rất chuyên nghiệp, có cơ chế quản lý đầy đủ, có văn phịng và nhân viên có học vị cao.

Bên cạnh đó, nhiều tổ chức của Chính phủ đang ban hành chính sách về thành lập các tập đồn doanh nghiệp và đa số là cấp địa phương. Ví dụ: Tập đồn doanh nghiệp vận chuyển khách hàng và hàng hóa ( thuộc Sở Giao thơng và Vận tải ), tập đồn về khách sạn, nhà nghỉ và quán ăn ( thuộc Sở Văn hóa và Du lịch ) và tập đồn sản xuất nước khoáng tinh chất (thuộc Sở Y tế).

Điều 08 của Sắc lệnh số 42/TTG, ngày 20/04/2004 đã quy định: “Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các tổ chức hoạt động kinh

doanh” và “Cấp Trung ương nghiên cứu và tạo khung pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi chọ các đơn vị, tổ chức hoạt động kinh doanh, khuyến khích việc thành lập nhóm, tập đồn kinh doanh, giúp đỡ các tổ chức này phát triển và lớn mạnh”. Tổ chức hoạt động kinh doanh giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Các tổ chức này nhiều khi được giao nhiệm vụ quan trọng như làm đại diện cho Chính phủ hoặc lĩnh vực tư nhân tại các cuộc đàm phán về môi trường kinh doanh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững cho xã hội và mơi trường. Các tổ chức này cịn có thể thúc dục thành viên cùng nhau thực hiện đúng theo luật pháp và các điều kiện trong mơi trường kinh doanh nhằm tạo sự cơng bằng, bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế. Thơng thường doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động kinh doanh độc lập ( không tập thể ), khơng thể chia sẻ ý kiến để Chính phủ biết rõ hơn tình hình thực tế trong lĩnh vực kinh doanh. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa nếu hoạt động một cách tập trung thì các tổ chức hoạt động kinh tế sẽ dễ có thể giúp đỡ và cung ứng các dịch vụ phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là việc cung cấp thông tin về thị trường và kỹ năng chuyên môn trong quản lý.

Mở rộng tầm nhìn và uy tín của doanh nhân trong xã hội:

Hiện nay, xã hội Lào còn chưa coi trọng và ý thức được tầm quan trọng của các doanh nhân. Vì vậy, hầu như sinh viên tốt nghiệp đều đi kiếm việc làm tại các văn phòng thuộc cơ quan Nhà nước hoặc tại các doanh nghiệp nào đó, ít người lựa chọn phương án khởi nghiệp để trở thành doanh nhân. Theo dự báo của Bộ Lao động Lào, mỗi năm có thêm 100.000 lao động tại thị trường lao động. Trong 10 năm tới, số lượng công việc sẽ hạn chế dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp cao hơn. Đồng thời, tỉ lệ sinh viên đi làm thêm nhiều cũng tạo ra một áp lực về việc làm trong xã hội. Như vậy, có thể thấy, việc khởi nghiệp, trở thành một doanh nhân để có thể mang tới cơ hội việc làm cho các lao động khác là một công việc đầy vinh quang và xứng đáng nhận được sự ghi nhận của xã hội. Chính vì thế, Chính phủ chủ trương thúc đẩy văn hóa kinh doanh trong nước thơng qua chính sách “Mở rộng tầm nhìn và uy tín của doanh nhân trong xã hội” trong Điều 10 của thơng tư số 42/TTG có quy định rằng: "Bộ Giáo dục và Thể thao kết hợp với Bộ Văn hóa và Du lịch in ẩn, phát hành các tài liệu học tập về quản trị doanh nghiệp, về khởi nghiệp hay các tài liệu đề cao

vai trị và đặc tính của doanh nghiệp, doanh nhân trong xã hội ”. Chính sách này

hướng tới việc thay đổi cách nhìn và suy nghĩ chưa đúng của đại đa số người dân đối với tầm quan trọng của doanh nhân, doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa tại TỈNH XIÊNG KHOẢNG, nước CỘNG hòa dân CHỦ NHÂN dân lào (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)